Bluetooth là kết nối không thể thiếu để có thể truyền dữ liệu và thông tin giữa nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại, loa, tai nghe,… với nhau. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu các chuẩn Bluetooth trên điện thoại phổ biến nhất hiện nay nhé!
1Tìm hiểu về kết nối Bluetooth
Bluetooth là gì?
Bluetooth là cổng kết nối chuẩn không dây trong một phạm vi nhất định, được trang bị trên những thiết bị điện tử và thiết bị thông minh. Bluetooth có tác dụng trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị với nhau mà không cần có sự hỗ trợ của dây cáp với nhau.
Sơ lược quá trình phát triển của Bluetooth
Bluetooth được phát triển đầu tiên bởi một kỹ sư điện tử Ericsson vào năm 1994. Tên của Bluetooth đầu tiên được đặt theo một vị vua của Đan Mạch, Harald Bluetooth. Đây là một vị vua vô cùng nổi tiếng trong khả năng giao tiếp với mọi người.
Bluetooth tiếp tục được nâng cấp, chuẩn hóa bởi tổ chức Special Interest Group (SIG). Đến ngày 20/05/1999, công nghệ Bluetooth được công bố rộng rãi và nhanh chóng trở nên phố biển trên thế giới.
Nguyên lý hoạt động
Khi thực hiện kết nối Bluetooth sẽ tự động tìm những thiết bị có tần số tương thích trong 79 băng tần (kênh), từ đó giúp hai thiết bị kết nối với nhau. Tuy nhiên, Bluetooth chỉ tập trung ở tần số 2.4 Ghz hay còn gọi là sóng Radio.
Để nâng cao sự ổn định trong quá trình truyền tải dữ liệu, các thiết bị sẽ phải thay đổi liên tục tần số Bluetooth trong quá trình sử dụng. Vì vậy, sóng Bluetooth sẽ không gây nhiễu hoặc làm ảnh hưởng đến các thiết bị kết nối khác.
Dựa vào tầm phủ sóng có thể chia Bluetooth thành 3 loại khác nhau như sau:
- Bluetooth loại 1: Tầm phủ sóng gần 100m với công suất hoạt động là 100mW.
- Bluetooth loại 2: Tầm phủ sóng khoảng gần 10m, công suất hoạt động là 2.5mW.
- Bluetooth loại 3: Tầm phủ sóng trong khoảng 5m, công suất hoạt động 1mW.
2Các chuẩn kết nối Bluetooth
Bluetooth 1.2: Phiên bản ổn định đầu tiên hỗ trợ truyền tải dữ liệu với tốc độ cao và âm thanh cơ bản.
Bluetooth 2.1: Tăng khả năng tương thích với nhiều thiết bị hơn, phát sóng mạnh hơn và tăng khả năng bảo mật khi dẫn thông tin qua Bluetooth.
Bluetooth 3.0: Tốc độ truyền dữ liệu được tăng lên 8 lần và tiết kiệm năng lượng hơn khi hoạt động.
Bluetooth 4.0: Tiết kiệm pin hơn nhiều lần so với các phiên bản trước. Hỗ trợ cho các thiết bị di động kết nối dễ dàng và nhanh chóng hơn, ít gặp tình trạng không kết nối được. Ngoài ra, việc giảm chi phí khi tích hợp Bluetooth xuống đã giúp cho Bluetooth xuất hiện rộng rãi hơn.
Bluetooth 4.1: Là bản cập nhật nhỏ từ Bluetooth 4.0, thêm tính năng tương thích và hoạt động cùng lúc với sóng 4G LTE.
Bluetooth 4.2: Cập nhật khả năng hỗ trợ các thiết bị gia dụng như đèn, quạt, máy giặt,…
Bluetooth 5.0: Có nhiều cải tiến mới nhưng chỉ tương thích với các thiết bị sử dụng chuẩn Bluetooth này. Bluetooth 5.0 có khả năng phủ sóng xa hơn gấp 4 lần, tốc độ truyền tăng gấp 2 lần và khả năng tiết kiệm năng lượng gấp 2.5 lần so với phiên bản trước.
Hiện tại chỉ có các dòng flagship cao cấp mới được hỗ trợ chuẩn Bluetooth 5.0, còn các dòng điện thoại khác vẫn phổ biến với 4.0 hoặc 4.2 hơn.
Bluetooth 5.1: Với tính năng nhằm nâng cấp khả năng điều hướng AoA (Angle of Arrival) và AoD (Angle of Departure) để xác định được vị trí chính xác các thiết bị. Ngoài ra, Bluetooth 5.1 còn hỗ trợ gọi kết nối không cần dữ liệu, đồng bộ, đơn giản và tiết kiệm.
Bluetooth 5.2: Được trình làng vào năm 2020 với khả năng giao thức thuộc tính được nâng cao (EATT) nhằm giảm được độ trễ và tăng khả năng mã hóa các kết nối. Bên cạnh đó còn có tính năng kiểm soát LEPC để kiểm soát sự ổn định và chất lượng tín hiệu.
3Các tính năng của Bluetooth
Công nghệ không dây Bluetooth được phát triển với những tính năng hiện đại, đa dạng đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Bluetooth cho phép giữa các thiết bị trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau. Chẳng hạn như khả năng kết nối giữa các điện thoại, máy tính, máy tính bảng, máy in hay tivi thậm chí là các thiết bị định vị GPS,…
Hỗ trợ giao tiếp và điều khiển giữa thiết bị di động và tai nghe không dây cũng như tai nghe Bluetooth.
Ngoài ra, Bluetooth còn là đường truyền kết nối không dây giữa các thiết bị kết nối đầu ra, đầu vào của máy tính như: Chuột không dây, bàn phím.
Bên cạnh đó, Bluetooth còn được ứng dụng trên điều khiển từ xa như một bộ điều khiển đồ chơi, điều khiển tivi, điều hòa,…
Sử dụng Bluetooth để kết nối mạng cho máy tính biến smartphone thành modem phát mạng thông qua Bluetooth.
4Một số cấu hình thông tin mà Bluetooth hỗ trợ
A2DP: Chuẩn kết nối không dây để truyền nhạc Stereo với chất lượng cao. Thông thường để nghe nhạc trên tai nghe Bluetooth thì tai nghe này cần phải hỗ trợ A2DP.
APT-X: là một bộ nén được sử dụng bởi A2DP. Do dung lượng truyền tải nhạc qua Bluetooth là rất lớn nên bài hát cần được nén lại trước khi gửi qua tai nghe. APT-X giúp nén âm thanh nhưng vẫn giữ chất lượng cao giúp bài hát nghe hay hơn mà không bị méo tiếng hay lẫn tạp âm trong quá trình nghe nhạc.
LE (Low energy) hay Bluetooth Smart: Đây là chuẩn tiết kiệm điện năng được sử dụng trong nhiều vòng đeo tay hay đồng hồ thông minh. Nó giúp cho việc kết nối của các thiết bị được diễn ra liên tục mà không tiêu tốn nhiều năng lượng.
EDR (Enhanced Data Rate): Tính năng này cho phép truyền tải dữ liệu nhanh hơn trên những thiết bị kết nối với nhau qua Bluetooth.
- Cách kết nối micro bluetooth với loa bluetooth, điện thoại, tivi
- Tư vấn mua loa bluetooth – Top 9 hãng loa bluetooth uy tín, chất lượng
- Cách reset tai nghe Bluetooth và khắc phục các lỗi thường gặp trên tai nghe Bluetooth
Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể nắm thêm một số thông tin về Bluetooth trước khi chọn mua sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu của mình nhé!