Bạn đang xem bài viết: Cách đối phó trầm cảm khi mang thai – Những điều mẹ bầu nên biết tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Theo một số ước tính, gần 1/5 phụ nữ bị chẩn đoán bị trầm cảm khi mang thai. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết khi thấy mình luôn trong trạng thái lo lắng, bao gồm những điều bình thường và bất thường.
1Trầm cảm khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu thường có nhiều nỗi lo lắng. Theo tiến sĩ Andrea Chisholm – giám đốc phòng khám sức khỏe của Cody Regional Health (Hoa Kỳ), giải thích : “Lo lắng khi mang thai được ước tính xảy ra khoảng 15% ở các mẹ bầu. Thông thường, đó là sự lo lắng về thai nhi đang phát triển hoặc có điều gì đó không ổn trong thai kỳ”.
Khi mang thai, mẹ bầu thường có rất nhiều mối lo
Những vấn đề lo lắng của mẹ bầu thường gặp như: liệu họ có trở thành cha mẹ tốt hay không, sự thay đổi trong mối quan hệ của họ với bạn đời, một vài mẹ bầu sẽ tự hỏi làm thế nào để sắp xếp việc nuôi dạy con cái và công việc hoặc băn khoăn về vấn đề tài chính.
Đặc biệt, những bà mẹ đã từng bị sẩy thai hoặc các vấn đề về sinh sản, có thể rất dễ bị lo lắng và lo lắng mức độ nhiều hơn những người khác.
Beth Brawley – một chuyên gia điều trị cho những người bị rối loạn lo âu nói rằng: “Con người thường có xu hướng không thích điều gì đó chưa chắc chắn và rất dễ dẫn đến lo lắng. Từ đó, họ tự vẽ ra nhiều viễn cảnh tiêu cực và nguy hiểm dẫn đến bị loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)”.
Bài viết liên quan:Tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng của trầm cảm thai kỳ đến sự phát triển của trẻ
2Làm thế nào để đối phó với trầm cảm khi mang thai
Tiến sĩ Chisholm khuyến khích những phụ nữ mang thai đang có dấu hiệu trầm cảm nên cân nhắc liệu pháp hành vi nhận thức, tập yoga hoặc châm cứu. Dưới đây là một số cách để đối phó với trầm cảm khi mang thai.
Thay đổi quan điểm về sự lo lắng
Thay vì lo lắng về điều gì đó tồi tệ hoặc nguy hiểm sắp đến, hãy thử nghĩ về những gì bạn đã và đang trải qua.
Khi bạn đang cảm thấy lo lắng, cơ thể của bạn sẽ phản ứng vì thấy điều đó là một mối đe dọa. Tuy nhiên, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể xử lý điều này. Làm như vậy, bạn có thể xoa dịu chính mình.
Mẹ bầu nên nghĩ đến những điều tuyệt vời đang trải qua cùng đứa con bé bỏng
Giải quyết những lo lắng
Khi thấy bản thân đang bất ổn, bạn hãy dừng lại một phút và viết ra những điều bạn đang lo lắng. Sau đó, xem lại danh sách và cố gắng giải quyết từng vấn đề. Ví dụ như:
- Nếu những suy nghĩ về chuyển dạ và sinh nở khiến đầu óc bạn quay cuồng, hãy cân nhắc đăng ký một lớp sinh con.
- Nếu bạn lo lắng về việc cho con bú, hãy gọi cho chuyên gia tư vấn và đặt lịch hẹn để nói chuyện.
- Hoặc, nếu bạn lo lắng về sự thay đổi trong mối quan hệ của bạn và chồng khi em bé được sinh ra, hãy dành thời gian để nói đến những mối quan tâm và mong đợi của bạn.
Điều quan trọng là bạn nên tập trung vào những thứ có thể kiểm soát. Bạn có thể không kiểm soát được những gì xảy ra trong quá trình sinh nở, nhưng bạn có thể nâng cao thêm kiến thức cho mình và chuẩn bị thật kỹ.
Đôi khi việc mẹ bầu trầm cảm trong thai kỳ bắt nguồn từ sự không chắc chắn hoặc cảm giác điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, điều cần thiết là bạn nên tập trung vào việc trở nên chủ động hơn trong mọi tình huống.
Lên lịch khoảng thời gian dành để lo lắng
Hãy thử dành ra 30 phút mỗi ngày để bạn có thể thoải mái lo lắng về bất cứ điều gì. Ví dụ, khi một ý nghĩ lo lắng len lỏi trong tâm trí bạn, hãy tự nhủ “Mình sẽ suy nghĩ về điều đó sau”.
Khi đến thời gian cho sự lo lắng, bạn hãy cố gắng tập trung vào nó một cách hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể viết ra các câu hỏi về thai kỳ, chuyển dạ, nuôi con… và gửi cho bác sĩ đang theo dõi bạn hoặc tự tra cứu trực tuyến. Bạn cũng có thể gọi cho một người bạn hoặc thành viên trong gia đình để nói về mối quan tâm của mình.
Điều quan trọng là bạn hãy cho phép bản thân lo lắng nhưng cũng nên đặt ra giới hạn. Làm như vậy sẽ giải phóng bạn khỏi những lo lắng trong suốt cả ngày hoặc suy ngẫm về những điều tương tự lặp đi lặp lại.
Yêu thương bản thân
Mang thai không hề dễ dàng, vì vậy hãy dễ dàng và yêu thương chính mình. Bạn hãy đối xử với bản thân bằng sự kiên nhẫn, hòa nhã và tử tế.
Do đó, hãy nghĩ về cách bạn có thể tự chăm sóc bản thân, những thứ bạn cần ngay bây giờ là gì? Không có gì sai khi chăm sóc bản thân và đảm bảo nhu cầu của bạn được đáp ứng. Khi bạn mắc lỗi, hãy nhẹ nhàng với chính mình.
Lối sống lành mạnh
Vận động nhẹ nhàng là một trong những cách giúp mẹ bầu giảm bớt sự lo lắng
Bạn có thể tham gia một lớp yoga dành cho bà bầu hoặc đi dạo với chồng mình vào mỗi buổi tối. Di chuyển một cách an toàn và nhẹ nhàng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn giải tỏa những suy nghĩ, lo lắng, giúp đầu óc tỉnh táo.
Vận động nhẹ nhàng, lành mạnh là một cách tuyệt vời cho cơ thể khi có nhiều sự thay đổi trong thai kỳ. Nói chung, bạn có thể an toàn khi thực hiện các bài tập nhẹ nhàng khi mang thai như thể dục nhịp điệu, bơi lội hoặc đi bộ.
Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ sinh non hoặc các biến chứng thai kỳ, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện.
Thực hành chánh niệm
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thực hành chánh niệm giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Một nghiên cứu đối với 2 nhóm người: nhóm tham gia một lớp học chánh niệm kéo dài 6 tuần để học cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực và những người còn lại đọc sách thai giáo.
Khi so sánh với nhóm mẹ bầu chỉ đọc sách thai nghén, những người thực hành chánh niệm thấy sự lo lắng giảm xuống nhiều hơn.
Bài viết liên quan: Trầm cảm khi mang thai – bóng đen cảm xúc của mẹ bầu
3Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Bất an và lo lắng khi mang thai là điều bình thường. Nhưng nếu nỗi lo lắng đó khiến bạn cảm thấy hoảng sợ, khó tập trung hoặc khó ngủ, thì đó là điều không bình thường. Có một số triệu chứng phổ biến có thể dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Điều quan trọng là bạn nên chia sẻ bất kỳ triệu chứng nào bạn đang gặp phải với bác sĩ theo dõi thai kỳ.
Không có gì lạ khi việc mang thai được ví như “một chuyến tàu lượn siêu tốc nhiều cảm xúc”. Trên thực tế, việc mẹ bầu trải qua những lo lắng khi mang thai là điều phổ biến. Tất cả mọi thứ, từ những thay đổi nội tiết tố, thiếu ngủ cho đến những lần sẩy thai trước đó và các vấn đề tài chính đều có thể góp phần khiến bạn lo lắng.
- Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai. Trong đó có một món uống quen mặt mà mẹ nào cũng thích
- Giải mã vì sao bà bầu hay quên? Gợi ý những cách hữu hiệu giúp mẹ giải toả tâm lý stress khi mang thai
- Mẹ bầu bị nhạt miệng khi mang thai – Giải mã nguyên nhân và gợi ý mẹo giúp mẹ bầu ăn ngon miệng
Mang thai là một hành trình hạnh phúc và cũng đây thử thách với mẹ bầu. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ bầu vượt qua những rủi ro trầm cảm khi mang thai để có một cuộc sống thai kì vui vẻ, thoải mái và tràn ngập yêu thương.
Nguyễn Thị Thảo tổng hợp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách đối phó trầm cảm khi mang thai – Những điều mẹ bầu nên biết của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.