Cách làm ngó sen trắng giòn, sạch mủ không bị thâm đen

Ngó sen rất dễ bị thâm đen trong quá trình chế biến nếu bạn không thao tác đúng cách. Dưới đây là cách sơ chế ngó sen trắng giòn, sạch mủ, không bị thâm rất hữu ích. Tham khảo ngay nhé!

Sen sinh trưởng ở đầm lầy nên các ngó sen tươi khi lấy dưới đầm lầy nên cũng bị đen vì dính bùn quá lâu. Thêm vào nữa, khi bẻ đôi ngó sen, phần nhựa tiết ra cũng sẽ làm ngó sen bị đen.Vậy nên, khi mua mua ngó sen tươi về sơ chế, bạn cần ngâm ngó sen để khi chế biến ngó sen sẽ giòn, xốp và có màu trắng đẹp mắt.

Ngó sen là gì?

Ngó sen là gì?Ngó sen là gì?

Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm sát gốc của cây sen. Khi những lá sen non vừa mọc và nổi lên trên mặt nước, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng thì những người ta sẽ dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất.

Ngó sen có màu trắng sữa, giòn, sờ vào mát lạnh. Đây là nguyên liệu để làm thực phẩm, có thể ăn sống như hoa quả, làm nộm, hoặc đem nấu thành những món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng như: gỏi, xào, nộm, chè, hầm lẩu… Không chỉ là món ăn được nhiều người yêu thích, nó còn là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Công dụng của ngó sen đối với sức khoẻ

Công dụng của ngó sen đối với sức khoẻ

Ngó sen có thể ăn sống, trộn gỏi hoặc chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như chè ngó sen, ngó sen hầm lẩu, thịt bò xào ngó sen… Không chỉ là món ăn ngon miệng và dễ thực hiện, ngó sen còn được nhiều người ưa chuộng vì chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Theo Đông y, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bảo vệ gan khỏe mạnh. Thường xuyên ăn ngó sen giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, bổ máu, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể. Với phụ nữ sau sinh, ngó sen có tác dụng an thần, ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh.

Ngó sen chứa đến 44mg vitamin C cùng nhiều khoáng chất, vitamin A, B, C giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, ngăn ngừa tình trạng da thô ráp và làm da mịn màng, trắng hồng tự nhiên. Ngó sen có thể được ăn quanh năm nhưng vào mùa thu, ngó sen đến thời kỳ thu hoạch nên sẽ có hương vị giòn ngon đặc biệt.

Sơ chế ngó sen với giấm và đường

Sơ chế ngó sen với giấm và đường

Ngó sen sau khi rửa, bạn bẻ ngó sen thành các khúc nhỏ từ 4-6 cm, sau đó ngâm ngay vào hỗn hợp gồm: 150ml giấm ăn, 200g đường và 2 lít nước.

Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại rồi bỏ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 ngày rồi lấy ra sử dụng. Cùng với đó thì đường làm dậy hương thơm cùng với nhiệt độ mát sẽ giúp cho ngó sen cúng lại khi chế biến sẽ giòn hơn.

Sơ chế ngó sen với chanh và muối

Sơ chế ngó sen với chanh và muối

Ngó sen muốn không bị đen, bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp chanh kết hợp cũng nước muối loãng để ngâm. Bạn chỉ cần chuẩn bị 5 quả chanh cùng một chút muối với 1,5 lít nước. Chanh cắt đôi vắt lấy nước cốt sau đó cho muối vào hòa cùng là được.

Trước khi chế biến món ăn, bạn chỉ cần ngâm trước ngó sen trong hỗn hợp này từ 22-24 tiếng ở nhiệt độ mát từ 5-10 độ sau đó lấy ra chế biến. Đơn giản như vậy là bạn sẽ có ngó sen trắng tinh, giòn ngon để chế biến.

Sơ chế ngó sen với nước đá lạnh

Sơ chế ngó sen với nước đá lạnh

Ngó sen sau khi mua về, tước sạch phần vỏ, cắt khúc, chẻ mỏng. Cách ngâm ngó sen trắng là bạn cho ngó sen vào nước đá lạnh pha loãng với một ít muối, chanh để làm sạch. Bạn có thể thay nước muối chanh bằng hỗn hợp giấm và phèn chua.

Nước đá lạnh có tác dụng giúp ngó sen giòn, cứng, trắng đẹp. Lưu ý không ngâm nước muối vì nếu lượng muối không phù hợp có thể khiến ngó sen bị mềm, xẹp, mất đi vị giòn ngon.

Sau khi rửa ngó sen sạch, trắng, cách bảo quản ngó sen tươi ngon là bạn tiếp tục ngâm ngó sen trong nước đá lạnh đến khi sử dụng. Tránh để ráo ở ngoài nhiệt độ phòng vì phần bên ngoài của ngó sen rất dễ bị thâm đen.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp các bạn có thêm thông tin để sơ chế ngó sen vừa sạch mà không bị thâm, giúp món ăn thêm phần ngon miệng nhé!

Xem thêm nhiều mẹo chế biến món ăn tại chuyên mục Mẹo vặt cuộc sống.

Xem thêm:

>> Những cách sơ chế măng tươi không bị đắng mà vẫn giòn ngon

>> Mách bạn cách sơ chế bông Atiso đúng cách để nấu không bị đắng

>> Cách sơ chế khổ qua không lo bị đắng

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *