Bạn đang xem bài viết: Các cột mốc và sự phát triển của trẻ 6 tuần tuổi tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Khoảng 6 tuần tuổi, trẻ sẽ trải qua thêm một cột mốc tăng trưởng lớn, chúng sẽ có nhiều sự thay đổi về cân nặng, giấc ngủ và thói quen ăn uống hàng ngày. Để có thể hỗ trợ quá trình diễn ra thuận lợi và hiệu quả, bố mẹ cũng nên biết về các cột mốc và sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này.
Khi được 6 tuần tuổi, trẻ sẽ đạt được một số cột mốc thú vị. Sự phát triển nhanh của trẻ ở tuần này có thể sẽ khiến bạn thắc mắc nhiều thứ liên quan đến việc ăn, ngủ, sức khỏe và cách chăm sóc chúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những điều trên.
1Sự phát triển của trẻ 6 tuần tuổi
Ở tuần này, khả năng nhận thức của trẻ được cải thiện so với những tuần trước đó. Trẻ có thể quay về phía bạn một cách nhất quán hơn khi nghe thấy giọng nói của bạn, chúng cũng trở nên hòa đồng và giao tiếp xã hội nhiều hơn.
Trẻ 6 tuần tuổi sẽ trải qua một số cột mốc thú vị. Nguồn: Freepik
Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của trẻ 6 tuần tuổi cũng kéo theo một số khó khăn mà bạn phải đối mặt, chẳng hạn như: Trẻ cần bú thường xuyên hơn, trẻ có thể sẽ quấy khóc, đau bụng và khó ngủ vào ban đêm.
- Cân nặng: Tăng trung bình 0.5 – 1kg/tháng
- Chiều cao: Cao hơn khoảng 2.5cm/tháng
- Chu vi đầu: Tăng khoảng 1.25cm/thángMỗi trẻ sơ sinh sẽ có tốc độ phát triển khác nhau.
Điều quan trọng nhất là chúng đang phát triển theo đường cong tăng trưởng của riêng mình, khỏe mạnh và đang đạt được các mốc quan trọng.
Bài viết liên quan: Theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO – Biểu đồ tăng trưởng của trẻ 0 – 6 tháng tuổi
2Các mốc phát triển quan trọng của trẻ 6 tuần tuổi
Nụ cười đầu tiên
Với tất cả các hoạt động xã hội ngày càng tăng, bạn có thể sẽ chứng kiến một cột mốc rất thú vị trong giai đoạn này: Nụ cười đầu tiên của trẻ. Đúng vậy, trẻ sơ sinh có thể đã mỉm cười trong giấc ngủ một vài lần ở khoảng thời gian trước đó, nhưng trong tuần này, chúng có thể sẽ có nụ cười xã giao đầu tiên.
Trẻ 6 tuần tuổi có thể nở nụ cười xã giao đầu tiên. Nguồn: CSTY
Nụ cười xã giao đầu tiên thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi, vì vậy bạn không nên quá lo lắng nếu trẻ vẫn chưa thể mỉm cười. Hãy thử tạo ra những khuôn mặt ngộ nghĩnh hoặc những tiếng động vui nhộn để kích thích trẻ cười với bạn.
Cầm nắm đồ vật thành thạo hơn
Bên cạnh nụ cười đầu tiên, trẻ cũng ngày càng thành thạo hơn trong việc cầm nắm đồ vật trên tay. Trẻ vẫn sẽ làm rơi đồ vật sau một thời gian ngắn cầm nắm, nhưng bạn có thể thấy rằng chúng có thể cầm và giữ một cái lục lạc hoặc chùm chìa khóa đồ chơi lâu hơn trước đây.
Phân biệt nhiều màu sắc và âm thanh
Trẻ bắt đầu nhìn thấy màu sắc rõ ràng hơn, đồng thời chúng cũng có thể phân biệt nhiều âm thanh khác nhau và nhận ra giọng nói của bạn.
Trẻ 6 tuần tuổi bắt đầu có thể nhận biết rõ hơn về màu sắc và âm thanh. Nguồn: Freepik
Ở giai đoạn này, bạn nên thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc và hát cho trẻ nghe cho chúng tiếp xúc với các màu sắc và âm thanh khác nhau.
3Nuôi dưỡng trẻ 6 tuần tuổi
Tại thời điểm này, bạn có thể đã thiết lập thói quen cho con bú và bắt đầu hòa nhập với mọi thứ. Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này vẫn có nhu cầu bú thường xuyên, nhưng bạn có thể kéo dài khoảng cách giữa các lần bú nhiều hơn một chút so với khi chúng còn nhỏ. Ví dụ, trẻ sơ sinh có thể cần bú 2 – 3 giờ một lần, nhưng khi lớn hơn, chúng có thể bú 3 – 4 giờ một lần.
Tuy nhiên, mỗi trẻ sơ sinh đều có nhu cầu khác nhau, bạn nên cho trẻ bú theo nhu cầu để duy trì nguồn sữa của bạn và đảm bảo trẻ không bị đói.
Mẹ cần duy trì cho trẻ bú thường xuyên theo nhu cầu của từng trẻ. Nguồn: Rgj
Bài viết liên quan: Giúp các mẹ thoát khỏi những lo âu về việc không thể cho con bú
4Giấc ngủ cho trẻ 6 tuần tuổi
Trẻ 6 tuần tuổi vẫn đang ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày và chưa thể ngủ suốt đêm (mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường kéo dài 6 – 8 giờ trong vài tháng đầu đời).
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cần bú sữa mẹ ít nhất một lần trong đêm ở độ tuổi này, nhiều trẻ còn thức giấc để bú nhiều lần trong đêm.
5Hoạt động hàng ngày cho trẻ 6 tuần tuổi
Với kỹ năng mới hình thành của trẻ là mỉm cười và muốn tương tác nhiều hơn, bạn có thể bắt đầu cho trẻ tham gia vào một số hoạt động hàng ngày của bạn.
Bạn có thể đưa trẻ 6 tuần tuổi ra ngoài nhiều hơn để tăng tương tác xã hội cho trẻ. Nguồn: Jojomamanbebe
Ngoài việc ăn và ngủ, khi trẻ tỉnh táo bạn có thể đưa chúng ra ngoài đi dạo bằng xe đẩy, chơi đùa với chúng, cho chúng chơi một số đồ chơi trẻ em (màu sắc rực rỡ, có thể phát ra âm thanh khi bóp và có kích thước vừa phải) để luyện tập kỹ năng cầm nắm.
Bài viết liên quan: 7 trò chơi lý tưởng cho bé sơ sinh
6Sức khỏe của trẻ 6 tuần tuổi
Trẻ sẽ phải được đưa đi kiểm tra sức khỏe khi được 2 tháng tuổi, bạn có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay từ thời điểm này.
Trong lần khám sắp tới, trẻ sẽ được tiêm ngừa một hoặc một số loại vắc – xin. Nhìn chung, trẻ sơ sinh thường bị đau nhức tại chỗ tiêm và đôi khi bị sốt nhẹ, bạn có thể hỏi bác sĩ làm cách nào để xoa dịu trẻ sau khi chích ngừa. Thông thường, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau không kê đơn sau khi đã tham vấn về các lựa chọn và liều lượng với bác sĩ.
7Kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi
Bây giờ là thời điểm tốt để thử cho trẻ bú bình mỗi ngày một lần để trẻ làm quen. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu hút và trữ sữa để chuẩn bị cho việc trở lại làm việc.
Bố mẹ có thể hút – lưu trữ sữa và tập cho trẻ bú bình trong giai đoạn này. Nguồn: Freepik
Vậy nên hút sữa vào thời điểm nào trong ngày? Nhiều bậc phụ huynh chọn hút sữa vào buổi sáng – khi mẹ có xu hướng có nhiều sữa nhất. Dù bằng cách nào, hãy nhớ rằng nếu bạn hút đều đặn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ tạo ra đủ sữa để cho trẻ bú và để bạn có thể dự trữ sữa đó cho lần sau.
Sau khi hút sữa, bạn nên dán nhãn lên túi sữa với các thông tin về thể tích và ngày hút sữa để tiện bảo quản và sắp xếp thời gian sử dụng sữa hợp lý trong tương lai.
- Bí kíp giúp bạn nhận biết trẻ đã bú đủ sữa hay chưa
- Hướng dẫn cách quấn trẻ sơ sinh đơn giản giúp bé thoải mái
- 7 cách hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển thể chất ở trẻ em
8Kết luận
Ở giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy thiếu kiên nhẫn xen lẫn với những niềm vui mà bạn đang trải qua với con của mình. Bạn có thể tự hỏi khi nào con bạn sẽ ngủ yên suốt đêm, hết quấy khóc và ngừng đòi bú. Những lo lắng này là phổ biến và hoàn toàn hợp lý.
Việc chăm sóc một đứa trẻ 6 tuần tuổi không hề dễ dàng, bạn có thể cảm thấy kiệt sức vì sự phát triển vượt bậc và quấy khóc vào buổi tối của chúng. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang trải qua cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng cao độ, bạn có thể cân nhắc đi khám sàng lọc chứng trầm cảm sau sinh, vì các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện ở giai đoạn này.
Bên cạnh đó, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về sự lớn lên, nhu cầu bú hoặc sự phát triển của trẻ, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia.
Ngọc Nguyễn tổng hợp từ Verywell Family
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các cột mốc và sự phát triển của trẻ 6 tuần tuổi của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.