Cách khắc phục hiệu quả trình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ

Bạn đang xem bài viết: Cách khắc phục hiệu quả trình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một hiện tượng phổ biến khiến ba mẹ đau đầu. Sau đây mời ba mẹ cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để tìm hiểu về chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ và một số cách khắc phục nhé.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là nỗi lo của nhiều ba mẹ

1Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

Biếng ăn tâm lý là tình trạng trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, khó chịu hay phản ứng tiêu cực khi đến bữa ăn. Bởi vì trẻ thường xuyên bị la mắng, ép buộc ăn nhiều thức ăn.

Biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống ở trẻ, không phải là bệnh lý. Đây chỉ là một triệu chứng tạm thời, chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ sẽ bị thiếu vi chất dẫn đến suy dinh dưỡng, tác động không tốt đến sức khỏe.

Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm ở trẻ nghiêm trọng hơn viêm dạ dày ruột gấp nhiều lần

2Nguyên nhân trẻ biếng ăn tâm lý

Trẻ biếng ăn tâm lý thường do các nguyên nhân khởi phát mà ba mẹ cần chú ý, cụ thể:

  • Không khí bữa ăn căng thẳng, ba mẹ thường xuyên la mắng khi ăn chậm hay bị ép ăn những món trẻ không thích.
  • Ba mẹ không hiểu con, ép buộc con trong ăn uống. Khi trẻ có cảm giác bị ép buộc vào khuôn khổ hay làm những điều mình không muốn, sẽ gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý. Ví dụ như phải ngồi một chỗ, ăn trong số phút nhất định,…
  • Trẻ bị thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt hàng ngày như những ngày đầu gửi trẻ ở trường, khi chuyển nơi sinh sống, thay đổi giờ ăn, đổi người chăm sóc…
Có thể bạn quan tâm: Bé 3 tuổi mỗi ngày cần ăn đầy đủ 6 bữa

3Trẻ nào có nguy cơ mắc chứng biếng ăn tâm lý?

Biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện bằng việc ít bú, hay ngậm, không bú đủ cữ sữa quy định trong một ngày, không chủ động đòi bú… dẫn đến trẻ chậm phát triển về thể chất và trí não.

4Dấu hiệu nhận biết biếng ăn tâm lý ở trẻ

Dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ có những đặc trưng không quá khó để nhận biết. Nếu ba mẹ thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây thì cần tìm hiểu để can thiệp sớm, tránh những biến chứng về sau.

  • Trẻ quay mặt đi, khi được đút ăn thì che miệng, lắc đầu
  • Trẻ rất hay ngậm cơm trong miệng không nhai cũng không nuốt.
  • Trẻ khóc hoặc gào thét khi đến giờ ăn, khi thấy thức ăn.
  • Phun, nhè đồ ăn ra, giả vờ nôn ói khi được cho ăn.
  • Ăn vặt nhiều mà không ăn bữa chính.
  • Thời gian ăn trên 30 phút
  • Ăn không hết, ăn quá ít so với khẩu phần ăn theo độ tuổi của bé.
  • Trẻ cáu kỉnh, ủ rũ, chán nản,…
Biếng ăn tâm lý ở trẻ em

Trẻ che miệng, lắc đầu khi thấy đồ ăn là biểu hiện của chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ em

Ngoài ra, có một số bé còn bị nôn ói thật khi ngửi thấy mùi thức ăn. Mặc khác, ba mẹ cũng có thể nhận biết tình trạng biếng ăn ở trẻ thông qua so sánh lượng thức ăn theo độ tuổi, tình trạng táo bón/lượng phân ít hơn bình thường, trẻ chậm tăng cân so với tiêu chuẩn độ tuổi, không tăng cân, sụt cân trong 3 tháng liên tiếp.

5Các biến chứng của biếng ăn tâm lý ở trẻ

Hậu quả đầu tiên của biếng ăn tâm lý ở trẻ dễ thấy là trẻ lười ăn, ăn ít, khó sửa thói quen này. Điều này dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng (bao gồm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Suy dinh dưỡng kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như loãng xương, mất cơ bắp, gặp các vấn đề ở tim (suy tim, nhịp tim bất thường, hở van hai lá), bất thường về điện giải, thiếu máu, tổn thương thận…

6Chẩn đoán chứng biếng ăn tâm lý

Khi trẻ có những biểu hiện của chứng biếng ăn tâm lý, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt để được đánh giá, kiểm tra tình trạng sức khỏe dinh dưỡng chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp cho từng trẻ, giúp trẻ ăn uống bình thường trở lại.

Để thuận lợi hơn trong chẩn đoán, ngoài thăm khám lâm sàng như siêu âm, kiểm tra sức khỏe tổng quát, cân và đo chiều cao các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số phân tích thành phần cơ thể, xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), xét nghiệm huyết học, sinh hóa, …

Việc chẩn đoán và điều trị biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi, sức khỏe tổng quát của trẻ và mức độ nghiêm trọng của chứng biếng ăn. Biếng ăn tâm lý thường được điều trị bằng cách kết hợp:

  • Liệu pháp hỗ trợ tâm lý cá nhân
  • Hướng dẫn gia đình chăm sóc
  • Lên danh sách thực phẩm và chế độ ăn cần thiết cho trẻ

Ba mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phục hồi trong phương pháp điều trị biếng ăn tâm lý ở trẻ. Ba mẹ cần tìm hiểu và thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để trẻ nhanh chóng thoát khỏi biếng ăn, trở lại bình thường.

7Biếng ăn tâm lý ở trẻ khắc phục như thế nào?

Không ép trẻ ăn

Nhiều phụ huynh Việt Nam hay ép con ăn, nhất là khi trông con thấp bé nhẹ cân hơn bạn bè cùng trang lứa.

Một bữa ăn đầy tiếng khóc và tiếng quát mắng khiến trẻ càng ngày càng sợ ăn. Khi trẻ khóc trong bữa ăn dễ dẫn đến sặc cơm, sặc đồ ăn, dị vật đường thở vô cùng nguy hiểm.

Cho bé ăn theo nhu cầu

Khi bé muốn ăn thì hãy cho ăn, khi bé không muốn ăn thì dừng lại. Điều này tạo tâm lý thỏa mái cho bé khi đến bữa ăn, không sợ ăn uống. Nếu lượng ăn của bé chưa đủ theo khẩu phần thì ba mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các bữa phụ, uống thêm sữa để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.

Thay đổi thực đơn liên tục

Việc thay đổi thực đơn liên tục sẽ giúp bé hào hứng với việc ăn uống hơn do cảm giác mới lạ. Chỉ cần lập kế hoạch dinh dưỡng mỗi tuần là ba mẹ đã có thể có cái nhìn tổng quan hơn về dinh dưỡng mà cũng không mất nhiều thời gian để suy nghĩ hôm nay ăn gì.

Ăn mãi một số món trong một thời gian dài thì ai cũng thấy chán, nhất là trẻ nhỏ. Vậy nên để hạn chế chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ, ba mẹ cần thay đổi thực đơn.

Khi trẻ đi học có thể có biếng ăn tâm lý do không hợp khẩu vị. Ba mẹ có thể điều chỉnh dần dần thực đơn bữa ăn ở nhà tương tự thực đơn ở trường để bé làm quen, thích nghi với các món ăn đó.

Cho bé ăn cùng với cả gia đình

Bầu không khí bữa ăn cũng tác động đến tâm lý của trẻ. Việc ăn cùng cả nhà trong bầu không khí vui vẻ sẽ giúp trẻ hào hứng ăn hơn. Trẻ sẽ bắt chước ăn như mọi người nên ăn nhiều hơn. Điều này sẽ cải thiện rõ rệt chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ và còn gắn kết tình cảm gia đình.

Bổ sung dưỡng chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa hoạt động có tốt không cũng ảnh hưởng đến chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Trẻ bị biếng ăn tâm lý thì các enzyme trong tiêu hóa cũng tiết ra ít hơn. Ba mẹ có thể cho trẻ uống enzyme tiêu hóa, men tiêu hóa để kích thích con tiêu hóa tốt hơn.

Linh hoạt các món ăn

Thực đơn cho bé nên đa dạng món ăn. Thay vì ăn mãi cơm, cháo thì cho con ăn bún, phở, miến, cơm, cháo linh hoạt và các món khác như trái cây, bánh, sữa…

Đa dạng món ăn giúp giảm thiểu biếng ăn tâm lý ở trẻ

Đa dạng món ăn giúp giảm tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ

8Một số lưu ý khi cho trẻ ăn

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn để tránh chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ:

  • Không trộn thuốc vào sữa hay đồ ăn của trẻ.
  • Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính để giúp trẻ ăn được nhiều hơn.
  • Thời gian ăn nên dưới 30 phút, sau 30 phút còn đồ ăn cũng dọn bữa
  • Nói chuyện vui vẻ với trẻ trong bữa ăn để tạo không khí ấm áp, vui vẻ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.
  • Cho trẻ thử món ăn mới, đa dạng
  • Cho trẻ quyết định món mà mình sẽ ăn
  • Tuyệt đối không ép buộc hay dọa nạt, quát mắng
  • Cho trẻ tham gia những bữa ăn cùng gia đình và khen ngợi khi trẻ ăn nhiều hơn bình thường.
  • Tập ăn từ từ từng chút một với những món trẻ không thích, không nên ép trẻ
  • Linh hoạt các món và trang trí đẹp mắt để kích thích thị giác và vị giác của trẻ

Với trẻ biếng ăn, khi xây dựng thực đơn cho bé, mẹ cần lưu ý 5 điều sau:

  • Thực đơn xây dựng trên nhu cầu dinh dưỡng, sở thích của trẻ theo từng độ tuổi, giai đoạn phát triển. Mẹ có thể tham khảo các bảng nhu cầu năng lượng, đạm, chất béo, protein,…của các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ nhỏ.
  • Sáng tạo các món mới lạ, đa dạng trong chế biến đồ ăn cho trẻ biếng ăn
  • Đừng giữ mãi 1 cách chế biến công thức cho trẻ ăn dặm như băm nhỏ, xay thành hỗn hợp cháo, cơm loãng. Mẹ hãy tham khảo để có thêm những cách cách nấu phong phú hơn như: hấp, nấu súp, cơm nát, làm thành bánh, áp chảo,…
  • Hạn chế đồ ăn vặt, thực phẩm đóng hộp, đồ rán, chiên nhiều dầu mỡ vì vừa ít dinh dưỡng lại no ngang, trẻ càng thêm chán ăn. Mẹ có thể cho trẻ ăn bữa phụ cách xa bữa chính 2 – 3 tiếng với những món như sữa chua, nước ép trái cây, trái cây…
  • Kết hợp sử dụng sản phẩm chức năng giúp trẻ ăn ngon
  • Bổ sung các chất cần thiết qua cả thức ăn và đường uống

9Gợi ý thực đơn cho trẻ biếng ăn tâm lý

Để trẻ không bị thiếu chất các mẹ nên nghiên cứu về dinh dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bữa ăn của trẻ cần đa dạng, thay đổi linh hoạt và bắt mắt để trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn, tránh thiếu chất và giảm tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để các cơ quan tiêu hóa phát triển đầy đủ, lành mạnh. Sau 6 tháng mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm với đa dạng các món ăn hơn.

Gợi ý thực đơn mẫu cho trẻ:

Biếng ăn tâm lý ở trẻ 6 tháng trở lên

Thực đơn ăn dặm gợi ý cho trẻ tên 6 tháng bị biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý ở trẻ 1-3 tuổi

Thực đơn ăn dặm gợi ý cho trẻ 1-3 tuổi bị biếng ăn tâm lý

Mẹ có thể tăng giảm khoảng cách giữa các giờ ăn trong thực đơn trên cho phù hợp với thói quen sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các bữa ăn phải cách nhau ít nhất từ 2-3 giờ.

Thực đơn ăn dặm gợi ý trên đây chỉ chia sẻ những món ăn ngon cho trẻ trong 1 tuần. Mẹ có thể biến tấu, thêm bớt, điều chỉnh để cho ra nhiều loại thực đơn phong phú hơn.

Xem thêm:

  • Trẻ suy dinh dưỡng không thể phát hiện bằng mắt thường. Xem ngay lí giải tại đây!
  • Mách mẹ công thức cháo thịt bò rau ngót cho bé phát triển toàn diện
  • Ba mẹ ơi! Bỏ túi ngay những món đồ không thể thiếu trong thôi nôi cho bé!

10Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể khiến nhiều ba mẹ stress và lo lắng. Làm sao để trẻ chịu ăn, ăn nhanh, ngon miệng và không sợ ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Hy vọng những chia sẻ trên về biếng ăn tâm lý ở trẻ em sẽ giúp ba mẹ bớt hoang mang trong việc nuôi con.

Như Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách khắc phục hiệu quả trình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *