Cách nêm gia vị cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi khoa học

Bạn đang xem bài viết: Cách nêm gia vị cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi khoa học tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bữa ăn của bé trong độ tuổi ăn dặm thường phải hạn chế các loại gia vị như hạt nêm, đường, muối,… do chức năng thận và vị giác của bé chưa phát triển hoàn thiện. Nhưng để kích thích vị giác giúp bé ăn ngon hơn, mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo các cách nêm gia vị cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi, và khi nào nên nêm gia vị cho bé qua bài viết sau nhé!

1Nêm gia vị cho bé khi nào?

Vị giác của trẻ dưới 3 tuổi nhạy cảm hơn gấp nhiều lần so với người lớn. Nguyên do đến từ việc số lượng chồi vị giác của trẻ em và người lớn khác nhau, trong khi người lớn có khoảng 5000 chồi thì ở trẻ lên tới 10000 chồi. Do đó, ba mẹ nên hiểu đúng về vị giác của trẻ, không thể dùng lưỡi của mình để thử vị vì chắc chắn sẽ không chính xác.

Ở giai đoạn này bé chưa phân biệt được các loại gia vị như đắng, cay, mặn, ngọt. Thêm nữa, thận của bé cũng chưa hoàn thiện, khả năng đào thải chưa được tốt nên việc cho trẻ ăn quá mặn hay quá ngọt đều có thể dẫn đến rối loạn vị giác, gây biếng ăn, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, thận, tim,…

Do đó, việc nêm gia vị cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi khoa học rất cần được cân nhắc. Ví dụ, ở giai đoạn trẻ 6 – 7 tháng tuổi mẹ nên hạn chế hoặc không cho bất kì gia vị nào đồ ăn dặm, giai đoạn trên 8 tháng tuổi mẹ có thể nêm thử gia vị nhưng với liều lượng hợp lý,…

Ở mỗi độ tuổi bé cần nêm những loại gia vị phù hợp khác nhau

Ở mỗi độ tuổi bé cần nêm những loại gia vị phù hợp khác nhau

2Cách nêm gia vị cho bé ăn dặm 6 – 12 tháng tuổi

2.1. Gia vị cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi khi bé bắt đầu được tập ăn dặm thì mẹ không nên cho bất kì gia vị nào. Bởi trong thịt, cá, rau củ quả đã chứa một lượng gia vị tự nhiên để cung cấp đủ cho bé. Tuy nhiên mẹ có thể bổ sung thêm dầu thực vật, dầu hướng dương vào đồ ăn dặm khi bé từ 6 – 7 tháng tuổi.

Dầu Sacha inchi Kiddy ăn dặm cho bé chai 250 ml cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên

Dầu Sacha inchi Kiddy ăn dặm cho bé chai 250 ml cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên

2.2. Gia vị cho bé ăn dặm từ 8 – 12 tháng tuổi

Giai đoạn từ 8 – 12 tháng tuổi mẹ có thể thay đổi sang dầu óc chó hay dầu đậu nành rất tốt cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nêm thêm một chút muối vào đồ ăn dặm như cháo xay. Nếu mẹ tự chế biến thì cân nhắc một liều lượng muối hợp lý nhưng nếu mua ở ngoài quán thì mẹ nếm thử trước khi cho bé ăn nhé!

Dầu óc chó nguyên chất Thuyền Xưa ăn dặm cho bé chai 65ml

Dầu óc chó nguyên chất Thuyền Xưa ăn dặm cho bé chai 65ml

2.3. Liều lượng gia vị cho bé 6 – 12 tháng tuổi

Một liều lượng gia vị cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi trong các bữa ăn mà mẹ có thể tham khảo (các con số này chỉ mang tính chất gợi ý và không có số liệu chính xác tuyệt đối) :

  • Muối, đường: 0g – 0,5g
  • Tiêu: ¼ muỗng cà phê (trên 10 tháng tuổi)
  • Hành tỏi: ½ muỗng cà phê
  • Dầu ăn: ½ – 1 muỗng cà phê.

Khi mới tập làm quen với gia vị, mẹ không nên ngay lập tức cho liều lượng như trên mà chỉ nên cho một lượng ít rồi tăng dần để trẻ tập làm quen. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên theo dõi liên tục từ 3 – 5 ngày để nắm bắt được phản ứng của trẻ với gia vị mới trong thức ăn nhé!

Liên tục theo dõi từ 3 - 5 ngày khi gia vị mới cho trẻ

Liên tục theo dõi từ 3 – 5 ngày khi gia vị mới cho trẻ

2.4. Các gia vị cần tránh cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Để không gây tổn hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, các mẹ nên tránh các loại gia vị sau đây:

  • Bột ngọt: Chứa hàm lượng natri cao, sử dụng quá nhiều có thể gây tức ngực, khó thở, tê rát miệng, nhức đầu,… Cần hạn chế tối đa lượng bột ngọt trong thức ăn của trẻ.
  • Giấm: Vị nồng của giấm rất đậm, làm che mất mùi thơm tự nhiên của thức ăn. Đồng thời, khứu giác của trẻ em còn rất nhạy cảm, sẽ không chịu được mùi giấm, lâu dần có thể gây chán ăn.
  • Rượu: Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển toàn diện, còn rất yếu ớt. Nếu tiếp xúc với các chất có cồn sẽ dễ say, dẫn đến những hậu quả khó lường. Vì vậy, tuyệt đối không được sử dụng rượu làm gia vị cho bé.
  • Cà ri: Vị cay nồng của cà ri có thể gây kích ứng cho bé, làm dạ dày khó chịu. Có thể sử dụng với liều lượng nhỏ cho trẻ trên 1 tuổi.
  • Hạt tiêu: Đây cũng là loại gia vị có mùi nồng và vị cay, không thích hợp hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh. Nên hạn chế sử dụng, nếu muốn dùng chỉ dùng một lượng nhỏ.
Tuyệt đối tránh các loại gia vị trên để không gây tổn hại sức khỏe trẻ

Tuyệt đối tránh các loại gia vị trên để không gây tổn hại sức khỏe trẻ

3Cách nêm gia vị cho bé trên 1 tuổi – 2 tuổi

Mặc dù trẻ từ 1 – 2 tuổi đã dần thích nghi được các loại gia vị mới, tuy nhiên mẹ vẫn cần phải điều chỉnh liều lượng gia vị hợp lý. Cụ thể là mẹ chỉ nên tăng dần liều lượng theo thời gian và đồng thời liên tục theo dõi phản ứng của trẻ như thế nào.

Không nên tăng đột ngột vì sẽ gây nên sự khó chịu không đáng có tiêu hóa của con. Nếu con trên 2 tuổi thì mẹ có thể cho ăn 1.5g muối/ngày vì lúc này thận đã có chức năng hoạt động và đào thải khá tốt rồi.

Điều chỉnh liều lượng gia vị hợp lý để trẻ tập thích nghi

Điều chỉnh liều lượng gia vị hợp lý để trẻ tập thích nghi

4Cách nêm gia vị cho bé ăn dặm trên 3 tuổi

Giai đoạn này bé đã hoàn toàn phát triển về mặt vị giác. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên hạn chế đường, muối và nước mắm và điều chỉnh một liều lượng hợp lý giữa các loại gia vị khác. Điều này không chỉ giúp tránh ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp của bé mà còn giúp bé được hấp thụ tốt hơn, phát triển lành mạnh hơn.

Gia vị giúp món ăn ngon lành hơn và kích thích vị giác của trẻ

Gia vị giúp món ăn ngon lành hơn và kích thích vị giác của trẻ

5Lưu ý khi nêm gia vị cho bé

Trong cách nêm gia vị cho bé ăn dặm một cách khoa học, mẹ nên quan tâm và chú ý tới những điều sau:

  • Sữa mẹ vẫn là thức ăn chính cho trẻ một tuổi và dưới một tuổi. Vì thế, thời kì này bé có thể ăn rất ít nhưng vẫn không ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng.
  • Sử dụng chính xác liều lượng khi nêm gia vị cho bé, không quá nhiều cũng không quá ít. Đặc biệt là chỉ nên sử dụng tối đa hai loại gia vị trong một món ăn.
  • Tránh thêm các chất tạo màu và phải nếm thử trước khi cho bé cho bé ăn.
Nên sử dụng đúng liều lượng gia vị cho bé

Nên sử dụng đúng liều lượng gia vị cho bé

  • Nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi muốn thêm một loại gia vị mới trong thực đơn của trẻ, nhất là những loại có nguy cơ gây dị ứng.
  • Khi mẹ nêm gia vị chú ý tăng dần để bé có thời gian tập làm quen. Trong những bữa đầu chỉ cần cho một lượng ít rồi tăng dần một cách hợp lý.
  • Theo dõi biểu hiện của bé trong 3 – 5 ngày khi mẹ muốn thử một loại gia vị mới để nắm bắt được phản ứng của trẻ với nó.
  • Có thể thêm một lượng nhỏ phô mai vào khẩu phần ăn dặm vì trong thực phẩm này có chứa một lượng muối, vitamin A, D, kẽm, canxi,… rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Phô mai Con Bò Cười Belcube vị dâu gói 78g (15 viên)

Phô mai Con Bò Cười Belcube vị dâu gói 78g (15 viên)

6Các câu hỏi thường gặp về cách nêm gia vị cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi

6.1. Có nên thêm muối cho trẻ 6 tháng tuổi không?

Mẹ không cần thêm muối vào các bữa ăn dặm của trẻ vì lúc này cơ thể của trẻ không thể tự đào thải được. Nếu mẹ lỡ cho ăn quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn vị giác, gây biếng ăn ở trẻ. Vì thế mẹ cũng không cần phải quá lo lắng do cơ thể của trẻ có thể tự tổng hợp muối từ các nguồn thức ăn sẵn có.

Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi mẹ không cần nêm thêm muối

Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi mẹ không cần nêm thêm muối

6.2. Có nên sử dụng bột ngọt hoặc hạt nêm cho trẻ không?

Bột ngọt và hạt nêm chứa nhiều natri có thể gây ức chế thần kinh trẻ, đau đầu, buồn nôn,… Đặc biệt, nêm nhiều bột ngọt vào thức ăn của trẻ còn dẫn đến tình trạng hấp thụ canxi kém, gây loãng xương. Vì vậy, các mẹ có trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không nên nêm các loại gia vị này vào thức ăn.

Hạn chế sử dụng bột ngọt và hạt nêm cho trẻ dưới 2 tuổi

Hạn chế sử dụng bột ngọt và hạt nêm cho trẻ dưới 2 tuổi

6.3. Khi nào nên thêm đường vào thức ăn cho bé?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nên được bú mẹ đầy đủ trong ít nhất 6 tháng đầu. Trẻ em dưới 2 tuổi không thêm đường vào bất kì khẩu phần ăn dặm nào vì có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.

Trẻ em dưới 2 tuổi không thêm đường vào bất kì khẩu phần ăn dặm nào

Trẻ em dưới 2 tuổi không thêm đường vào bất kì khẩu phần ăn dặm nào

6.4. Có nên thay bột nêm, muối bằng nước mắm không?

Nước mắm giàu vitamin B12, sắt và đặc biệt chứa một lượng canxi đáng kể, do đó mẹ có thể dùng nước mắm thay vì dùng bột canh hay muối trong bữa ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo mang lại cho con một bữa ăn thơm ngon thì mẹ nên chọn các loại nước mắm uy tín, chất lượng, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.

Nước mắm Tĩn ăn dặm cho bé 42°N chai 250 ml

Nước mắm Tĩn ăn dặm cho bé 42°N chai 250 ml

Xem thêm:

  • Trẻ chưa mọc răng có nên cho ăn bánh ăn dặm không và cần lưu ý gì?
  • Nên tập ăn dặm cho bé như thế nào? Bí quyết để mẹ nhàn tênh
  • Bé ăn dặm bao nhiêu là đủ? Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần biết

Chắc hẳn qua bài viết trên mẹ đã nắm được cách nêm gia vị cho bé ăn dặm giúp bé có được một sự phát triển tự nhiên và toàn diện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận bên dưới. Nhanh tay truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để nhận được những ưu đãi và sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách nêm gia vị cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi khoa học của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *