Cà chua giàu vitamin A, C, K, B6, kali folate, thiamin, magie, niacin, đồng và phốt pho. Những chất này đều rất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc nấu chín cùng các thực phẩm khác. Nhưng bạn nên lưu ý cà chua kỵ gì để chế biến những món ăn chất lượng nhất nhé. Dưới đây là một số thông tin về cà chua sẽ giúp ích cho bạn.
Lợi ích của cà chua
Cà chua là nhóm rau củ quả được khuyến khích bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Trước khi tìm hiểu cà chua kỵ gì, bạn có thể tham khảo một số công dụng của nguyên liệu này nhé.
1. Cải thiện thị lực
Cà chua cung cấp một lượng lớn vitamin A và C cho cơ thể. Vì vậy, cà chua giúp mắt bạn sáng khỏe và ngăn ngừa bệnh quáng gà. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng vitamin A dồi dào trong cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
2. Phòng chống ung thư
Cà chua chứa các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin. Những chất này giúp cơ thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt.
Bên cạnh đó, cà chua cũng góp phần giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản và ung thư buồng trứng.
>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE
3. Làm sáng da
Nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao mà cà chua có thể bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Ăn cà chua thường xuyên giúp da bạn ít nhạy cảm với tia cực tím. Từ đó, da trở nên căng bóng, hạn chế nếp nhăn. Bên cạnh đó, mặt nạ cà chua có thể cải thiện tình trạng da thô ráp, lỗ chân lông to.
4. Giảm lượng đường trong máu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các chất oxy hóa trong cà chua giúp bảo vệ thành mạch và thận. Thêm vào đó, cà chua chứa rất ít carbohydrate và chứa nhiều chất xơ, giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
5. Hỗ trợ chữa các bệnh mãn tính
Nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm các cơn đau mãn tính. Cà chua rất tốt cho những người bị tim mạch và Alzheimer.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
6. Giúp đẹp tóc
Các vitamin và sắt có trong cà chua giúp mái tóc của bạn bóng mượt, đầy sức sống. Hơn nữa, tính axit trong cà chua có thể cân bằng độ pH trong tóc. Dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc sau khi gội đầu có thể trị gàu. Lưu ý, bạn không nên sử dụng cách này thường xuyên vì sẽ gây khô tóc.
7. Giúp giảm cân
Thêm cà chua vào thực đơn ăn hàng ngày giúp tăng lượng chất xơ, hạn chế chất béo và cholesterol. Từ đó, việc giảm cân của bạn sẽ hiệu quả hơn. Cà chua ăn sống cùng xà lách hoặc hầm cùng thịt là những gợi ý hay cho bạn.
8. Giúp bạn ngủ ngon
Nếu bạn hay bị khó ngủ, hãy ăn cà chua thường xuyên hơn. Nguồn vitamin C và lycopene dồi dào trong cà chua sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
9. Giúp xương chắc khỏe
Cà chua chứa vitamin K cùng canxi. Đây là những chất rất tốt cho sự phát triển xương và chống loãng xương.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
Cà chua kỵ gì?
Cà chua kỵ với thực phẩm gì là thắc mắc của nhiều người. Dưới đây là những thực phẩm không nên nấu cùng với cà chua.
1. Cà chua kỵ nấu với gì? Cà chua kỵ gan lợn
Đồng và sắt trong gan lợn sẽ làm oxy hóa lượng vitamin C có trong cà chua. Từ đó tạo thành axit dehydroascorbic và làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn. Để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng của gan lợn và cà chua, bạn không nên kết hợp hai thực phẩm này với nhau.
2. Cà chua kỵ ăn chung với gì? Cà chua kỵ dưa chuột
Nhiều bạn thường ăn chung cà chua và dưa chuột trong các món gỏi hoặc salad. Tuy nhiên, sự kết hợp này lại không tốt. Dưa chuột chứa enzyme catabolic làm giảm đi lượng vitamin C trong cà chua. Từ đó, món ăn của bạn sẽ giảm giá trị dinh dưỡng.
3. Cà chua kỵ với món gì? Cà chua kỵ cá
Cá sốt cà, cá kho cà, canh cá cà chua… là những món ăn quen thuộc với nhiều gia đình. Thực tế, bạn nên hạn chế ăn cà chua với cá. Khi ăn hai thực phẩm này cùng nhau, vitamin C trong cà chua sẽ làm giải phóng đồng trong cá.
Như vậy, món ăn của bạn sẽ mất dinh dưỡng và còn có thể tạo ra axit tannic. Loại axit này sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, đau bụng, nôn mửa.
>>> Đọc thêm: CÁ CHÉP KỴ GÌ? 8 THỨ KỴ VÀ 3 MÓN ĂN HẤP DẪN VỚI CÁ CHÉP
4. Cà chua kỵ ăn với gì? Cà chua kỵ khoai tây
Khoai tây sinh ra một lượng lớn axit clohidric khi vào dạ dày. Cà chua gặp axit này sẽ tạo thành một chất kết tủa không tan. Để tránh tình trạng khó tiêu, bạn không nên ăn cà chua và khoai tây cùng nhau. Tìm hiểu Khoai tây kỵ gì?
5. Cà chua kỵ quả gì? Cà chua kỵ cà rốt
Cà rốt chứa một loại enzyme có thể phá hủy vitamin C có trong cà chua. Từ đó, món ăn của bạn sẽ mất dinh dưỡng.
>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ
6. Cà chua kỵ gì? Cà chua kỵ với khoai lang
Cà chua kỵ với rau gì thường được mọi người quan tâm. Ngoài những thực phẩm nên trên, cà chua còn kỵ với khoai lang. Cà chua ăn cùng khoai lang sẽ làm bạn bị chướng bụng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc canh trứng cà chua kỵ gì? Ăn trứng cùng cà chua không gây ra tác hại. Khi ăn canh trứng cà chua, bạn cũng lưu ý không ăn cùng các món ăn trong danh sách cà chua kỵ gì là được.
>>> Đọc thêm: KHOAI LANG KỴ GÌ? TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN HẠN CHẾ ĂN KHOAI LANG?
Những người không nên ăn nhiều cà chua
Bạn đã biết cà chua kỵ gì để có cách kết hợp thực phẩm phù hợp. Cà chua rất tốt cho sức khỏe nhưng một số người ăn cà chua sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Dưới đây là một số đối tượng nên hạn chế ăn cà chua:
1. Người bị đau dạ dày
Cà chua có vị chua và dễ gây ợ nóng. Vì vậy, những người gặp vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế ăn cà chua.
2. Người bị đau khớp
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp. Trong cà chua có chất kiềm gọi là solanine. Chất này tích tụ canxi trong các mô. Khi lượng canxi tích tụ quá nhiều sẽ dễ dẫn đến viêm và sưng khớp.
3. Cà chua kỵ gì? Người bị bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn là các bệnh sinh ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, mất khả năng phòng vệ. Các bệnh tự miễn thường gặp như ban đỏ, vảy nến, viêm khớp, đái tháo đường tuýp 1, đa xơ cứng.
Chất alcaloid có trong cà chua có thể làm tình trạng viêm của cơ thể nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, điều này ảnh hưởng lớn đến những người mắc các bệnh tự miễn. Vì thế, bạn nên loại bỏ cà chua ra khỏi thực đơn nếu mắc hội chứng này.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
4. Người bị bệnh thận
Cà chua vừa gây tích tụ canxi trong cơ thể và vừa chứa lượng lớn oxalate. Chất oxalate sẽ dễ gây sỏi thận khi bạn ăn cà chua quá nhiều. Bên cạnh đó, kali trong cà chua cũng làm suy giảm chức năng thận. Vì vậy, nếu bị các bệnh về thận, bạn hãy chú ý khi ăn cà chua.
5. Người hay bị dị ứng
Nếu thuộc tuýp người dễ bị dị ứng, bạn hãy tìm hiểu cà chua kỵ gì để biết cách kết hợp khi nấu ăn hàng ngày. Trong cà chua có hợp chất histamin. Chất này có thể gây dị ứng ở một số người. Các triệu chứng dị ứng thường gặp như phát ban, sưng lưỡi.
6. Người bị hội chứng ruột kích thích
Bạn sẽ dễ bị tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi hoặc táo bón nếu ăn cà chua khi đang bị hội chứng ruột kích thích.
7. Người bị các vấn đề về tiết niệu
Cà chua có nhiều axit nên sẽ làm kích thích bàng quang. Bạn nên hạn chế ăn cà chua nếu đang gặp các vấn đề về tiết niệu.
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Lưu ý khi ăn cà chua
• Bạn không nên ăn cà chua khi đói vì sẽ dễ gây ra các vấn đề về dạ dày.
• Bạn không nên ăn nhiều hạt cà chua. Hạt cà chua có thể khiến bạn bị viêm ruột thừa.
• Bạn nên tránh sử dụng nồi, chảo làm bằng nhôm hoặc gang để chế biến cà chua.
• Lưu ý không nên dùng cà chua đã được nấu chín kỹ để trong thời gian dài.
• nên lựa cà chua đã chín đỏ, mềm để ăn. Tránh ăn cà chua chưa chín.
• Bạn cần ăn cà chua với lượng vừa đủ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn từ 1-2 quả cà chua (loại cỡ vừa) mỗi ngày hoặc không quá 7 quả cà chua bi một ngày.
Biết được cà chua kỵ gì sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những tác hại mà loại quả này mang lại. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn