Bạn đang xem bài viết: Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh an toàn và khoa học tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu và chất lượng giúp bé phát triển khỏe mạnh mà không một thực phẩm nào có thể thay thế. Để đảm bảo sữa mẹ cung cấp được đầy đủ, an toàn và vệ sinh nhất cho con trong trường hợp mẹ vắng nhà. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh ngay nhé!
1Những lưu ý trước khi vắt sữa mẹ
Ngoài việc bé được bú sữa trực tiếp từ mẹ thì đôi khi cần vắt sữa ra để bé sử dụng trong một số trường hợp cần thiết khác khi mẹ vắng nhà. Chất lượng và vệ sinh an toàn là hai yếu tố rất được quan tâm nhất từ bước vắt sữa cho đến khi bảo quản sữa mẹ. Mẹ có thể lưu ý những điều sau trước khi vắt sữa:
- Rửa tay sạch sẽ: Mẹ nên vệ sinh tay kỹ bằng xà phòng và nước để tránh vi khuẩn trực tiếp từ tay mẹ xâm nhập vào sữa trong quá trình vắt.
- Tiệt trùng dụng cụ vắt sữa: Nếu mẹ sử dụng máy để vắt, cần kiểm tra và vệ sinh bộ dụng cụ bơm và ống dây dẫn sạch sẽ và kỹ lưỡng. Lau sạch lần lượt các nút bấm, công tắc nguồn và đặc biệt là bề mặt máy bơm bằng khăn ướt.
- Chuẩn bị sẵn túi chứa sữa chuyên dụng: Khi mẹ vắt sữa có thể sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng để lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định sữa mẹ vắt ra.
50 túi trữ sữa Gluck Baby GP06 250 ml
2Nên vắt sữa bằng tay hay dùng máy vắt sữa
2.1 Vắt bằng tay
Ưu điểm
Khi hết thời gian nghỉ thai sản, mẹ phải đi làm không bên cạnh để cung cấp nguồn sữa trực tiếp cho bé. Mẹ có thể sử dụng phương pháp vắt sữa bằng tay, để duy trì lượng sữa cung cấp cho bé được đầy đủ và chất lượng. Vắt sữa bằng tay giúp kích thích tăng lượng sữa tiết ra được đầy đủ, ngăn ngừa tình trạng ít hoặc mất sữa.
Ngoài ra, vắt sữa bằng tay còn giảm được vấn đề căng tức ngực, tắc sữa cho mẹ và dễ phát hiện những dấu hiệu không bình thường ở bầu vú để có phương pháp điều trị và xử lý kịp thời nhất. Đây được xem là giải pháp an toàn và tiện lợi tại nhà không tốn kém trong trường hợp máy hút sữa không hoạt động được.
Vắt sữa bằng tay giúp mẹ thoải mái hơn, nhẹ nhàng và đơn giản, mẹ không cần phải bận tâm đến việc phải khử trùng các thiết bị bằng máy.
Vắt sữa bằng tay giúp giảm tình trạng căng tức ngực, tắc sữa cho mẹ
Nhược điểm
Khi vắt sữa bằng tay mẹ cũng cần lưu ý nếu không làm đúng cách vắt sẽ không hiệu quả, lượng sữa vắt ra ít có thể không cung cấp đủ cho con. Nếu trong quá trình vắt sữa bằng tay của mẹ không đảm bảo sạch sẽ và vệ sinh thì lượng sữa được vắt ra không được an toàn cho bé sử dụng. Thời gian vắt sẽ tốn nhiều thời gian so với vắt bằng máy.
Vắt sữa mẹ bằng tay đúng cách để đảm bảo vệ sinh và an toàn
2.2 Vắt bằng máy
Ưu điểm
Ngoài việc sử dụng cách vắt sữa bằng tay thì mẹ có thể sử dụng phương pháp vắt sữa bằng máy cũng rất an toàn. Sử dụng máy vắt sữa giúp sữa được tiết ra nhiều và vắt sạch hơn so với việc cho bé bú trực tiếp. Hơn nữa, khi mẹ càng vắt sữa hoặc cho em bé bú càng nhiều thì lượng sữa từ mẹ được tạo ra càng lớn.
Dùng máy hút sữa sẽ giảm tình trạng ngăn ngừa tắc sữa, căng tức ngực, viêm tuyến vú cho mẹ. Khi núm vú của mẹ bị thụt và không thể cho bé bú thì việc sử dụng máy hút sữa sẽ giúp núm vú được kéo dài ra giúp bé ngậm dễ dàng hơn.
Nhược điểm
Tuy nhiên, sử dụng máy hút sữa thường xuyên có thể làm núm vú và mô vú bị tổn thương. Nếu mẹ làm không đúng quy trình sẽ gây ra tình trạng đau đớn cho người mẹ hơn so với việc cho con bú trực tiếp. Ngoài ra, khi vắt sữa bằng máy sữa dễ gây ra nguy cơ bị nhiễm khuẩn nếu máy bẩn. Bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để vệ sinh và khử trùng cho máy trước và sau khi sử dụng.
3Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh
Sữa mẹ là nguồn sữa tự nhiên, không chất bảo quản nên sau khi được vắt ra, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài thì sữa chỉ được bảo quản và sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Với mỗi cách bảo quản khác nhau, thời gian dùng được sữa cũng sẽ khác nhau.
Sau khi vắt sữa ra, mẹ cần cho vào túi/bình trữ sữa chuyên dụng, đậy kín và bảo quản sữa khi không có tủ lạnh nên để ở nơi thoáng mát nhiệt độ phòng (trên 26 độ C), sữa có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.
Còn đối với nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C), thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ nhằm tránh để sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, bức xạ hoặc nguồn nhiệt khác gây hư hỏng sữa.
- Các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ
- 6 điều phải biết khi nuôi con bằng sữa mẹ
- Túi trữ sữa là gì? Có tái sử dụng được không?
Sữa mẹ nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của bé trong những tháng đầu đời. Với những thông tin bổ ích được chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp mẹ bảo quản sữa tốt nhất đảm bảo sức khỏe an toàn cho bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn hãy liên hệ tổng đài miễn phí 1900.866.874 hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh an toàn và khoa học của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.