Vía Thần Tài mùng 10 là phong tục lâu đời của dân tộc Việt. Vào những ngày này các gia chủ bắt đầu chuẩn bị mâm cỗ, văn khấn, và tham khảo những lưu ý trong quá trình cúng Thần Tài.
Vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, nhà nhà lại nô nức sắm sửa lễ vật cúng vía Thần Tài. Các chuyên gia phong thủy cho rằng, trong ngày này, mọi người nên làm lễ cúng Thần tài để cầu may mắn, tài lộc.
Tham khảo thêm: Vì sao lại có ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng?
Ông Địa là ai? Thần Tài là ai?
Ông Địa hay còn được gọi là Thổ Công, chính là một trong hai vị Thần (cùng với Thần Tài) được nhiều gia đình người Việt Nam thờ cúng trong nhà. Tục thờ ông Địa, Thần Tài cũng là một nét văn hóa tín ngưỡng đẹp từ xa xưa.
Ông Địa là vị Thần cai quản mảnh đất mà mỗi gia đình đang sinh sống. Ông thường được biết tới với hình ảnh là một ông lão có chiếc bụng to, tay cầm quạt và luôn mang vẻ mặt rất hiền lành, phúc hậu.
Thần Tài là vị Thần giúp trông coi và đem tới tiền bạc hay sự may mắn về mặt kinh tế cho các gia đình. Thần Tài thường được biết tới với hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ, trên tay có cầm thỏi vàng và gương mặt cũng rất hiền lành, nhân hậu.
Tham khảo thêm: Ngày vía Thần Tài 2023 là ngày nào? Nên mua gì ngày vía Thần Tài?
Cách cúng thần tài thổ địa 2022 chuẩn nhất
Thời gian cúng Thần Tài
Một số chuyên gia phong thủy cho rằng nên thắp hương Thần tài vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất. Trước khi cúng Thần Tài nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận.
Người Việt Nam có thể cúng Thần Tài hằng ngày, hằng tháng, tuy nhiên, ngày cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được người Việt coi là ngày quan trọng nhất, hay còn gọi là ngày vía Thần Tài.
Chú ý nơi đặt bàn thờ
Bàn thờ Thần tài không được đặt trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ. Điều đó đồng nghĩa với việc làm ô uế, vấy bẩn lên vị thần. Nơi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài phải luôn sạch sẽ.
Tham khảo thêm: Cách đặt ông Địa Thần Tài đúng vị trí, đem nhiều may mắn, tài lộc
Chuẩn bị đồ cúng Thần Tài
-
Lau dọn bàn thờ Thần Tài trước khi cúng
Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ đổ nước sạch pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho cả Thần Tài và Ông Địa. Tiếp đó, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng bàn thờ. Bàn thờ Thần Tài của nhiều gia đình cũng được đặt ông Cóc (Thiềm Thừ) với mong muốn mang lại năng lượng tốt và may mắn cho gia chủ.
-
Chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài
Trong ngày vía Thần Tài chúng ta nên cúng mặn. Đồ cúng thương là các món ăn ngon như heo quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày,…
Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món lợn quay và chuối chín vàng. Tùy điều kiện mỗi gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài khác nhau.
-
Chuẩn bị hoa quả cúng Thần Tài
Riêng hoa cúng Thần Tài không nên dùng hoa vải hay hoa giấy. Cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt.
Quả cũng nên mua trái cây tươi ngon, và các loại quả hay được mua để cúng Thần Tài như táo, lê, chuối, cam, quýt.
Lễ vật cúng Thần Tài
-
Bộ tam sên, gồm 3 món: 300g thịt heo (có thể luộc hoặc quay), 3 quả trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và 3 con tôm hoặc cua luộc
-
Cá lóc nướng: Cá lóc này phải để nguyên con, đem đi nướng trui
-
Mâm ngũ quả: Có thể chọn các quả như cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu,…
-
1 lọ hoa tươi có màu sắc rực rỡ (hoa cúc, hoa ly,…)
-
1 bộ giấy tiền vàng mã
-
Thuốc lá (cả bao và có 2 điếu thuốc thò đầu ra)
-
1 dĩa gạo và 1 dĩa muối hột
-
Khay vàng giấy
-
2 bát hương
-
2 cây đèn nhỏ
-
1 khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu
Lưu ý:
Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyển cá vảy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thì vui lòng.
Văn khấn cúng Thần Tài
Xin giới thiệu bài Văn khấn Thần Tài (Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin).
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Đọc đúng bài văn khấn Thần Tài cũng là một trong những việc rất quan trọng, để thỉnh Thần Tài về. Mọi nhà khi hành lễ nên đọc to bài văn khấn trong ngày cúng vía Thần Tài để cầu mọi việc được hanh thông.
Tham khảo thêm: Thứ tự hành lễ, văn khấn khi đi chùa đầu năm 2022 đúng chuẩn
Những lưu ý trong khi cúng Thần Tài
Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Bên cạnh đó, gia chủ cũng phải lưu ý thêm những yếu tố sau đây:
-
Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
-
Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
-
Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
-
Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
-
Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
Việc làm lễ vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm được cho là rất quan trọng bởi theo quan niệm dân gian, có đón Thần Tài mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm.
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn