Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành chất Chaconine-alpha và Solanine gây ngộ độc. Vì vậy bạn cần bảo quản khoai tây đúng cách để giữ được chất dinh dưỡng và an toàn sức khỏe cho gia đình.
So với các loại rau củ khác, thì khoai tây rất dễ bảo quản. Sau khi thu hoạch bạn hãy bỏ thời gian sàng lọc chúng loại bỏ những củ bị hư, bị dập đồng thời hãy thực hiện bảo quản theo cách được chia sẻ dưới đây, thì khoai tây của bạn sẽ được tươi ngon lâu hơn.
Cách bảo quản khoai tây
Bảo quản khoai tây lành mạnh ở nơi khô, tối
Khoai tây vốn là loại củ ưa tối không ưa ẩm nếu gặp ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ ẩm khoai tây sẽ dễ mọc mầm hay bị thối vì vậy bạn hãy, đặt chúng ở một nơi không bị chiếu sáng bởi mặt trời như trong hầm hoặc gầm tủ bếp.
Bạn cũng cần để khoai tây ở nơi thông thoáng
Không nên để khoai tây trong hộp kín mà hãy để nó ở nơi thoáng khí có thể để trong túi lưới hoặc để vào chiếc rổ hay một cái hộp bìa cứng, khoét những lỗ tròn xung quanh cho không khí được lưu thông, điều hòa độ ẩm, khoai sẽ tươi lâu hơn.
Giữ khoai tây trong nhiệt độ mát
Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản khoai tây là Vì nhiệt độ lý tưởng để bảo quản khoai là 10-15 độ C. Tuy nhiên nhiệt độ mát không có nghĩa là bảo quản trong tủ lạnh vì nhiệt độ tủ lạnh thông thường là 7 độ C như vậy khoai dễ bị dập, không còn giữ được hương vị tươi ngon như ban đầu.
Không bảo quản cùng hoa quả
Hoa quả thường tiết ra chất ethylene sẽ khiến khoai nhanh mọc mầm, gây ngộ độc khi ăn nữa đấy. Vì vậy nếu muốn giữ khoai tây được lâu hơn thì bạn không nên bảo quản khoai tây cùng hoa quả nhé!
Kiểm tra khoai tây định kỳ để biết dấu hiệu hư hỏng
Bạn cũng nên kiểm tra khoai tây định kỳ nếu thấy khoai có dấu hiệu hư hỏng thì loại bỏ chúng để không lây sang những củ khoai khác.
Dấu hiệu của một củ khoai tây cần loại bỏ
Vỏ màu Xanh: Khi bạn kiểm tra thấy củ khoai tây mềm, hơi héo, vỏ chuyển sang màu xanh thì nên loại bỏ chúng hoặc nếu có lấy nấu thì nên cắt bỏ phần màu xanh đi.
Khoai tây mọc mầm: Khi khoai tây bị mọc mầm sẽ sinh ra chất độc vì vậy nếu thấy chúng đã mọc mầm thì tốt nhất bạn không nên tiếc mà bỏ hãy bỏ chúng đi.
Khoai tây mục nát: Thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay.
Lưu ý khi bảo quản khoai tây
Không nên rửa khoai tây trước khi bảo quản vì rửa nước lại làm cho chúng dễ bị thối rữa, khoai tây càng khô thì càng bảo quản được lâu. Nếu bạn muốn làm sạch đất bám bên ngoài bạn chỉ cần lấy miếng vải, hoặc bàn chải khô cọ nhẹ là củ khoai sẽ sạch ngay.
Không để khoai tây trong tủ lạnh tuy nhiên nếu như bạn chót để trong tủ lạnh thì trước khi nấu cần làm ấm chúng bằng nhiệt độ phòng.
Nếu như bạn cắt khoai tây mà chưa nấu ngay thì có thể cho chúng vào ngâm trong nước lạnh, bạn sẽ để được 1 ngày.
Với những cách bảo quản khoai tây được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp khoai tây của bạn không chỉ tươi lâu hơn mà điều quan trọng là giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH