Cách nhận biết thực phẩm đột biến gen bằng mắt thường

Cách nhận biết thực phẩm đột biến gen bằng mắt thường

Mặc dù chưa có khoa học nào khẳng định việc người tiêu dùng ăn thực phẩm biến đổi gen sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhưng nhiều thông tin cho rằng nó là tác nhân gây ra ung thư khiến người tiêu dùng hoang mang. Để giúp mọi người có thể nhận biết được thực phẩm đột biến gen, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ nêu ra một số cách sau.

Nhận biết thông qua mã code

Mã code có thể xác định được đâu là thực phẩm GMO với điều kiện bạn mua hàng từ nhà phân phối hay nhập khẩu có uy tín. Cụ thể:

– Nếu tem có 4 chữ số, bắt đầu bằng số 3 ví dụ như 3020 thì đây là ký hiệu dành cho các loại trái cây đã được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa. Công nghệ này nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

– Tem có 4 chữ số, bắt đầu bằng số 4. Điều này có nghĩa thực phẩm được trồng theo cách truyền thống, có dùng các loại thuốc diệt cỏ, trừ sâu, thuốc kích thích hay phân bón theo liều lượng đúng quy định.

Cách nhận biết thực phẩm đột biến gen bằng mắt thường

– Tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 9 là thực phẩm được trồng hữu cơ. Đây là thực phẩm an toàn và tốt cho cơ thể nên chúng ta có thể mua về ăn hàng ngày hoặc bổ sung ăn dặm cho trẻ nhỏ bằng những thực phẩm loại này.

– Tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 8 – là loại trái cây, thực phẩm đã bị biến đổi gen. Ví dụ cụ thể hơn, một loại chuối thông thường sẽ có mã code là 4011 nhưng nếu nó là 84139 thì loại chuối này đã bị biến đổi gen. Tuy nhiên, vì thực phẩm này đang gây tranh cãi nên bạn sẽ không thấy có mã code bắt đầu bằng số 8.

Nhận biết thông qua hình thức bên ngoài

Thực phẩm hữu cơ thường có hình dáng hay màu sắc không bắt mắt, kích thước đa dạng hoặc có dấu hiệu của vết côn trùng cắn do nuôi trồng tự nhiên.

Thực phẩm hữu cơ thường có hình dáng hay màu sắc không bắt mắt, kích thước đa dạng hoặc có dấu hiệu của vết côn trùng cắn do nuôi trồng tự nhiên. Còn thực phẩm biến đổi gen thường có bề ngoài bắt mắt hơn, kích thước đồng đều. Ví dụ như đối với giống bắp (ngô) bị biến đổi, hạt sẽ to hơn, có hạt màu tím hoặc bảy sắc cầu vồng.

Đọc nhãn kiểm định

Trên các nhãn dán thường có những dòng chữ như: GMO-free, Non-GMO hoặc Sản phẩm không có thành phần biến đổi gen

Trên các nhãn dán thường có những dòng chữ như: GMO-free, Non-GMO hoặc Sản phẩm không có thành phần biến đổi gen; các sản phẩm này có thể chứa GMO nhưng không quá 0,9% để có thể chọn được thực phẩm thích hợp nhất.

Xem thêm: Cách kiểm tra chất lượng thực phẩm đơn giản nhất

Đây là 3 cách giúp các bà nội trợ có thể phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn và đâu là thực phẩm bị biến đổi gen. Hy vọng, mọi người sẽ áp dụng những cách này thành công trong việc chọn thực phẩm hàng ngày cho gia đình mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *