Các loại rụng tóc phổ biến ở trẻ, ba mẹ nên biết để phòng tránh

Các loại rụng tóc phổ biến ở trẻ, ba mẹ nên biết để phòng tránh

Trẻ em thường xuyên gặp tình trạng rụng tóc bởi nhiều nguyên nhân. Cùng tìm hiểu các loại rụng tóc phổ biến ở trẻ, ba mẹ nên biết để phòng tránh.

Rụng tóc là tình trạng phổ biến của trẻ em nên ba mẹ cần tìm hiểu về các loại rụng tóc và điều trị kịp thời cho trẻ để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sự tự tin của trẻ. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về tình trạng này nhé nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Các loại rụng tóc ở trẻ em

Rụng tóc theo mảng ở trẻ em

Rụng tóc theo mảng ở trẻ em hay rụng tóc hình đồng xu có tên khoa học là Alopecia Areata. Hiện nay vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, ba mẹ không cần phải quá lo lắng vì đây là bệnh không nguy hiểm và tóc sẽ tự mọc trở lại sau một năm hoặc lâu hơn.

Triệu chứng của bệnh này là tóc rụng theo từng mảng làm cho trẻ có các vùng hói hình tròn và trơn nhẵn, tóc không bị gãy và đầu cũng không bị đóng vảy, thỉnh thoảng lông mi bị rụng và móng tay có thể bị rỗ và giòn.

Nếu như phát hiện các triệu chứng trên thì ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nhanh nhất để thăm khám và điều trị. Điều trị kịp thời để bệnh không tiến triển thành Totalis – triệu chứng tóc biến mất hoàn toàn hoặc có thể lông/tóc trên cơ thể bị rụng toàn bộ.

Các loại rụng tóc phổ biến ở trẻ, ba mẹ nên biết để phòng tránhRụng tóc theo mảng ở trẻ em

Rụng tóc kiểu TE ở trẻ em

Trẻ em mắc phải rụng tóc kiểu TE thường sau khi trải qua một cơn sốt hoặc một ca phẫu thuật, giai đoạn này các nang tóc ở pha nghỉ ngơi khiến cho tóc bị rụng. Tình trạng căng thẳng và sụt cân cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc kiểu TE.

Khi phát hiện các triệu chứng trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Rụng tóc kiểu TE ở trẻ em không phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, ba mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp và cho trẻ vui chơi thoải mái, tránh để trẻ bị căng thẳng.

Rụng tóc kiểu TE ở trẻ emRụng tóc kiểu TE ở trẻ em

Rụng tóc khi trẻ mắc chứng nghiện giật tóc

Chứng nghiện giật tóc thường khởi phát sớm và nếu phát hiện bệnh trước khi trẻ 6 tuổi thì có thể điều trị tốt hơn là khởi phát ở trẻ lớn.

Khi trẻ mắc chứng nghiện giật tóc sẽ làm tổn thương các mảng tóc ở phần thái dương và phần đỉnh, không đối xứng nhau và đa hình thái. Bên cạnh đó, trẻ có thể sẽ đi kèm các tật khác như cắn móng tay hay mút ngón tay.

Rụng tóc khi trẻ mắc chứng nghiện giật tócRụng tóc khi trẻ mắc chứng nghiện giật tóc

Rụng tóc do nấm da đầu ở trẻ

Nấm da đầu là bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 đến 14 tuổi, đây là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở trẻ em.

Triệu chứng thường gặp của bệnh rụng tóc do nấm da đầu ở trẻ em là xuất hiện các vòng tròn đỏ trên da đầu, ngứa da đầu, gàu xuất hiện nhiều, có vảy tròn trên da đầu, tóc rụng nhiều,…

Nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng trên thì cần điều trị sớm cho trẻ, tránh để tóc mọc thưa và để lại sẹo. Rụng tóc do nấm da đầu ở trẻ có thể được điều trị bằng các loại kem bôi hoặc dầu gội chống nấm. Ba mẹ cần tránh dùng chung các vật có tiếp xúc với da đầu con như gối, lược,… vì bệnh nấm có thể lây nhiễm.

Rụng tóc do nấm da đầu ở trẻRụng tóc do nấm da đầu ở trẻ

Tình trạng sức khỏe kém gây rụng tóc ở trẻ em

Rụng tóc ở trẻ em có thể do nội tiết tố gây ra, cụ thể là nội tiết tố nam và gây rụng tóc ở cả hai giới. Triệu chứng rõ nhất ở bệnh này là tóc rụng thường xuyên, tóc ở đỉnh đầu mỏng hoặc hói như chữ M. Tình trạng này thường xảy ra do di truyền hoặc do biến động của hormon.

Ngoài ra, nếu trẻ mắc các bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư cũng có thể gây rụng tóc.

Tình trạng sức khỏe kém gây rụng tóc ở trẻ emTình trạng sức khỏe kém gây rụng tóc ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc thoáng qua

Rụng tóc thoáng qua ở trẻ sơ sinh hay rụng tóc vùng chẩm, có tên khoa học là Neonatal Occipital Alopecia. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sau khi sinh khoảng 8 đến 12 tuần. Tuy nhiên, bệnh này chủ yếu xuất hiện ở trẻ da trắng và chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh rụng tóc thoáng qua ở trẻ sơ sinh là những mảng tóc rụng dạng dải hoặc hình trái xoan ở vùng chẩm. Bệnh này sau khi được phát hiện và điều trị thì trẻ sẽ bị phát lại sau 4-8 tháng.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc thoáng quaTrẻ sơ sinh bị rụng tóc thoáng qua

Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ

Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ mà ba mẹ có thể áp dụng như sau:

  • Ba mẹ cần đảm bảo cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đủ vitamin A, vitamin E, vitamin C, sắt và kẽm để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.
  • Bổ sung vitamin B theo liều lượng bác sĩ cho phép
  • Ba mẹ có thể sử dụng dầu dừa để kích thích mọc tóc cho trẻ.
  • Tránh sử dụng các loại hóa chất có thành phần tẩy rửa mạnh lên tóc trẻ
  • Tạo cho trẻ thói quen gội đầu nhẹ nhàng

Các loại rụng tóc ở trẻ em hầu như đều có thể kiểm soát được. Nếu ba mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu rụng tóc nhiều thì nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế uy tín nhằm điều trị kịp cho trẻ.

Dầu dừa giúp cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻDầu dừa giúp cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ

Trên đây là thông tin về các loại rụng tóc phổ biến ở trẻ, ba mẹ nên biết để phòng tránh mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hi vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.

Nguồn: Trang thông tin sức khỏe Vinmec.com

Chọn mua dầu gội các loại bán tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để dùng nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *