Các giống chim cảnh phổ biến thường được nuôi tại Việt Nam

Nuôi chim cảnh không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người thích có một con vật nuôi trong nhà. Bất cứ ai có niềm đam mê nuôi chim cảnh đều có thể đem một chú chim về nuôi để thỏa mãn đam mê. Hôm nay hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn điểm qua các giống chim cảnh phổ biến thường được nuôi tại Việt Nam hiện nay.

Bạn là một người đam mê và yêu thích các loại chim cảnh, bạn đang phân vân không biết nên nuôi loại chim cảnh nào dễ nuôi và dễ thích hợp với địa hình Việt Nam. Bài viết này sẽ tổng hợp lại danh sách các loại chim cảnh dễ nuôi cho các bạn tham khảo nhé!

Chim Sáo

Chim Sáo là một trong những loài chim cảnh dễ nuôi nhất của Việt Nam vì đây là một loài chim mang đặc tính thông minh và có thể bắt chước tiếng người. Tuy nhiên các loại chim Sáo ở Việt Nam thường khá hung dữ, bởi vậy để thuần được một con chim Sáo phải là người yêu chim, có đam mê và lòng kiên nhẫn.

Thậm chí chú chim này sau một thời gian nuôi dưỡng còn được chủ nuôi thả tự do, vì thế nên nhiều người thường trêu đùa rằng nuôi loại chim này chẳng khác gì nuôi những chú gà chú vịt.

Chim Sáo

Loại chim này có hình thức ăn uống khá dễ, thức ăn chính của chúng là những con châu chấu, trứng kiến, cào cào, đặc biệt là trái cây. Nếu bạn không có thời gian để mua các loại thức ăn trên thì bạn có thể mua các loại cám cho chim ăn dần cũng được.

Việc nuôi chim này bạn sẽ không cần phải suy nghĩ hôm nay thực đơn cho chúng ăn sẽ là món gì. Trung bình, giá của một giống sáo tốt dao động từ 200 ngàn đến 4 triệu đồng mỗi con.

Chích Chòe

Tuy Chích Chòe không sở hữu một ngoại hình quá ư bắt mắt, nhưng chúng lại có một dáng vẻ nhỏ nhắn siêu dễ thương, và cách nuôi chim này cũng khá là dễ dàng. Trước khi muốn nuôi loài chim này, có một vấn đề mà bạn cần lưu ý là chúng sở hữu một chất giọng khá đặc biệt.

Ngoài ra, còn hay hót vào ban trưa và buổi tối, thể nên nếu bạn muốn mình có một chút không gian yên tĩnh bạn nên nhốt chúng cách xa không gian của bạn. Chuyện ăn uống của em này cũng giống như nuôi chim sáo vậy.

Chích Chòe

Chúng ăn những thức ăn dễ tìm kiếm chỉ cần ăn các loại côn trùng sống là chúng sẽ sống rất tốt. Tùy thuộc vào giọng hót, cử chỉ và vóc dáng của mỗi chú chim là mức giá bán sẽ khác nhau. Giá bán thường giao động từ 400.000 tới 2.000.000 đồng.

Chim họa mi

Loài chim cảnh Việt Nam này khá nhỏ bé, chỉ ngang hoặc bé hơn chim Sơn Ca nhưng bù lại chúng có giọng hót rất hay, trong trẻo. Tiếng hót của chim Họa Mi có thể làm cho người nghe cảm giác dễ chịu, xóa tan căng thẳng.

Bởi vậy mà người ta thường ví các ca sĩ có giọng hát cao là những chú chim họa mi. Tuy nhiên không phải con nào cũng hót hay, một số con có giọng hơi khàn, thấp sẽ không được đánh giá cao.

Chim họa mi

Chim Họa Mi chuẩn phải có giọng cao, vang và hót được nhiều loại âm thanh. Chim Họa Mi thường có màu lông vàng hoặc hạt dẻ tùy từng loại, vùng miền sinh sống. Điểm đặc trưng của Chim Họa Mi là có một đường viền trắng nhỏ quanh mắt.

Chim Họa Mi non có giá từ 150.000 – 250.000 đồng/con. Chim Họa Mi mái giá giao động từ 1.000.000 – 1.500.000 triệu đồng/con. Có những con Họa Mi cái siêu đẹp, thuộc dạng hàng VIP, giá đến 30.000.000 – 40.000.000 triệu đồng.

Chim Vẹt

Chim Vẹt có thể cho là loài chim gây được sự chú ý nhất tới mọi người, với màu sắc bắt mắt, đáng yêu và đặc biệt là khả năng bắt chước tiếng người. Người chơi Vẹt thường nuôi để giải trí và làm bầu bạn với mình.

Tuy nhiên bạn sẽ khá vất vả do chúng vẫn còn tính hoang dã, bừa bộn, không chịu nghe theo lời dạy của chủ.Thức ăn của Vẹt khá đơn giản, thường là các loại hạt, hoa quả, thực vật,… Song vẫn có một số ít các loài Vẹt có thể ăn thịt sống và xác thối.

Chim Vẹt

Thời gian sinh sống của loài chim cảnh này rất lâu, với những con bé có thể là 20 – 30 năm, con to thì 60 – 80 năm nếu được chăm sóc đúng cách.

Khi nuôi trong nhà bạn nên chọn lồng hình chữ nhật, hình vuông, tránh chọn lồng hình tròn khiến chim cảm thấy không an toàn. Giá để sở hữu 1 chú vẹt cảnh đẹp dao động từ 150.000 – 3.000.000 đồng/con

Chim Khuyên

Chim Khuyên là một trong các loài chim cảnh nhỏ được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam nhờ màu lông đẹp và tiếng hót hay. Thân hình của chim Khuyên nhỏ nhắn, đầu chim khá to so với phần thân, trán rộng và cao, mắt hơi xếch nhẹ, mắt có vòng khuyên trắng, có bộ lông màu vàng lục.

Loài chim này khá khó nuôi và chăm sóc nhưng vẫn thu hút những người chơi chim bởi giọng líu đầy trong trẻo của loài chim này.Thức ăn của loài chim này chủ yếu là côn trùng, mật hoa, quả nhỏ,…

Chim Khuyên

Ở Việt Nam có hai loài Khuyên phố biến là Khuyên xanh và Khuyên vàng, trong đó khuyên xanh được nuôi nhiều hơn bởi sự vượt trội về tiếng líu của nó.

Nếu một con chim Khuyên có màu lông đột biến thì sẽ có giá thành rất cao. Giá bán chim Khuyên dao động từ 200.000 đồng đến cả triệu đồng tùy thuộc giọng hót, ngoại hình và số vụ của chim.

Chim Yến Phụng

Chim yến phụng có dáng khoằm, sắc nhọn, mắt tròn, to có một bộ lông hội tụ rất nhiều màu sắc. Loài chim này thường được nuôi theo cặp, thế nên người nuôi nên cần đảm bảo việc làm chuồng cần đủ lớn để cả hai có thể ở.

Chim Yến Phụng

Khác với các loại chim khác, loài này rất thích ăn rau xanh như: Rau xà lách, rau muống… Chim yến phụng rất thích tắm, thế nên bạn nên chú ý tắm thường xuyên, vệ sinh cho chúng một cách kĩ lưỡng để chim có thể sinh sống một cách tốt nhất.

Loài chim này có thể nới được tiếng người nhưng cần mất thời gian khá dài để huấn luyện chúng. Giá khoảng 180.000 đồng đến 400.000 đồng cho một đôi chim trống – mái.

Chim Chào Mào

Chim Chào Mào là loại chim cảnh phổ biến nhất trong làng chim cảnh hiện nay tại Việt Nam. Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của loài chim cảnh Việt Nam này là phần mào hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu.

Có lẽ chính vì vậy mà cái tên Chào Mào ra đời. Lông chim có màu nâu nhạt, đậm nhất ở phần đầu và mào.Thông thường trong môi trường tự nhiên chim này rất thích ăn các loại hoa quả và côn trùng.

Chim Chào Mào

Thế nhưng, trong môi trường nuôi dưỡng chúng được các chủ nuôi cho bổ sung thêm các loại cám ăn dành riêng cho chim để chúng được sung lửa và khỏe mạnh nhất. Chim này rất phổ biến tại Việt Nam bởi bất kỳ ai cũng có thể nuôi dưỡng được.

Để nuôi chim này thì thật sự rất đơn giản chỉ cần cho chúng ăn đủ rồi nghỉ ngơi vệ sinh sạch sẽ. Giá dao động từ 100.000 – 800.000 đồng/con.

Chim Vàng Anh

Vàng Anh hay còn được gọi là Hoàng Anh là một loài chim rất được giới chơi chim cảnh thích thú. Chim Vàng Anh có giọng hót khá giống với tiếng chim giẻ cùi nhưng vô cùng thánh thót. Thông thường để phân biệt biệt giống chim, ta nhìn vào màu sắc lông của chúng.

Chim Vàng Anh

Con trống sẽ có bộ lông màu vàng và màu đen là điển hình, còn chim mái sẽ có bộ lông màu vàng ánh xanh lục. Thức ăn của loài chim này là côn trùng và hoa quả. Khi nuôi bạn nên chú ý thức ăn cho Vàng Anh để tránh chim không thân thiện với chủ.

Loài chim cảnh này thường lảng tránh và tỏ ra nhút nhát nếu không được cho ăn ngon. Giá trung bình một con chim Vàng Anh khoảng từ 300.000 – 400.000 đồng/con.

Chim Cu Gáy

Tiếp tục là một trong các loại chim cảnh hót hay, chim Cu Gáy có tiếng hót được ví với tiếng sáo trúc, nghe rất thánh thót. Đặc điểm nhận dạng của loài này là các đốm trắng điểm xuyết trên lông cổ và cánh.

Chim Cu Gáy

Phần bụng chim có màu nâu rất nhạt, khi sờ có cảm giác mềm và xốp. Mắt chim Cu Gáy có màu nâu đỏ, mí mắt cũng có màu đỏ nên nhìn rất sắc. Thức ăn của chim Cu Gáy thường là lúa, đậu, mè, sâu bọ,…

Loài chim cảnh này có giọng hót hay nên thường được nuôi làm cảnh trong nhà, vườn hoặc các quán cafe thiên nhiên,… Giá từ 600.000 – 3.000.000 đồng/con.

Chim Khướu

Chim Khướu là loài chim sống chủ yếu tại vùng rừng núi, nên việc sở hữu 1 con chim khướu là vô cùng may mắn. Đặc trưng của chú chim này là bộ lông mềm và xốp như bông, phần mào nhô lên khá rõ, trong khi đó phần mắt và mào lại có màu đen nối liền với nhau nhìn khá huyền bí.

Chim Khướu

Với những người dân thành phố thì không thích hợp lắm cho việc nuôi loài chim này, vì tiếng hót của nó khá to gây sự vang dội, sợ làm ảnh hưởng đến các người khác. Còn đối với các vùng ngoại ô có mật độ dân số thưa thớt thì trào lưu nuôi em này đang phát triển rất nhiều.

Ở Việt Nam phổ biến hai loại Khướu là Khướu Mun và Khướu Ô.Khi nuôi chim Khướu bạn không nên nuôi trong lồng sắt vì nếu chim mổ, cắn phải hoặc chạm vào dẫn đến bị thương thì rất khó lành. Giá nằm trong khoảng 600.000 – 4.000.000 đồng/con.

Chim Chìa Vôi

Loài chim cảnh này không quá rực rỡ nhưng lại sở hữu vẻ đẹp giản dị, dễ chịu. Lông chim có màu xám bút chì, phần đầu và đuôi có màu đen đậm nhưng ở giữa bụng, ngực lại có màu trắng.

Chim Chìa Vôi

Nhìn chung đây là loài chim dễ nuôi, không quá tốn, hơn nữa lại là loài chim hót hay nên rất được giới nuôi chim cảnh ưa chuộng. Loài chim cảnh Việt Nam này thường sống ở nơi có nhiều nguồn thức ăn và nước uống như đồng ruộng, khu đông dân.

Mỗi lần sinh sản chim Chìa Vôi thường để 3 – 8 quả trứng vào tháng 4 – 8 hàng năm. Thông thường, 1 chú chìa vôi có mức giá dao động từ 500.000 – 3.000.000 đồng/con.

Chim Sơn Ca

Chim Sơn Ca là loài chim được nhiều người chơi chim lựa chọn nhất với giọng hót rất hay trong và cao. Chúng có thân hình nhỏ bé, chỉ to ngang một nắm tay của người lớn. Chim thường có màu lông đa sắc, vàng ở trên đầu, nâu, đen ở thân trên và có màu trắng ở phần bụng.

Tùy vào đặc điểm khí hậu của mỗi vùng miền mà lông của chim Sơn Ca sẽ có sự khác biệt đôi chút. Một điểm nữa khiến nhiều người chọn nuôi chim Sơn Ca là loài chim này khá dễ nuôi, thức ăn của chim thường là sâu, hạt ngũ cốc…

Chim Sơn Ca

Chim Sơn Ca có tập tính bay vút lên cao rồi từ từ hạ cánh, vừa đảo lộn vừa hót trông rất thú vị. Chính vì vậy, nếu bạn muốn nuôi chim Sơn Ca thì cần chuẩn bị một chiếc lồng đủ cao để chim sơn ca có thể bay lượn dễ dàng. Giá để sở hữu một chú chim Sơn Ca dao động từ 200.000 – 4.000.000 đồng/con.

Trên đây là 12 loại chim cảnh dễ nuôi tại Việt Nam hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được một loài chim cảnh để nuôi, đúng theo sở thích nhé!

Xem thêm:

>> 15 giống chó cảnh đẹp, dễ chăm sóc phổ biến tại Việt Nam

>> Cách để huấn luyện chó ngồi im theo lệnh của chủ

>> 8 giống mèo phổ biến được yêu thích tại Việt Nam

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *