Cà phê kỵ với gì? 5 món ăn và 9 nhóm người nên hạn chế

Cà phê kỵ với gì? 5 món ăn và 9 nhóm người nên hạn chế
Bạn đang xem: Cà phê kỵ với gì? 5 món ăn và 9 nhóm người nên hạn chế tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Nhiều người yêu thích cà phê đến nỗi mỗi ngày đều phải uống, nếu không sẽ thấy khó chịu, không tỉnh táo. Đây được xem là một trong những thức uống phổ biến trên toàn thế giới. Nếu thuộc team nghiện cà phê, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé. Harper’s Bazaar Vietnam sẽ tiết lộ cho bạn thông tin cà phê kỵ với gì.

Cà phê kỵ với nhóm người nào?

Cà phê là thức uống có vị đắng đặc trưng, mùi thơm nồng. Nhiều người không uống được vị đắng của cà phê nhưng lại thích mùi thơm từ món nước này. Cà phê kỵ với gì? Nếu thường xuyên uống cà phê, bạn hãy kiểm tra xem mình có thuộc một trong những nhóm người sau không nhé.

1. Người bị bệnh tim mạch

Người bị bệnh tim mạch

Có nhiều kết luận được đưa ra về sự liên quan giữa cà phê và bệnh tim mạch. Có ý kiến cho rằng, uống cà phê giúp tăng huyết áp, giảm nguy cơ tim mạch. Cũng có thông tin cho rằng, người bị bệnh tim không nên uống cà phê. Theo ông Kistler, giáo sư y khoa tại Đại học Melbourne và Đại học Monash, chuyên gia hàng đầu về rối loạn nhịp tim, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy uống cà phê có tác dụng trung tính, nghĩa là không gây hại hoặc có liên quan đến lợi ích đối với sức khỏe tim mạch”.

Như vậy, người bị bệnh tim mạch thỉnh thoảng uống 1 ly cà phê cũng không sao. Tác hại của cà phê chỉ xảy ra khi bạn uống quá nhiều và đậm đặc. Cà phê khiến huyết áp tăng, tim đập nhanh. Triệu chứng này có thể khiến những người đang bị bệnh tim thêm lo lắng. Vì vậy, nếu đang gặp vấn đề với tim mạch, bạn nên dùng cà phê với liều lượng phù hợp.

2. Cà phê kỵ với gì? Phụ nữ lớn tuổi

Phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt sau thời kỳ mãn kinh, là nhóm người cần bổ sung canxi. Trong khi đó, cà phê được cho là có khả năng làm giảm canxi. Từ đó, việc uống cà phê quá nhiều có thể gây loãng xương.

Giải thích thêm về mối liên quan giữa cà phê và bệnh loãng xương. Theo nghiên cứu, chất caffeine trong cà phê có khả năng ngăn cản sự hấp thụ canxi. Nói cách khác, khi bạn uống nhiều cà phê, canxi sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, kết quả này chỉ xảy ra khi bạn tiêu thụ một lượng caffeine cao.

Một nghiên cứu năm 2022 đã kết luận: tiêu thụ 800mg caffeine trong 9 giờ sẽ làm tăng 77% lượng canxi đào thải trong nước tiểu. 800mg caffeine tương đương khoảng 8 tách cà phê.

>>> Đọc thêm: Uống cà phê mỗi ngày có tốt không? Có gây hại gì không?

3. Người thiếu vitamin B1

Người thiếu vitamin B1

Theo nghiên cứu, thức uống chứa cồn hay caffeine có khả năng đào thải vitamin B1 ra khỏi cơ thể. Lời khuyên là nếu đang bổ sung vitamin B1, bạn nên uống ít cà phê thôi nhé.

4. Người bị bệnh dạ dày

Caffeine trong cà phê có thể kích thích dạ dày, khiến dạ dày phải tiết ra nhiều axit. Đặc biệt, nếu bị bệnh dạ dày, bạn nên hạn chế uống cà phê lúc đói. Việc này sẽ khiến tình trạng đau dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Cà phê kỵ với gì? Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ, nên hạn chế uống cà phê. Điều này đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ở giai đoạn giữa thai kỳ, bạn có thể uống một cốc nhỏ mỗi khi thèm. Phụ nữ mang thai uống quá nhiều cà phê sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Caffeine có thể đào thải nước và canxi. Bên cạnh đó, cà phê còn kích thích thần kinh, làm tăng nhịp tim, gây khó ngủ, bồn chồn. Đây là những tác dụng phụ không tốt cho phụ nữ mang thai.

>>> Đọc thêm: 10 tác hại của cà phê bạn nên biết nếu không muốn nguy hiểm

6. Phụ nữ cho con bú

Cà phê kỵ với gì? 5 món ăn và 9 nhóm người nên hạn chế

Mẹ đang cho con bú có thể uống cà phê nhưng không nên lạm dụng. Một lượng nhỏ cà phê sẽ bài tiết qua sữa mẹ. Điều này có thể khiến em bé khó chịu, kích động, khó ngủ. Theo khuyến cáo, phụ nữ cho con bú không nên uống quá 2 tách cà phê mỗi ngày.

7. Người bị hội chứng bị ruột kích thích (IBS)

Caffeine trong cà phê có thể làm tăng nhu động ruột, khiến ruột bị kích thích, gây tiêu chảy. Nếu bị hội chứng bị ruột kích thích (IBS), bạn nên tránh xa những món chứa caffeine.

8. Người bị mất ngủ

Caffeine có tác dụng kích thích thần kinh, giữ cho bạn tỉnh táo và nhiều năng lượng để hoạt động. Đặc tính này đi kèm với tác dụng phụ là gây mất ngủ. Nếu thuộc nhóm người khó ngủ, bạn không nên uống cà phê vào buổi chiều tối.

9. Trẻ em dưới 12 tuổi

Trẻ nhỏ uống nhiều cà phê có thể bị kích thích quá độ, tăng cảm giác lo lắng, thiếu tập trung, đau bụng. Tốt nhất, với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, bạn không nên cho con uống cà phê.

>>> Đọc thêm: Mít kỵ với gì? 14 món kỵ & những người không nên ăn

Cà phê kỵ với gì?

Cà phê có kỵ với gì không hay cà phê sữa kỵ với gì? Để giảm các tác hại khi uống cà phê, bạn nên tránh kết hợp cà phê với các món sau:

1. Cà phê kỵ với cái gì? Món chứa nhiều canxi

Caffeine có thể ngăn cản sự hấp thụ canxi vào cơ thể. Uống quá nhiều cà phê có khả năng khiến cơ thể đào thải canxi qua đường nước tiểu. Tác động này có thể không ảnh hưởng đến những người có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, nếu thuộc nhóm thiếu hụt canxi, bạn nên lưu ý đến sự tương tác này nhé.

Một số thực phẩm nhiều canxi có thể kể đến như sữa, phô mai, hải sản.

2. Món ăn chứa vitamin D

Ngoài canxi, vitamin D cũng là chất có thể bị đào thải bởi caffeine. Món ăn chứa nhiều vitamin D như cá nhiều dầu, trứng, nấm, sữa, hải sản có vỏ, gan bò. Sau khi ăn những món này, bạn nên đợi ít nhất 1 giờ rồi mới uống cà phê nhé.

>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa

3. Uống cà phê kỵ với gì? Rượu

Uống cà phê kỵ với gì? Rượu

Rượu và cà phê đều là đồ uống chứa chất kích thích. Nếu kết hợp cùng nhau, hai món này sẽ khiến thần kinh hưng phấn quá mức. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức cũng như chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, mùi vị của hai món uống này cũng không phù hợp để uống cùng nhau.

4. Cà phê kỵ với gì? Chocolate

Chocolate và cà phê đều chứa caffeine. Uống cà phê cùng chocolate làm tăng lượng caffeine nạp vào cơ thể. Bạn nên uống hai món này cách nhau để không bị ảnh hưởng quá nhiều.

5. Thức ăn chiên rán

Nhiều người thích ăn khoai tây chiên hay những món ăn chiên rán và uống kèm cà phê. Đồ chiên thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh và nhiều cholesterol. Trong khi đó, cà phê chứa cafestol và kahweol. Hai chất này được cho là có khả năng làm tăng cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, cà phê và các món chiên rán là sự kết hợp không tốt cho sức khỏe.

>>> Đọc thêm: Gừng kỵ với gì? 4 thực phẩm và 6 đối tượng đại kỵ với gừng

Lưu ý khi uống cà phê

Lưu ý khi uống cà phê

Ảnh: Pixabay

Biết được cà phê kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý khi dùng thức uống phổ biến này.

1. Không uống cà phê quá nhiều

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không xếp caffeine vào nhóm các chất gây nghiện. Tuy nhiên, việc uống cà phê thường xuyên có thể dẫn đến sự phụ thuộc. Một khi đã quen với cà phê, bạn có xu hướng tăng lượng tiêu thụ hàng ngày. Nếu uống quá nhiều cà phê, bạn có thể bị căng thẳng, hồi hộp, cáu giận, thiếu tập trung, đau đầu, mất ngủ.

2. Không uống cà phê quá đặc

Cà phê quá đặc dễ khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng đột ngột, tay chân run. Đặc biệt, với những người mới uống cà phê, bạn chỉ nên thử một lượng nhỏ và uống thật loãng.

3. Không thêm nhiều chất tạo ngọt

Cà phê có vị đắng đặc trưng, khiến nhiều người thấy khó uống. Để khắc phục điều này, nhiều người thường cho thêm đường, sữa để tăng vị ngọt. Cách uống này sẽ làm giảm các công dụng có trong cà phê. Uống cà phê với quá nhiều đường khiến bạn tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì.

Cà phê kỵ với gì? Trên đây là 5 món ăn và 9 nhóm người “kỵ” với cà phê. Các tác hại của cà phê chỉ xảy đến khi bạn quá lạm dụng thức uống này. Nếu uống đúng cách, bạn hoàn toàn có thể nhâm nhi thức uống thơm ngon này mà không lo lắng.

>>> Đọc thêm: Cà rốt kỵ gì? Top 9 thực phẩm nấu cùng cà rốt dễ sản sinh độc tố

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar