Các định dạng đuôi file hình ảnh phổ biến hiện nay

Các định dạng đuôi file hình ảnh phổ biến hiện nay

Có rất nhiều dạng đuôi file hình ảnh khác nhau, vậy giữa chúng có ý nghĩa gì khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các dạng đuôi file ảnh phổ biến nhất hiện nay và trình bày ưu điểm, nhược điểm riêng biệt của mỗi loại.

1Phân biệt file vector và file raster

File raster

File ảnh raster được xây dựng bởi một loạt các pixel hoặc các khối riêng lẻ để tạo thành một hình ảnh. Các file ảnh raster bao gồm JPEG, GIF và PNG.

Các định dạng đuôi file hình ảnh phổ biến hiện nay

Những bức ảnh bạn tìm thấy trên mạng hoặc ảnh được in ra đều là những dạng ảnh raster. Để giữ lại chất lượng pixel, người dùng không thể thay đổi kích thước hình ảnh raster vì điều này ảnh hưởng đến độ phân giải của chúng.

Do đó, điều quan trọng cần nhớ là lưu các tệp raster ở các kích thước chính xác cần thiết cho việc sử dụng hiệu quả hơn

File vector

So với file ảnh raster, file ảnh vector linh hoạt hơn nhiều khi được tạo thành bởi công thức tỷ lệ thay vì các pixel. EPS, AI và PDF là các định dạng thường thấy của file ảnh vector, vốn có thể thay đổi kích thước thường xuyên.

Sự khác biệt giữ file ảnh Vector và Raster

Logo và đồ họa thương hiệu là một trong những ứng dụng của file ảnh vector. Điều tuyệt vời không thể phủ nhận của file ảnh vector là người dùng có thể phóng to và thu nhỏ hình ảnh tùy thích theo nhu cầu sử dụng mà không bị thay đổi chất lượng hình ảnh.

2Các loại định dạng đuôi hình ảnh phổ biến

JPEG và JPG

JPEG và JPG là loại tệp phổ được sử dụng biến nhất trên mạng Internet hiện nay. Một trong những điểm hạn chế nhất của loại định dạng hình ảnh này là chất lượng hình ảnh bị giảm xuống khi kích thước tệp giảm.

JPEG và JPG

Có thể sử dụng JPEG và JPG cho các dự án trên web, soạn thảo tài liệu Microsoft Office hoặc cho các dự án yêu cầu in ở độ phân giải cao. Tuy nhiên cần chú ý đến độ phân giải và kích thước tệp bằng JPEG và JPG để hình ảnh được hiển thị đẹp nhất.

PNG

PNG là định dạng hình ảnh mà người dùng thể chỉnh sửa mà không hề làm giảm chất lượng. Tuy nhiên file ảnh PNG không hề phù hợp để in vì hình ảnh thường chỉ ở độ phân giải thấp.

PNG có nền trong suốt

PNG được sử dụng trong hầu hết các dự án web bởi vì người dùng có thể lưu dạng hình ảnh này với nhiều màu sắc hơn trên nền trong suốt. Điều này làm cho hình ảnh chất lượng web sắc nét hơn nhiều.

GIF

Hình ảnh GIF thường phổ biến nhất ở dạng hình động. Ở dạng cơ bản hơn, GIF được hình thành từ tối đa 256 màu trong không gian màu RGB. Do số lượng màu hạn chế, kích thước tệp bị giảm mạnh.

GIF

Đây là một loại tệp phổ biến cho các dự án web, vốn ưu tiên loại hình ảnh tải lên nhanh chóng, không cần dạng hình ảnh có độ phân giải lớn, chất lượng cao hơn.

TIFF

TIFF là một tệp raster lớn không làm giảm chất lượng, dữ liệu file ảnh gốc của TIFF được duy trì bất kể tần suất người dùng sao chép, lưu lại hoặc nén tệp gốc bao nhiêu lần.

File TIFF

Mặc dù khả năng phục hồi chất lượng của hình ảnh TIFF sau khi thao tác, người dùng nên tránh sử dụng loại tệp này trên web, bởi tệp sẽ tải hình rất chậm. Các tệp TIFF cũng thường được sử dụng khi lưu ảnh để in.

PSD

PSD là các tệp được tạo và lưu trong Adobe Photoshop, phần mềm chỉnh sửa đồ họa phổ biến nhất từ trước đến nay. Loại tệp này chứa các layer giúp sửa đổi hình ảnh dễ dàng hơn nhiều.

File PSD

Nhược điểm lớn nhất đối với PSD là Photoshop hoạt động với hình ảnh raster, chất lượng hình ảnh bị giảm khi thu nhỏ hoặc phóng lớn.

PDF

Các tệp PDF được Adobe tạo ra với mục đích lưu trữ và truyền tải thông tin một cách phong phú từ mọi ứng dụng, trên mọi máy tính, với bất kỳ ai, ở bất cứ đâu.

File PDF

Nếu một nhà thiết kế lưu logo vector ở định dạng PDF, người dùng có thể xem nó mà không cần bất kỳ phần mềm chỉnh sửa thiết kế nào và còn có thể thực hiện các thao tác khác trên tệp này. Đây là công cụ phổ biến tốt nhất để chia sẻ hình ảnh đồ họa.

EPS

EPS là một tệp ở định dạng vector đã được thiết kế để tạo ra đồ họa độ phân giải cao cho việc in ấn. Hầu như bất kỳ loại phần mềm thiết kế nào cũng có thể tạo ra một EPS.

EPS

Phần mở rộng EPS là một loại tệp phổ quát (giống như PDF) có thể được sử dụng để mở các hình ảnh đồ họa vector đuwọc thiết kế trong bất kỳ trình chỉnh sửa thiết kế nào. Điều này bảo vệ việc chuyển tệp cho người dùng khác dù không sử dụng các phần mềm của Adobe, nhưng có thể đang sử dụng Corel Draw hoặc Quark.

AI

AI cho đến nay luôn được các nhà thiết kế ưa thích nhất và được xem là loại định dạng tệp đáng tin cậy nhất để sử dụng hình ảnh cho tất cả các loại dự án từ web đến in,…

AI

AI tạo ra tác phẩm nghệ thuật dưới file vector, loại tệp dễ thao tác nhất. Ngoài ra AI cũng có thể tạo tất cả các loại tệp đã liệt kê ở trên.

INDD

INDDs (Indesign Document) là các tệp được tạo và lưu trong Adobe Indesign. Indesign thường được sử dụng để tạo ra các ấn phẩm lớn, chẳng hạn như báo, tạp chí và sách điện tử.

INDD

Các tệp từ cả Adobe Photoshop và AI có thể được kết hợp trong Indesign để tạo ra các thiết kế giàu nội dung có kiểu chữ hiện đại, đồ họa, nội dung trang, thông tin định dạng và các tùy chọn liên quan đến bố cục phức tạp khác.

RAW

Hình ảnh RAW là loại hình ảnh được xử lý ít nhất trong danh sách này – là định dạng đầu tiên của hình ảnh khi được tạo.

Sau khi chụp ảnh, hình ảnh sẽ được lưu ngay lập tức ở định dạng tệp RAW. Chỉ khi tải ảnh này lên một thiết bị mới và chỉnh sửa nó bằng phần mềm hình ảnh và lưu bằng một trong các dịnh dạng hình ảnh được liệt kê ở trên thì file mới thay đổi định dạng.

RAW với JPEG

Ảnh RAW có giá trị vì chúng thể hiện mọi yếu tố của file ảnh trước khi xử lý và không làm mất các chi tiết hình ảnh nhỏ. Tuy nhiên, cuối cùng, người dùng cũng phải chuyển chúng thành loại tệp raster hoặc vector nếu muốn sử dụng.

Xem thêm:

  • Những đuôi file hình ảnh phổ biến dàn máy đọc được
  • Top phần mềm làm nét ảnh trên laptop đơn giản, dễ dùng

Trên đây là bài viết giới thiệu các định dạng đuôi file hình ảnh phổ biến hiện nay. Mong rằng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *