Cách lấy ráy tai bị khô cứng an toàn, không đau và khoa học nhất

Bạn đang xem bài viết: Cách lấy ráy tai bị khô cứng an toàn, không đau và khoa học nhất tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Rái tai bị khô cứng thường rất khó lấy. Lúc này, bạn không nên dùng tăm bông hay các vật sắc nhọn để ngoáy tai. Để biết rõ hơn về cách lấy ráy tai khô cứng đơn giản, dễ làm ngay tại nhà, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1Ráy tai là gì?

Hỗn hợp hòa tan trong nước của tế bào da chết, lông và các chất bẩn từ tuyến nhầy ở ống tai được gọi là ráy tai. Chức năng chính của ráy tai chính là kháng khuẩn, cân bằng độ pH, ngăn ngừa bụi bẩn và các tác nhân khác đi sâu vào bên tai gây hại cho sức khỏe của tai.

Ở một số người tiết ráy tai quá nhiều, các ráy tai lại khô và cứng nên khiến cho phần ống tai bị bít. Chính điều này dẫn đến tình trạng khó chịu ở tai như ngứa, đau nhức, khả năng nghe kém, bị ù hay thậm chí là viêm tai.

Ráy tai giúp bảo vệ tai tránh khỏi bụi bẩn và dị vật

Ráy tai giúp bảo vệ tai tránh khỏi bụi bẩn và dị vật

2Cách lấy ráy tai khô cứng

Thông thường, khi muốn lấy ráy tai người ta sẽ dùng tăm bông hoặc dụng cụ lấy ráy tai. Tuy nhiên, các cách lấy ráy tai này nếu không thực hiện đúng cách sẽ vô tình ảnh hưởng đến màng nhĩ hay thậm chí là viêm tai. Vì thế, bạn nên tham khảo 6 cách lấy ráy tai khô cứng sau:

2.1 Sử dụng thuốc nhỏ tai

Các chai thuốc nhỏ tai đều sẽ có chất chống viêm tai, nên an toàn sử dụng để lấy ráy tai khô cứng cho trẻ em và người lớn. Giá thành cho một chai thuốc nhỏ tai cũng hợp lý với túi tiền.

Chuẩn bị: 1 chai thuốc nhỏ tai và khăn mềm.

Cách thực hiện:

  • Nghiêng đầu sang một bên, nhỏ từ 1 – 2 giọt vào lỗ tai và dùng tay xoay nhẹ phần ống tai.
  • Giữ nguyên tai trong vòng 1 phút thì nghiêng đầu sang hướng ngược lại để thuốc nhỏ tai và ráy tai chảy ra ngoài.
  • Dùng khăn mềm vệ sinh thật sạch lại tai và tiếp tục làm ở bên còn lại.
Thuốc nhỏ tai giúp lấy ráy tai khô cứng dễ dàng

Thuốc nhỏ tai giúp lấy ráy tai khô cứng dễ dàng

2.2 Sử dụng dầu oliu hoặc dầu dừa

Dầu dừa và dầu oliu không chỉ là những nguyên liệu nấu ăn, mà nhờ vào khả năng kháng viêm rất tốt nên cũng được dùng để lấy ráy tai khô cứng. Ngoài ra, dùng dầu oliu lấy ráy tai sẽ tạo nên lớp màng bảo vệ bên trong tai.

Chuẩn bị: Dầu oliu hoặc dầu dừa, bông gòn và khăn mềm.

Cách thực hiện:

  • Nghiêng đầu sang một bên và nhỏ vài giọt dầu oliu hoặc dầu dừa ấm vào tai.
  • Dùng bông gòn bịt lỗ tai lại và nằm yên trong vòng 5 phút.
  • Sau 5 phút, tháo bông gòn và nằm nghiêng sang hướng ngược lại để dầu dừa được chảy ra ngoài.
  • Lau sạch tai bằng khăn mềm và tiếp tục làm ở bên còn lại.
Tính kháng khuẩn của dầu oliu giúp làm sạch đôi tai

Tính kháng khuẩn của dầu oliu giúp làm sạch đôi tai

2.3 Sử dụng dầu trà

Dầu trà ngoài khả năng kháng viêm, ngừa khuẩn cho các nốt mụn thì cũng có hiệu quả lấy ráy tai rất tốt. Khi sử dụng dầu trà lấy ráy tai khô cứng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho tai.

Chuẩn bị: Dầu trà, khăn mềm.

Cách thực hiện:

  • Nằm nghiêng đầu sang một bên và nhỏ vài giọt dầu trà vào tai. Dầu trà ban đầu có thể sẽ gây nóng cho tai nhưng sẽ giảm dần vài giây sau đó.
  • Nằm nguyên tư thế trên trong vòng 10 phút.
  • Sau 10 phút, nằm nghiêng hướng ngược lại để hỗn hợp dầu dừa và ráy tai chảy ra ngoài.
  • Dùng khăn mềm để làm sạch đôi tai và tiếp tục làm ở bên còn lại.
Dầu trà giúp lấy ráy tai khô cứng an toàn

Dầu trà giúp lấy ráy tai khô cứng an toàn

2.4 Lấy ráy tai bằng nước muối

Nước muối sinh lý là nguyên liệu dùng để lấy ráy tai rất hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp nhanh chóng và an toàn khi giúp làm mềm ráy tai khô cứng và dễ loại bỏ ráy tai ra ngoài.

Chuẩn bị: 100 ml nước muối sinh lý và bông gòn.

Cách thực hiện:

  • Nhúng miếng bông gòn vào nước muối ấm và nằm nghiêng sang một bên.
  • Dùng bông gòn vừa nhúng nước muối nhỏ vào tai.
  • Dùng tay day tai để nước muối được thẩm đều hơn.
  • Nằm yên tại chỗ trong vòng 5 phút.
  • Sau 5 phút, nghiêng đầu sang bên ngược lại để nước được chảy ra.
  • Dùng tăm bông thấm hết nước muối còn thừa và lấy ráy tai ra ngoài.
  • Cuối cùng, dùng khăn mềm để lau tai và tiếp tục làm ở bên còn lại.
Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml (hộp 40 ống)

Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml (hộp 40 ống)

2.5 Lấy ráy tai bằng nước ấm

Lấy ráy tai bằng nước ấm giúp vệ sinh tai hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng nước đã đun sôi để làm sạch đôi tai, không nên dùng nước máy hay chưa được khử trùng để lấy ráy tai.

Chuẩn bị: Nước đã đun sôi để nguội, bông gòn và khăn mềm hoặc khăn mặt.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 200 ml nước lọc và để nguội.
  • Nằm nghiêng sang một bên sao cho lỗ tai đối diện với trần nhà.
  • Nhúng bông gòn vào nước ấm và vắt vào bên trong tai vài giọt.
  • Giữ nguyên đầu trong vòng 5 phút thì nghiêng đầu sang hướng ngược lại để nước và ráy tai được chảy ra ngoài.
  • Dùng khăn mềm để lau sạch lại tai và tiếp tục thực hiện ở tai còn lại.
Bạn có thể dùng nước ấm để lấy ráy tai khô cứng

Bạn có thể dùng nước ấm để lấy ráy tai khô cứng

2.6 Làm sạch ráy tai bằng oxy già

Oxy già (hydrogen peroxide) có tính khử trùng rất tốt cho các vết thương cũng như giúp lấy ráy tai khô cứng hiệu quả và an toàn. Ban đầu có thể sẽ gây rát cho tai nhưng sẽ giảm dần vài giây sau đó.

Chuẩn bị: 1 chai oxy già, nước ấm và khăn mềm.

Cách thực hiện:

  • Nằm nghiêng đầu sang một bên.
  • Nhỏ trực tiếp oxy già vào tai 1 – 2 giọt.
  • Nằm yên tại chỗ trong vòng 5 phút.
  • Nghiêng mình sang hướng ngược lại để oxy già và ráy tai được chảy ra ngoài.
  • Rửa sạch tai lại với nước ấm bằng cách cho vài giọt nước ấm vào tai, lay nhẹ phần tai rồi nghiêng mình sang hướng ngược lại để nước chảy ra ngoài.
  • Làm tương tự với tai còn lại.
Dùng oxy già lấy ráy tai nhanh chóng và hiệu quả

Dùng oxy già lấy ráy tai nhanh chóng và hiệu quả

3Những lưu ý để có đôi tai luôn sạch sẽ

Ráy tai khô và cứng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có các nguyên nhân như hẹp ống tai, mắc bệnh viêm tai giữa, thói quen làm sạch tai không đúng cách hoặc tuổi già,… Để giúp đôi tai luôn sạch sẽ, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng tăm bông hay các vật nhọn để ngoáy tai mà nên sử dụng dụng cụ chuyên dụng. Với trẻ nhỏ, mẹ có thể dùng dụng cụ lấy ráy tai cho bé để đảm bảo an toàn.
  • Không vệ sinh tai quá thường xuyên, thông thường bạn chỉ nên vệ sinh tai 2 – 3 lần/tháng. Khi vệ sinh tai nhiều sẽ vô tình ảnh hưởng đến màng nhĩ.
  • Khi có dấu hiệu bất thường đến ngay cơ sở gần nhất để được xử lý kịp thời. Nếu xảy ra tình trạng ngứa tai, đau tai hoặc cảm thấy nghe không rõ, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
Dụng cụ ráy tai cho bé KuKu KU3036 tiện lợi khi có đèn

Dụng cụ ráy tai cho bé KuKu KU3036 tiện lợi khi có đèn

Xem thêm:

  • Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông an toàn
  • Hướng dẫn tỉa lông mũi dài đúng cách và an toàn tại nhà
  • Cách rửa mũi bằng nước muối tại nhà an toàn, đúng kỹ thuật

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích về cách lấy ráy tai khô cứng đúng cách. Nếu có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn qua website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách lấy ráy tai bị khô cứng an toàn, không đau và khoa học nhất của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *