“Phố núi” Đà Lạt cứ làm du khách nhớ nhớ thương thương bởi không chỉ tiết trời mát mẻ mà còn là nét ẩm thực đặc sắc, trong đó có bánh căn. Nhớ quá mà không đi được thì trổ tài tại nhà với cách làm bánh căn Đà Lạt chuẩn vị, làm một lần là “ăn” ngay này.
Bánh căn dù có dung dị, dân dã đến đâu nhưng vẫn toát lên được sự tinh tế, hoàn mỹ khiến bao con tim thổn thức. Được biết bánh căn có “lai lịch” từ người Chăm, chọn những điều tự nhiên nhất làm gốc, các nguyên liệu chế biến nên chúng luôn tuân theo “nguyên tắc khoa học, âm dương tương xứng, hàn nhiệt hài hòa” nên không chỉ hấp dẫn mà còn bổ lành. Và chúng càng “nổi tiếng” hơn khi được trở thành đặc sản của “phố núi” Đà Lạt. Lỡ có thèm quá, muốn ăn ngay thì hãy cùng vào bếp với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé.
Nguyên liệu
-
1 chén gạo
-
Nửa chén cơm nguội
-
3 – 4 quả trứng gà (đánh tan)
-
500g thịt bằm
-
Hành tím, tỏi băm, đầu hành lá, hành lá băm
-
Gia vị: Muối, đường, tiêu, hạt nêm, nước mắm, ớt bột.
-
Dụng cụ: Khuôn làm bánh căn (nếu có thì nên dùng khuôn được làm từ đất nung nhé).
Cách làm bánh căn Đà Lạt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, đem gạo đi vo thật sạch, rồi ngâm trong nước ít nhất 1 ngày 1 đêm (tầm 24 tiếng). Xong thì bỏ gạo cùng 1,5 chén nước, cơm nguội và ½ thìa cà phê muối vào máy xay sinh tố, xay đến khi được hỗn hợp nhuyễn mịn.
Đồng thời, bắc nồi lên bếp để làm nước chấm. Hòa tan các nguyên liệu lại với nhau gồm: 1 chén nước, ¼ chén đường, ½ thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê hạt nêm. Nấu đến khi sôi thì tắt bếp, cho thêm 1 thìa canh nước mắm vào khi thấy nước chấm nguội.
Bước 2: Làm xíu mại
Lấy thịt bằm ướp cùng 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh tỏi, 1 thìa canh hành tím, ½ thìa cà phê tiêu và 2 thìa canh nước mắm. Ta sẽ ướp ít nhất khoảng 30 phút, rồi mới đem đi vo thành từng viên tròn vừa ăn và hấp cho chín.
Sau đó, bắc nồi cùng một ít dầu ăn lên bếp, khi dầu nóng thì thả vài đầu hành lá cùng lượng tỏi và hành tím còn lại vào, phi vàng thơm. Sau đó, cho xíu mại vào nồi, rồi thêm 1 chén nước, ½ thìa cà phê hạt nêm và ½ thìa cà phê muối vào. Nấu đến khi sôi thì rải lớp ớt bột vô, khuấy đều.
Bước 3: Đổ bánh
Trước hết, quét lên khuôn một lớp dầu ăn, đổ hỗn hợp bột vào khi thấy khuôn đã nóng, rồi đậy nắp lại. Đồng thời, bắc chảo cùng một ít dầu ăn lên bếp, khi dầu nóng thì thả vài đầu hành và hành lá băm vào, phi đến khi ngửi thấy mùi thơm là tắt bếp. Hành này ta sẽ cho vào chén nước chấm ăn cùng bánh căn nè.
Cuối cùng, múc tầm 1 thìa cà phê trứng (nếu bạn thích thì nhiều hơn nha) lên bánh khi thấy bánh vừa chín. Xong đậy nắp lại, tiếp tục nướng đến khi bánh chín hoàn toàn thì lấy ra. Vậy là hoàn thành rồi đó.
Thành phẩm
Bánh căn Đà Lạt làm xong có mùi thơm lan tỏa khắp nơi, khi ăn, ta sẽ cảm nhận được lớp bánh giòn tan bên ngoài, mềm mịn phía trong, không quá nhão cũng chẳng quá đặc. Ăn kèm cùng chén nước chấm hành xíu mại đậm vị, béo thơm kết hợp cùng rau xanh tươi mát. Tất cả đã cùng hòa quyện với nhau tạo thành món ngon có thể hạ gục bất kỳ ai.
Món bánh căn Đà Lạt chuẩn vị đã biết bao lần chinh phục thực khách tứ phương khiến họ cứ mãi nhớ về “phố núi” này. Và nếu bạn cũng như họ, nhớ món bánh căn tinh tế này thì hãy vào bếp trổ tài ngay bạn nhé.
Xem thêm:
>> Cách làm bánh cống Sóc Trăng giòn rụm, ngon như ngoài hàng
>> Cách làm bánh tráng lụi Tây Nguyên thơm ngon khó cưỡng
>> Bí quyết pha bột bánh xèo miền Tây giòn lâu thiệt lâu
Hãy đến ngay siêu thị truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn gần nhất để mua những nguyên liệu thơm ngon để nấu ăn nhé!
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH