Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi bố mẹ nên biết

Bạn đang xem bài viết: Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi bố mẹ nên biết tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có sự biến đổi tâm lý khác nhau. Do vậy, nhiều bố mẹ gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp để giáo dục con. Cùng chuyên mục Giáo dục sớm 0 – 6 tuổi của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu chi tiết hơn về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi nhé!

1Vì sao bố mẹ nên hiểu về tâm lý của trẻ theo lứa tuổi?

Trẻ sẽ có những hành vi và đặc trưng điển hình ở mỗi giai đoạn phát triển tâm lý. Việc hiểu về nó sẽ giúp bố mẹ thấu hiểu được hành vi và sức khỏe tinh thần của con, từ đó có phương pháp nuôi dưỡng, giáo dục hiệu quả hơn.

Theo thống kê của UNICEF mới công bố, tại Việt Nam tỷ lệ trẻ vị thành niên gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần là từ 8% – 29%. Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết tỷ lệ giới trẻ gặp các vấn đề rối loạn tâm lý do căng thẳng lên tới 15% trên tổng số dân.

Chính vì thế, việc nâng cao hiểu biết của bố mẹ về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tối đa những bệnh tâm lý thường gặp.

Vì sao bố mẹ nên hiểu về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi?

Vì sao bố mẹ nên hiểu về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi?

2Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi từ 0 – 1 tuổi

Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi sẽ chia ra làm 3 giai đoạn tâm lý khác nhau gồm: 0 – 3 tháng, 3 – 8 tháng và 9 – 12 tháng. Thông thường, trẻ trong những tháng đầu đời chủ yếu giao tiếp bằng ánh mắt và tiếng kêu. Cho đến tháng thứ 2 hoặc 3 trẻ mới có khả năng lắng nghe giọng nói và bắt đầu biết cách cười.

Trẻ từ tháng thứ 3 trở lên ngoài khả năng lắng nghe còn biết bộc lộ cảm xúc cười khi vui và khóc khi khó chịu, thất vọng. Trẻ cũng có thể nhận biết khuôn mặt để phân biệt người lạ và người quen. Bố mẹ cần lưu ý đến sự khủng hoảng trong cảm xúc của con để chăm sóc đúng cách.

Từ 9 – 12 tháng là lúc nhận thức của trẻ đang dần hoàn thiện. Con sẽ biết biểu lộ nỗi buồn trên gương mặt khi người xung quanh buồn, biết đeo bám, vui vẻ khi ở cạnh bạn khác và lo lắng khi với người lạ. Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn này có xu hướng thích ôm và được ôm.

Có thể bạn quan tâm: Bố mẹ nên tìm hiểu về các tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh để hiểu hơn về con mình nhé!

3Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi từ 1 – 3 tuổi

Sự thay đổi tâm lý của trẻ thể hiện rõ rệt giữa 1 tuổi và từ 2 – 3 tuổi. Trong đó, bé 1 tuổi mới bắt đầu biết nhận ra chính mình trong gương và nhận thức được sự tồn tại của đồ vật hay người bất kỳ trẻ không thể nhìn hay nghe thấy.

Còn với trẻ trong từ 2 – 3 tuổi, khả năng bộc lộ cảm xúc đã mãnh liệt và rõ rệt hơn rất nhiều như nổi cơn thịnh nộ, giận dữ khiến con dễ bị khủng hoảng tuổi lên 2 và khủng hoảng tuổi lên 3.

Trong trường hợp này, bố mẹ không nên quá căng thẳng khi giáo dục mà hãy hiểu rằng tâm lý trẻ đang trong giai đoạn tùy hứng và con chỉ đang khao khát tìm hiểu xem mình là ai mà thôi. Bên cạnh đó, giai đoạn này trẻ cũng đã tự tin hơn rất nhiều khi tiếp xúc với người lạ. Một số bé còn có thể hiểu được cảm xúc người khác.

Trẻ từ 3 tuổi trở lên rất khao khát học hỏi, tìm tòi. Do vậy, bố mẹ thường xuyên phải giải đáp vô vàn những câu hỏi “Tại sao” của con. Đồng thời, bé 3 tuổi đã có thể tham gia hoạt động nhóm nhỏ, đóng vai vào các nhân vật và hợp tác tốt với người xung quanh.

Trí tưởng tượng của trẻ cũng rất phong phú dần biết nói về cảm xúc của mình và nhận thức được những hành động không đúng của bản thân.

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ như thế nào?

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ như thế nào?

Có thể bạn quan tâm: Mách bố mẹ cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh trở nên ngoan ngoãn hơn

4Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi từ 4 – 12 tuổi

Tâm lý trẻ từ 4 – 6 tuổi

Từ 4 tuổi là giai đoạn trẻ rất thích kết bạn và sẵn lòng trò chuyện, chia sẻ, bày tỏ sở thích với người khác. Trong độ tuổi này, bé đã có khả năng biểu lộ sự bực tức qua cả lời nói và hành động, thậm chí tỏ ra hống hách và ghen tị trong một số trường hợp. Dù thích độc lập nhưng trẻ vẫn cần sự quan tâm, bao bọc từ bố mẹ.

Trẻ nhạy cảm với những lời chỉ trích từ bố mẹ và người xung quanh, đặc biệt không thể chấp nhận những sai lầm của bản thân. Từ 5 tuổi trở đi trẻ lại có xu hướng khao khát trở thành tâm điểm, sự chú ý, yêu thương từ người lớn trong gia đình.

Trẻ trong giai đoạn 5 – 6 tuổi thường rất vô tư, nghĩ gì nói đó, bắt đầu xây dựng được mối quan hệ bạn bè thân thiết. Nhu cầu trở thành người giỏi và tốt nhất cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn vào giai đoạn này.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc vàng để giúp nâng cao cảm xúc của bé mầm non hiệu quả, ba mẹ bỏ túi

Tâm lý trẻ từ 7 – 8 tuổi

Trẻ trong giai đoạn từ 7 – 8 tuổi luôn tồn tại nỗi lo bị chỉ trích, từ đó cố gắng bộc lộ bản thân để xem xét phản ứng của người lớn. Dù nhạy cảm nhưng trẻ lại có nhận thức tốt hơn về bản thân.

Giai đoạn này tính cách của trẻ có thể hơi thất thường nhưng bù lại cảm xúc không hướng đến sự tiêu cực, thích khám phá, thân thiện và thích được nói chuyện. Khi quan sát chi tiết bố mẹ có thể thấy trẻ đã bắt đầu chơi theo nhóm, chọn bạn cùng giới thích, biết chia sẻ bí mật và đồ chơi cho người khác.

Từ 8 – 10 tuổi con thường đánh giá năng lực bản thân rất khắt khe bởi khao khát trở thành người giỏi, dẫn dầu và làm việc đúng đắn. Quan trọng hơn là trẻ ở giai đoạn này luôn mong muốn mình trở thành người lớn nên tính trách nhiệm cũng cao hơn, biết tự hình thành thói quen và có chính kiến riêng của bản thân.

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ không giống nhau

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ không giống nhau

Tâm lý trẻ từ 10 – 12 tuổi

Từ 10 – 12 tuổi là giai đoạn tiền dậy thì của trẻ nên cảm xúc lúc này cũng có sự biến đổi rõ rệt. Con hiểu dần về giai đoạn trưởng thành của bản thân và trân trọng hướng đi của mình. Thế giới tâm lý của trẻ trong giai đoạn này cũng phức tạp hơn, ngay cả trong tình bạn.

Trẻ từ 11 tuổi trở lên có xu hướng thích được độc lập, ít tham gia vào các hoạt động gia đình mà chỉ thích quan tâm đến mối quan hệ bạn bè. Bố mẹ cần nắm bắt được sự thay đổi, phát triển tâm lý này để giáo dục con tốt hơn.

5Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi từ 13 – 18 tuổi

Tâm lý trẻ từ 13 – 14 tuổi

Trẻ từ 13 – 14 tuổi hầu hầu hết đều có tâm lý hướng và dành thời gian nhiều cho bạn bè thay vì gia đình. Do vậy tính cách, sở thích, quần áo, kiểu tóc,… của trẻ sẽ chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ những người bạn này.

Giai đoạn này tâm trạng và tính cách của trẻ cũng thất thường hơn, thậm chí trẻ luôn tỏ ra thách thức người lớn để khẳng định cái tôi và sự độc lập của chính mình. Cảm xúc của bé gái dễ thay đổi hơn bé trai nhưng lại không thường xuyên, đột ngột và làm ảnh hưởng tới mối quan hệ hay sinh hoạt thường ngày.

Trong trường hợp trẻ có những biến đổi cảm xúc, tâm trạng mạnh mẽ với nhiều hành vi quá khích rất có thể đó là biểu hiện rối loạn tâm lý ở trẻ dậy thì mà bố mẹ cần lưu ý.

Có thể bạn quan tâm: Nhận biết rối loạn hành vi ở trẻ và những điều ba mẹ cần biết

Tâm lý trẻ từ 15 – 18 tuổi

Từ 15 tuổi trở đi, trẻ tỏ ra tự tin hơn và không bị áp lực quá nhiều về vấn đề đồng trang lứa. Tuy nhiên, con lại ít dành thời gian cho gia đình và khao khát kiểm soát mọi mặt trong cuộc sống xung quanh.

Đối với con đường tương lai, một số trẻ tỏ ra thích thú, choáng ngợp, trong khi số còn lại cảm thấy lo lắng về các vấn đề ngành học, vào đại học, xây dựng gia đình,… của bản thân.

Đặc biệt, trong giai đoạn này trẻ sẽ bắt đầu xây dựng mối quan hệ bạn bè mật thiết, thậm chí đã xuất hiện nhu cầu tìm hiểu sâu hơn hay chủ động về tình dục nên con đã có thể nhận thức rõ về xu hướng tình dục của bản thân.

Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Từ 15 tuổi trở đi, trẻ tỏ ra tự tin hơn và không bị áp lực quá nhiều về vấn đề đồng trang lứa

Có thể bạn quan tâm: Các nguyên tắc bố mẹ cần nắm vững khi giáo dục giới tính cho trẻ

6Đôi lời về truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Thay vì cấm đoán, ép buộc con bố mẹ cần thấu hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để giúp trẻ vượt qua những cột mốc phát triển tâm lý lành mạnh nhất và tự khám phá được năng lực, tài năng của mình.

Tạ An Ninh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Mách mẹ các nguyên tắc vàng giúp nâng cao cảm xúc của bé mầm non
  • Nếu con bướng bỉnh không nghe lời, mẹ hãy áp dụng ngay những cách này nhé!
  • Mách ba mẹ cách xử lý khi trẻ ăn vạ nhẹ nhàng mà hiệu quả

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi bố mẹ nên biết của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *