Cách khắc phục lỗi laptop tự tắt màn hình hiệu quả ngay tại nhà

Cách khắc phục lỗi laptop tự tắt màn hình hiệu quả ngay tại nhà

Laptop tự tắt màn hình là một trong những lỗi phổ biến khi dùng laptop, làm gián đoạn công việc của bạn, nhất là mất dữ liệu khi chưa kịp lưu. Vậy truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ hướng dẫn cho bạn cách khắc phục lỗi laptop tự tắt màn hình nhanh và hiệu quả ra sao nhé!

Biểu hiện khi laptop tự tắt màn hình:

  • Cứ khoảng 10 – 15 phút, màn hình máy tính đột ngột tắt.
  • Màn hình bỗng tự nhiên tắt và bạn không thể bật máy lên lại, trong khi bộ phận quạt bên trong vẫn quay (có dấu hiệu hoạt động).
  • Máy tính nóng, cứ khoảng 20 – 25 phút thì màn hình tự ngắt khiến bạn phải bật máy lại.

1 Nguyên nhân màn hình laptop tự tắt

Thực tế, nhiều nguyên nhân khiến cho màn hình laptop tự tắt nhưng dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà thiết bị của bạn có thể gặp phải:

  • Nguồn điện cấp vào không ổn định khiến cho laptop hoạt động bất thường.
  • Dây cáp màn hình có thể bị lỏng.
  • Laptop quá nóng do đã sử dụng lâu hoặc bộ phận quạt bị hư, hay bám bụi nhiều bên trong, hết keo tản nhiệt.
  • Laptop bị nhiễm virus làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy.
  • Màn hình laptop bị hỏng.
  • RAM laptop bị lỗi.

Cách khắc phục lỗi laptop tự tắt màn hình hiệu quả ngay tại nhà

2 Cách khắc phục cho từng tình trạng lỗi tự tắt màn hình

Với mỗi nguyên nhân gây ra hiện tượng lỗi tắt màn hình máy tính, bạn sẽ có cách khắc phục tương ứng. Chẳng hạn:

Kiểm tra nguồn điện đầu vào laptop

Nếu bạn xác định nguồn điện cấp vào laptop không ổn định, thì tốt nhất bạn nên sử dụng máy ổn áp trong gia đình. Thiết bị này sẽ tự động điều chỉnh điện áp khi bạn sử dụng các thiết bị điện trong nhà, bao gồm cả việc bạn dùng laptop.

Kiểm tra nguồn điện đầu vào laptop

Card màn hình bị lỗi

Nguyên nhân tắt màn hình laptop có thể là do card màn hình bị lỗi. Trước tiên, bạn có thể tháo dây kết nối màn hình, rồi cắm vào cổng xuất hình trên bo mạch chủ.

Nếu khắc phục được thì không sao, còn vẫn bị lỗi tắt màn hình thì hãy mang ra tiệm để nhân viên kỹ thuật hỗ trợ. Họ sẽ kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế cái mới tùy theo mức độ hỏng của card màn hình.

Card màn hình bị lỗi

Màn hình máy tính bị lỗi

Màn hình máy tính bị lỗi thì tất nhiên bạn nên thay màn hình mới để lỗi tắt màn hình laptop không còn diễn ra nữa. Tuy nhiên, việc thay màn hình khá phức tạp, tốt nhất bạn nên nhờ nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ.

Màn hình máy tính bị lỗi

Laptop bị quá nhiệt (nhiệt độ có thể lên đến 95 độ C)

Nhiệt độ laptop quá cao sẽ khiến cho máy ngừng hoạt động và màn hình bị tắt đột ngột trong quá trình bạn đang sử dụng. Do đó, bạn nên vệ sinh quạt laptop, đồng thời dán kéo tản nhiệt (nếu cần thiết) để khắc phục sự cố này.

Xem thêm: Những cách khắc phục laptop bị nóng nhanh chóng, đơn giản

Laptop bị quá nhiệt (nhiệt độ có thể lên đến 95 độ C)

3 Cách chỉnh để laptop không tắt màn hình

Để giảm thiểu tình trạng laptop tắt màn hình đột ngột, bạn có thể phòng hờ sự cố này bằng một số mẹo sau:

Thay đổi thời gian tắt màn hình qua Control Panel

Điều chỉnh thời gian tắt màn hình sẽ kiểm soát thời gian hoạt động của màn hình và hiệu quả tiết kiệm pin laptop. Vì thế, bạn hãy điều chỉnh thời gian tắt màn hình bằng các bước sau:

Bước 1: Nhấp vào mục Control Panel (Bảng điều khiển).

Nhấp vào mục Control Panel (Bảng điều khiển).

Bước 2: Bạn chọn Hardware and Sound (Phần cứng và âm thanh)

Bạn chọn Hardware and Sound (Phần cứng và âm thanh)

Bước 3: Chọn Power Options (Tùy chọn năng lượng), chọn tiếp Change plan settings (Thay đổi cài đặt kế hoạch).

Chọn Power Options, chọn tiếp Change plan settings

Bước 4: Lúc này, bạn tìm mục Turn off the display (Tắt màn hình), rồi tiến hành điều chỉnh thời gian tắt màn hình tại chế độ Plugged In (Sử dụng nguồn) và On Battery (Pin). Cuối cùng, nhấn nút Save changes (Lưu thay đổi) để hoàn tất việc thay đổi.

điều chỉnh thời gian tắt màn hình tại chế độ Plugged In (Sử dụng nguồn) và On Battery (Pin)

Điều chỉnh thời gian tắt màn hình qua Settings

Ngoài việc điều chỉnh thời gian tắt màn hình bằng cách trên, bạn cũng có thể áp dụng cách chỉnh laptop không tắt màn hình thông qua Settings như sau:

Bước 1: Đi vào phần Menu Start tại giao diện laptop > chọn Settings (Cài đặt) > chọn Personalization (Cá nhân).

chọn Settings (Cài đặt) > chọn Personalization (Cá nhân).

Bước 2: Nhấp vào Lock screen (Màn hình khóa), rồi bạn chọn Screen timeout settings (Cài đặt thời gian tắt màn hình).

Nhấp vào Lock screen rồi bạn chọn Screen timeout settings

Bước 3: Lúc này, trong phần Screen, bạn điều chỉnh thời gian ở 2 mục: On battery power, turn off after (Khi bật nguồn, tắt sau) và When plugged in, turn off after (Khi cắm sặc, tắt sau).

điều chỉnh thời gian ở 2 mục: On battery power, turn off after và When plugged in, turn off after

Điều chỉnh thời gian tắt màn hình laptop cho Windows 7 và 8

Trường hợp, bạn đang sử dụng laptop Windows 7 và Windows 8, thì thực hiện việc điều chỉnh thời gian tắt màn hình laptop như sau:

Bước 1: Bạn vẫn đi vào Menu Start, chọn Control Panel (Bảng điều khiển).

Bạn vẫn đi vào Menu Start, chọn Control Panel (Bảng điều khiển).

Bước 2: Chọn tiếp phần Hardware and Sound (Phần cứng và âm thanh), rồi bạn đi vào Power Options (Tùy chọn năng lượng).

Chọn tiếp phần Hardware and Sound rồi bạn đi vào Power Options

Bước 3: Nhấp chọn Choose when to turn off the display (Chọn thời điểm tắt màn hình) nằm ở bên tay trái giao diện. Tại dòng mục Turn off the display (Tắt màn hình), bạn điều chỉnh thời gian tắt màn hình mong muốn ở 2 chế độ là On Battery (Pin) và Plugged In (Sử dụng nguồn).

Cuối cùng, nhấn Save changes (Lưu thay đổi) để hoàn tất quá trình thiết lập.

Điều chỉnh thời gian tắt màn hình

Xem thêm:

  • Có nên nâng cấp laptop không? Những bộ phận có thể nâng cấp
  • Cách khắc phục màn hình laptop bị hư
  • Cách khắc phục lỗi màn hình laptop bị nhiễu đơn giản

Hy vọng những thông tin đã giúp bạn biết được cách khắc phục lỗi laptop tự tắt màn hình sao cho hiệu quả khi gặp phải rồi nhé. Nếu gặp phải khó khăn gì, bạn có thể để lại bình luận phía dưới để truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hỗ trợ sớm nhất cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *