Bạn đang xem bài viết: Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi các mẹ nên ghi nhớ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và mau chóng tăng cân. Hãy cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu cách chăm sóc trẻ qua bài viết bên dưới, ba mẹ nhé!
1Bé đã phát triển những gì khi được 6 tháng tuổi?
Về thể chất của bé 6 tháng
Ở giai đoạn 6 tháng, trẻ có thể tự ngồi mà không cần phải đỡ nhiều. Trẻ lăn từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại, hoặc trườn về phía trước một cách thành thạo.
Một điều mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi chính là trẻ bắt đầu mọc răng. Đồng thời, trẻ có thể cầm nắm đồ vật và chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia. Lúc này, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi để giúp trẻ phát triển các kỹ năng này hiệu quả.
Về cảm xúc của trẻ
Trẻ 6 tháng tuổi có thể nhận ra ai là người lạ và biết được khi có ai đó gọi tên. Trẻ cũng mỉm cười và cười to thành tiếng. Hơn nữa, trẻ cực kỳ thích nghe người khác nói chuyện hoặc chơi cùng trẻ. Thỉnh thoảng, trẻ có thể bập bẹ (phát âm phụ âm) và kêu ré lên. Nếu bị lấy mất đồ chơi, trẻ sẽ tỏ ra khó chịu và quấy khóc.
Mẹ cũng nên thường xuyên giao tiếp với con để dạy bé tập nói vài từ đơn giản như “baba”, “ba”, …
Trẻ 6 tháng tuổi biết lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp
2Mẹ nên chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi như thế nào?
Về khẩu phần ăn của bé
Khi được 6 tháng, trẻ bắt đầu tập ăn dặm để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Mẹ cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng gồm: canxi, sắt, vitamin A, C, D và axit béo omega-3. Các dưỡng chất này có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, trái cây, rau củ quả, sữa, thịt, trứng, tôm,…
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý một số điều sau để chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi khi ăn dặm tốt hơn:
- Kết hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi thực đơn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất và giúp bé không bị ngán.
- Thực phẩm phải sạch và không bị nhiễm khuẩn.
- Cho trẻ ăn từ từ từng chút một, từ ít tới nhiều.
- Kiểm tra các nguy cơ dị ứng và khả năng tiêu hóa khi cho trẻ thử thức ăn mới.
- Chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ ngày và kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.
- Có thể kết hợp bột ăn dặm với rau củ quả hay thịt cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá cùng một lúc.
- Thời gian các bữa ăn dặm nên hợp lý và cố định để tạo thói quen ăn uống cho trẻ.
Cách tắm rửa cho bé 6 tháng
Bên cạnh khẩu phần ăn, việc chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi thông qua tắm rửa cũng rất quan trọng. Để tắm cho trẻ đúng cách, mẹ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
- Chuẩn bị dụng cụ: Bao gồm các dụng cụ trong và sau khi tắm như chậu (bồn tắm), đồng hồ đo nhiệt độ nước, sữa tắm, khăn tắm, quần áo cho bé.
- Gội đầu: Mẹ chỉ nên dùng phần thịt ở đầu ngón tay massage nhẹ nhàng da đầu trẻ. Đồng thời, mẹ không chà xát hay tác động mạnh vào phần thóp của trẻ.
- Tắm toàn thân: Trước tiên, mẹ dùng khăn nhúng vào nước và vệ sinh mắt mũi miệng cho trẻ. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng đặt trẻ vào chậu nước, một tay đỡ lưng đầu và cổ trẻ, tay còn lại vớt nước để lau các bộ phận còn lại. Tắm theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trước ra sau.
- Lau khô người và ủ ấm cho trẻ: Dùng khăn khô và mềm lau khô người trẻ. Sau đó, xoa chút dầu tràm để giữ ấm cho trẻ và phòng ngừa cảm mạo. Cuối cùng, mặc quần áo cho trẻ.
Tinh dầu tràm Dr.Tràm cho bé sơ sinh (20 ml)
Những điều cần chú ý khi tắm cho trẻ 6 tháng bao gồm:
- Số lần tắm: Mùa hè có thể tắm hàng ngày cho trẻ, tuy nhiên mùa đông nên duy trì 2 ngày/lần, tuần từ 3 – 4 lần. Đối với những ngày không tắm, mẹ lau vệ sinh mặt mũi, tay chân và thay quần áo cho trẻ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tắm từ 35 – 37 độ, tương đương với thân nhiệt của trẻ để trẻ dễ dàng thích nghi.
- Thời gian tắm: Chỉ nên tắm trong khoảng 5 phút, không nên tắm cho trẻ quá lâu.
- Thời điểm tắm: Khoảng 2 – 4 giờ chiều, vì đây là thời điểm ấm áp nhất và sau một ngày trẻ chơi bẩn cần được vệ sinh sạch sẽ.
- Loại dầu tắm: Mẹ cần chọn các sản phẩm tắm gội như sữa tắm arau túi vừa có công dụng làm sạch và sát khuẩn, vừa đảm bảo an toàn cho da trẻ. Vì da của trẻ 6 tháng vẫn còn rất nhạy cảm, dễ bị bám bụi và vi khuẩn.
Cách tắm cho trẻ 6 tháng đúng cách
Chăm sóc bé sau khi tắm như thế nào?
- Vệ sinh mắt cho trẻ: Mẹ dùng bông y tế khử trùng nhúng vào nước muối sinh lý rồi nhẹ nhàng lau từ khóe mắt tới đuôi mắt. Mỗi mắt nên dùng một miếng bông khác nhau. Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi này rất an toàn nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
- Làm sạch mũi cho con: Nhỏ nước muối sinh lý vào tăm bông rồi rửa mũi cho bé nhẹ nhàng. Mẹ không nên đưa bông vào quá sâu, vì sẽ gây kích ứng và làm tổn thương lớp niêm mạc ở mũi trẻ.
- Vệ sinh tai cho bé 6 tháng: Tuyệt đối không sử dụng vật sắc nhọn để làm sạch lỗ tai và phần vành bên ngoài tai vì dễ gây tổn thương màng nhĩ. Thay vào đó, mẹ nên lấy một miếng khăn mỏng rồi lau nhẹ nhàng. Ngoài ra, mẹ nên dùng tay giữ phần đầu trẻ để bé không ngọ nguậy.
Cách vệ sinh răng miệng cho bé
Với bé mọc răng sữa sớm
Vệ sinh răng miệng cũng là một việc cần thiết trong quá trình chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi. Với trẻ mọc răng sữa sớm, mẹ có thể sử dụng bàn chải đánh răng mềm (loại gắn vào đầu ngón tay) và khăn vải mềm để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Bởi tập cho trẻ đánh răng đúng cách có thể phòng ngừa được tình trạng răng sữa mọc lệch.
Ban đầu, mẹ nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý, rồi đặt một góc khoảng 45 độ so với răng, sau đó nhẹ nhàng xoay và chảy theo từng nhóm răng (khoảng 2 – 3 cái răng). Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nhớ chải đủ cả ba mặt răng gồm bên ngoài, trong và mặt nhai cho trẻ. Cuối cùng, mẹ lấy khăn mềm chuẩn bị trước đó lau sạch răng và nướu của trẻ.
Với bé chưa mọc răng sữa
Mẹ chỉ cần dùng miếng gạc chuyên dùng cho trẻ hoặc vải mềm nhúng vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng là được. Mẹ hãy cố gắng duy trì điều này mỗi ngày để trẻ không cảm thấy sợ việc vệ sinh răng miệng về sau.
Mẹ có thể dùng khăn vải mềm để vệ sinh răng miệng cho trẻ
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 6 tháng
Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi đúng cách là quan tâm đến giấc ngủ của trẻ. Thông thường, giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi gần như đã đi vào ổn định. Trung bình một ngày trẻ ngủ khoảng 13 – 14 tiếng, bao gồm các cữ ngủ ngắn vào ban ngày và một giấc ngủ dài vào ban đêm. Đa số trẻ sẽ ngủ xuyên đêm tới 5 giờ sáng.
Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ khó ngủ và thức dậy nhiều lần vào lúc nửa đêm. Vì thế, ba mẹ cần lưu ý cân bằng giấc ngủ ngày và đêm của trẻ sao cho hợp lý để tránh tình trạng khủng hoảng ngủ ở trẻ. Ngoài ra, ba mẹ hãy cho trẻ làm quen với việc ngủ một mình để trẻ tự lập hơn.
3Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Hy vọng với cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi trên đây của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn, ba mẹ sẽ nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!
Ngọc Thanh tổng hợp
Nhật Quang đã kiểm duyệt
- Mẹo giúp mẹ tập cho bé ăn dặm siêu hiệu quả
- Mẹo để bé ngủ không giật mình mẹ đã biết chưa?
- Cách làm siro húng chanh để trị bệnh cho trẻ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi các mẹ nên ghi nhớ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.