Để chắc chắn rằng chiếc nón bảo hiểm của mình luôn hoạt động tốt và sử dụng lâu dài, bạn cần biết giữ gìn và bảo quản đúng cách. Bài viết dưới đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản nón bảo hiểm của mình luôn bền và đẹp nhé!
1Nón bảo hiểm có tuổi thọ bao lâu?
Thời gian, tuổi thọ sử dụng nón bảo hiểm tương đối lâu. Nếu một nón bảo hiểm được bảo vệ tốt, có thể sử dụng liên tục từ 3 – 5 năm mà không hề bị hư hao. Tuy nhiên, tuổi thọ của nón bảo hiểm cũng còn tùy thuộc khá nhiều vào loại nón và cấu tạo của chúng.
Với dòng nón bảo hiểm nửa đầu, nón có thiết kế nhỏ gọn, có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm có tuổi thọ tương đối thấp. Nếu được bảo vệ tốt, tuổi thọ dao động khoảng độ 3 năm.
Còn với dòng nón 3/4 đầu hoặc fullface, với thiết kế và cấu tạo khá chắc chắn là dòng nón chuyên dụng dùng để đi phươt, đi đường xa, nên khả năng bảo vệ đầu của sản phẩm này sẽ cao hơn hẳn các dòng nón nửa đầu. Do đo, tuổi thọ của dòng nón này có thể lên đến 4 – 5 năm.
2Cách bảo quản nón bảo hiểm đúng cách.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao
Nếu bạn để nón bảo hiểm tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, sẽ dễ khiến cho các lớp nhựa ở vỏ nón dễ bị thay đổi kết cấu, nón sẽ bị giòn, dễ vỡ.
Đặc biệt, keo nón khi tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng không còn khả năng kết dính, từ đó làm giảm chất lượng nón.
Tránh những va đập không cần thiết
Để đảm bảo được chất lượng và nâng cao độ bền cho nón bảo hiểm, bạn cần bảo quản nón cẩn thận, hạn chế các va đập không cần thiết như: rơi nón, va phải tường, cạnh bàn,…
Nếu nón chịu tác động va đập, phần bên trong nón bảo hiểm có thể sẽ bị hư hại dù nhìn bên ngoài mọi thứ vẫn rất chắc chắn. Điều đó có thể làm giảm khả năng chịu lực, và độ bền của nón cũng bị giảm.
Tránh xa sơn và các chất dung môi như xăng, dầu hỏa,…
Bạn nên để nón bảo hiểm tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn phun hoặc các loại hóa chất khác. Vì sơn phun và các chất dung môi có thể làm giảm độ bền, khả năng chống va chạm và khả năng bảo vệ của nón bảo hiểm cũng bị giảm nhanh chóng.
Tránh ngâm quá lâu trong nước
Việc ngâm nón bỏa hiểm trong nước quá lâu, có thể sẽ làm mất liên kết giữa các phân tử EPS,keo dán. Đồng thời, nón bảo hiểm khi thấm nước sẽ rất khó khô, dễ gây ra ẩm mốc, và các bệnh về da đầu như nấm da đầu, ngứa, gàu,…
3Vài mẹo nhỏ giúp mũ bảo hiểm được lâu dài
- Cẩn thận khi cầm nón bảo hiểm, không để bị rơi hoặc va chạm không cần thiết, như thế sẽ làm rạn nứt lớp xốp bên trong.
- Khi đi mưa về, hãy dùng khăn mềm lau khô mũ bảo hiểm và kính che mắt, sấy khô quai nón và lớp lót để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
- Không nên treo mũ trên tay lái dễ gay trầy xước hay làm hỏng quai mũ.
- Không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ.
- Nên vệ sinh nón thường xuyên (ít nhất 1 lần/tháng) bằng các chất tẩy nhẹ như nước rửa chén, dầu gội đầu,.. để mũ không bị bong tróc sơn mà vẫn đảm bảo sạch sẽ như mới.
- Nên cất giữ nón bảo hiểm ở nơi mát mẻ và khô ráo để tránh nấm mốc sinh sôi.
- Khi kính che mắt của nón bị bám bụi, hãy đặt một chiếc khăn (giấy hoặc vải mịn) ẩm lên kính trong năm hay mười phút. Nó sẽ lấy đi bụi bẩn mà không làm trầy xước “tấm chắn” mỏng manh, sau đó có thể dùng khăn mịn lau lại để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn.
- Tuyệt đối không đội mũi bảo hiểm khi tóc ướt vì khi đó, da đầu sẽ nhiều gàu, nhanh bị nấm.
Xem thêm
- 5 mẹo làm sạch phòng tắm nhanh chóng chỉ với vài phút
- 2 mẹo hay giúp máy giặt nhà bạn sấy khô quần áo nhanh hơn
- Mẹo xử lý nhựa trái cây, mủ trái cây nhanh chóng đơn giản
Bài biết trên hướng dẫn các cách để bảo quản nón bảo hiểm được bền lâu và đẹp, hy vọng sẽ là thông tin hữu ích cho bạn! Nếu có bất thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.