Nếu không muốn bị ngứa tay khi gọt vỏ khoai sọ, khi gọt bạn không nên để tay và khoai dính nước, sử dụng bao tay, nướng hoặc luộc sơ khoai sọ trước khi gọt.
Khoai sọ một loại khoai rất phổ biến trong nhiều món ăn Việt Nam. Tuy nhiên công đoạn sơ chế khoai sọ thường rất khó, nếu không biết cách làm sẽ rất ngứa.
Trong bài viết này, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu 4 cách để gọt khoai sọ không bị ngứa nhé!
Không để tay và khoai sọ dính nước khi gọt
Trong quá trình gọt khoai sọ nếu khoai, tay có tiếp xúc với nước thì bạn sẽ bị ngứa ngay lập tức. Để không bị ngứa, sau khi mua khoai sọ về, bạn không rửa, để nguyên đất, bụi bám trên khoai, lau tay thật khô rồi gọt sạch vỏ khoai sọ.
Sau đó, bạn ngâm khoai trong nước có pha một ítmuối ăn tầm 10 phút rồi rửa lại khoai lần nữa với nước sạch là có thể dùng khoai chế biến món ăn.
Sử dụng bao tay nilon
“Cách ly” tay với khoai sọ bằng bao tay nilon cũng giúp bạn gọt sạch vỏ khoai sọ mà không lo bị ngứa ngáy nhé.
Người nội trợ nên sử dụng bao tay nilon để gọt vỏ khoai sọ để sau khi sử dụng có thể bỏ luôn bao tay, không cần phải tốn thời gian giặt rửa lại như khi dùng bao tay vải.
Nướng sơ khoai sọ trước khi gọt
Các củ khoai sọ bạn đặt vào miếng giấy bạc và quấn chặt rồi đặt lên bếp lửa nướng sơ trong vài phút để đốt hết nhựa khoai sọ.
Tiếp đó, người nội trợ mở giấy bạc, lột vỏ khoai sọ từ từ, khoai lúc này cũng không gây ngứa nữa.
Luộc sơ khoai sọ trước khi gọt
Tương tự như cách nướng sơ khoai sọ, nếu không thích nướng, bạn có thể luộc sơ khoai sọ bằng cách cho khoai vào nồi gồm 1 lít nước và 2 muỗng cà phê muối ăn, đặt trên bếp, khi nước sôi lên, bạn tắt bếp rồi đổ khoai sọ vào rổ, giảm nhiệt nhanh bằng nước lạnh sau đó mới lột vỏ khoai.
Nhiệt độ cao của nước sẽ giúp phân hủy nhựa khoai sọ, khi lột vỏ bạn sẽ không thấy ngứa.
Cách làm cao khoai sọ
Cao khoai sọ thường được biết đến là phương pháp hút chất độc ra ngoài, đặc trị viêm sưng, u bướu, bó xương gãy. Nên áp nước gừng trước khi áp cao khoai sọ để có hiệu quả tốt nhất.
- Gọt vỏ khoai sọ (còn gọi là củ môn cao, vỏ có lông nâu, da ửng tím, ruột trắng, dùng củ non, củ dáu tốt hơn củ cái)
- Giã nhuyễn hoặc mài mịn khoai sọ rồi trộn với 5-10% gừng tươi mài hoặc giã nát
- Trộn thêm một ít bột gạo cho khoai sọ bớt nhão
- Trải cao dày khoảng 1.5 cm – 2 cm lên một miếng vải, rồi đắp cao trực tiếp lên da chỗ đau, cột chặt cho khỏi rơi ra.
Chúng tôi hi vọng qua những mẹo nhỏ ở trên, chị em nội trợ sẽ gọt vỏ khoai sọ dễ dàng và không lo ngứa nữa. Nếu biết nhiều mẹo chống ngứa khi sơ chế khoai sọ khác, mời bạn gửi ý kiến cho chúng tôi ngay.
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn