Các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng kỹ thuật và một số lưu ý quan trọng

Bạn đang xem bài viết: Các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng kỹ thuật và một số lưu ý quan trọng tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tìm hiểu các bước rửa tay cho trẻ mầm non là việc quan trọng giúp ngăn ngừa sự tấn công của các mầm bệnh nguy hiểm cho trẻ em. Cùng tìm hiểu cách rửa tay bằng nước rửa tay khô cho trẻ mầm non, kỹ thuật rửa đúng.

1Vi khuẩn lây lan qua đường nào?

Trước khi tìm hiểu về các bước rửa tay cho trẻ mầm non, việc nhận thức được vi khuẩn lây lan qua đường nào sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của hành động rửa tay đối với cả người lớn và trẻ nhỏ.

Một số vi khuẩn hoặc virus rất dễ lây lan từ người sang người. Ngoài ra vi khuẩn còn lây nhiễm do người bị mắc ở trong các trường hợp sau:

  • Chạm vào mắt, mũi và miệng với bàn tay chưa rửa
  • Chuẩn bị thực phẩm hoặc ăn uống sau khi chạm vào vật bị bị nhiễm khuẩn
  • Chạm trực tiếp vào các bề mặt hoặc đồ vật có vi khuẩn trú ngụ trên đó
  • Hỉ mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay và sau đó chạm tay lên người khác hoặc các bề mặt của đồ vật
  • Chỉ cần mẹ hoặc trẻ tiếp xúc với bề mặt hoặc tay người chứa vi khuẩn, virus sau đó không rửa tay mà lại chạm vào mắt, mũi và miệng thì có thể nhiễm bệnh một cách nhanh chóng. Điều này đã giải thích vì sao mà các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị mẹ nên dạy bé các bước rửa tay cho trẻ mầm non.

2Yêu cầu trẻ rửa tay khi nào?

Thông qua việc nhận biết các trẻ đường lây lan của vi khuẩn và virus, mẹ nên yêu cầu và nhắc nhở trẻ rửa tay ở các thời điểm như:

Trước khi ăn, chạm vào miệng, mắt hoặc mũi, chạm vào vết cắt hoặc vết xước và sau khi đi vệ sinh, chơi với thú cưng hoặc một số động vật khác, chạm vào đồ ăn hay vật dụng của thú cưng hoặc vừa mới chăm sóc chúng, vui chơi ngoài trời, tiếp xúc hoặc ở gần người bị ốm, chạm vào hoặc tiếp xúc với rác thải.

Có thể bạn quan tâm: Gan bị mẫn cảm có ăn bơ được không?

3Các bước rửa tay cho trẻ mầm non

Dạy các bước rửa tay cho trẻ mầm non là việc rất quan trọng để giúp trẻ duy trì thói quen lành mạnh này về lâu dài. Về cơ bản, mẹ nên ưu tiên việc cho trẻ rửa tay với xà phòng và nước hơn là dùng các loại dung dịch rửa tay khô hoặc dùng khăn giấy ướt để lau tay.

Sau đây là các hướng dẫn chi tiết về các bước rửa tay cho trẻ mầm non. Mẹ và bé có thể thực hiện cùng nhau để việc dạy kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non trở nên vui vẻ hơn:

  • Bước 1: Làm ướt tay với nước sạch, nước ấm hoặc lạnh sau đó tắt vòi nước và thoa xà phòng lên tay.
  • Bước 2: Xoa hai bàn tay với nhau để tạo bọt từ xà phòng. Nhớ tạo bọt và rửa kỹ mu bàn tay, kẽ ngón tay và dưới móng tay.
  • Bước 3: Mẹ và bé hãy cùng chà rửa tay trong ít nhất là 20 giây. Mẹ không nhất thiết phải bấm hẹn giờ vì có một phát hiện thú vị đó là thời gian rửa tay lý tưởng sẽ có độ dài bằng với việc hát 2 lần bài hát chúc mừng sinh nhật.
  • Bước 4: Rửa lại tay thật kỹ dưới vòi nước sạch sau đó tắt vòi nước.
  • Bước 5: Lau khô tay với khăn sạch hoặc có thể để hai tay khô tự nhiên.

Chuẩn bị

Mẹ cần chuẩn bị các thứ sau trước khi dạy kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non:

  • Một vòi nước và bồn nước sạch.
  • Xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Giấy lau tay hoặc khăn lau tay
Các bước rửa tay cho trẻ mầm non

Mẹ chuẩn bị dung dịch rửa tay khi thực hiện các bước rửa tay cho trẻ mầm non

Các bước rửa tay đúng kỹ thuật

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng kỹ thuật là phải rửa tay với xà phòng theo đúng quy trình dưới vòi nước sạch đang chảy và bao gồm 6 bước:

  • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, xịt xà phòng vào lòng bàn tay và chà 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo bọt.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và 4 kẽ của bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau và rửa các kẽ của ngón tay
  • Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại
  • Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
  • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại và rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay với khăn.

Ngoài ra, mẹ cần tuân thủ thời gian rửa tay ít nhất trong 30 giây. Với mỗi thao tác thuộc bước 2,3,4,5 nên được lặp lại tối thiểu 5 lần.

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non an toàn

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non an toàn

4Bí quyết tạo thói quen rửa tay cho trẻ

Rửa tay là hoạt động vệ sinh đơn giản nhưng với trẻ nhỏ ham chơi thì việc duy trì thói quen này hàng ngày có thể không dễ dàng. Nếu mẹ cũng đang băn khoăn làm sao để dạy các bước rửa tay cho trẻ mầm non hiệu quả và giúp trẻ duy trì thói quen này thì đừng bỏ qua những lời khuyên sau đây:

  • Mẹ nên làm gương cho bé: Ngoài việc dạy các bước rửa tay cho trẻ mầm non, chính mẹ cũng nên thực hành thói quen này thường xuyên để trẻ học hỏi. Mẹ có thể rửa tay cùng trẻ trước bữa ăn, sau khi làm việc hoặc chơi cùng trẻ để giúp trẻ ghi nhớ và hiểu rằng rửa tay là thói quen rất quan trọng để giúp trẻ khỏe mạnh.
  • Mẹ cần kiên nhẫn: Đối với trẻ nhỏ, việc duy trì thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách sẽ cần có thời gian vì vậy, mẹ cần kiên nhẫn và luôn hỗ trợ trẻ khi cần thiết.
  • Nhắc nhở trẻ thường xuyên: Trẻ nhỏ thường ham chơi và chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rửa tay hàng ngày. Do đó, trong thời gian đầu mẹ có thể sẽ phải kiểm tra sát sao và thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chạm vào vật nuôi để đảm bảo trẻ duy trì được thói quen vệ sinh lành mạnh.
Chi tiết các bước rửa tay cho trẻ mầm non

Chi tiết các bước rửa tay cho trẻ mầm non

56 Điều lưu ý khi rửa tay cho trẻ mầm non

  • Không nên rửa tay quá nhanh bởi trẻ mải chơi và ít chú tâm tới vấn đề lâu hay nhanh vì vậy mẹ cần lưu ý đảm bảo đúng thời gian rửa tay theo khuyến nghị.
  • Nên rửa tay sau khi đi vệ sinh, chạm vào nút thang máy, các bề mặt công cộng, khi điều trị vết thương, khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi, chạm vào động vật, rác thải, đất cát.
  • Nếu không thường xuyên rửa tay thì mẹ có thể để trẻ có thể sử dụng các chất khử trùng tay có hàm lượng cồn ít nhất là 60%.
  • Không chỉ rửa bề mặt mà còn cần lưu ý đến việc phải rửa các ngón tay, dưới móng tay và giữa các kẽ ngón tay thật kỹ.
  • Cần lau khô bàn tay sau khi rửa tay bởi bàn tay ẩm ướt chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tiếp tục ẩn nấp. Nên sử dụng khăn giấy khô để lau tay tốt hơn so với sử dụng máy sấy khô tay. Vì sử dụng máy sấy không đủ lâu sẽ không làm khô tay, nhưng nếu sử dụng quá lâu sẽ khiến da tay bị quá khô.
  • Vi khuẩn sống trong chất nhờn của xà phòng nên cần làm sạch bánh xà phòng trước khi sử dụng. Sau khi sử dụng, mẹ nên để xà phòng tại nơi khô ráo.

6Giải đáp một số thắc mắc

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải đáp một số thắc mắc xoay quanh các bước rửa tay cho trẻ mầm non:

Có cần dùng nước ấm để rửa tay không?

Câu trả lời là KHÔNG. Mẹ có thể dùng nước ở bất kỳ nhiệt độ nào để dạy các bước rửa tay cho trẻ mầm non. Nước lạnh và nước ấm đều có tác dụng diệt vi trùng và virus như nhau miễn là mẹ dùng với xà phòng.

Có cần lau khô tay bằng khăn không?

Vi trùng lây lan dễ dàng từ làn da ướt so với da khô, do vậy lau khô tay là một bước quan trọng. Khăn giấy hoặc khăn vải có tác dụng tốt nhất để loại bỏ vi trùng mà không làm lây lan sang các bề mặt khác.

Nên rửa tay bằng xà phòng hay nước rửa tay khô?

Nói chung, rửa tay bằng xà phòng và nước hay dung dịch rửa tay khô nếu dùng đúng cách sẽ có tác dụng diệt vi trùng và mầm bệnh. Khi ở bên ngoài, mẹ có thể cho bé dùng dung dịch rửa tay khô nhưng nó sẽ đắt hoặc khó mua khi tình trạng khẩn cấp xảy ra.

Ngoài ra, dung dịch rửa tay khô có cồn có thể diệt virus corona nhưng không diệt được tất cả các loại vi khuẩn và virus ví dụ như norovirus và rotavirus.

Nếu không có xà phòng thì phải làm sao?

Dùng nước có chứa clo hay dung dịch rửa tay có chứa ít nhất 60% cồn là hai cách tốt nhất nếu mẹ không có xà phòng và nước sạch. Nếu mẹ dùng nước xà phòng hay tro thì cần phải rửa tay ngay khi mẹ tìm được nơi rửa tay và tránh tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt.

7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ các thông tin cần thiết về các bước rửa tay cho trẻ mầm non sao cho hiệu quả. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng mẹ và bé sẽ hình thành được thói quen rửa tay đúng giúp bảo vệ sức khỏe. Lưu ý, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa.

Linh Linh tổng hợp

Nhật Quang đã kiểm duyệt

Xem thêm:

  • Chọn giờ cúng đầy tháng chỉ dựa vào 12 con giáp, đúng hay sai?
  • Biểu hiện nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh sau khi bấm lỗ tai
  • Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng kỹ thuật và một số lưu ý quan trọng của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *