Khi nhổ răng sữa cho bé, bạn lưu ý tác động để răng lung lay rồi thao tác dứt khoát. Tìm hiểu thêm cách nhổ răng sữa cho bé an toàn không đau ở bài viết sau
Hiện nay việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ đã được các bậc phụ huynh khá chú trọng; các sản phẩm hỗ trợ như kem, bàn chải đánh răng… cũng khá phổ biến nhưng 1 số bé vẫn bị hư hại răng sữa và cần nhổ bỏ. Vậy cách nhổ răng sữa tại nhà và chăm sóc răng trẻ sau khi nhổ răng sữa thế nào?
Quá trình thay răng của bé như thế nào?
Răng sữa của bé khi đến tuổi sẽ tự động bị lung lay, đây là dấu hiệu cho thấy bé đã đến gia đoạn thay răng. Việc răng sữa lung lung và mất đi sẽ nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Quá trình thay răng như sau: Đầu tiên, những chiếc răng sữa sẽ tiêu chân và bắt đầu lung lay, khi răng lung lay, bố mẹ có thể nhổ răng sữa tại nhà cho bé hoặc đưa bé đi nha sĩ, tuy nhiên trong một vài trường hợp, răng sữa có thể tự rụng mà không cần phải nhổ.
Thời gian cho quá trình thay răng sữa sẽ bắt đầu từ 5 – 6 tháng tuổi và kết thúc vào 10 – 12 tuổi. Thời gian này có thể chênh lệch 6 – 12 tháng nhé.
Thứ tự thay răng sữa theo từng độ tuổi như sau:
-
Từ 5 – 7 tuổi: Thay răng cửa giữa
-
Từ 7 – 8 tuổi: Thay răng cửa bên
-
Từ 9 – 10 tuổi: Thay răng sữa hàm thứ nhất
-
Từ 10 – 11 tuổi: Thay răng nanh sữa
-
Từ 11 – 12 tuổi: Thay răng hàm sữa thứ hai
Trường hợp nào bé cần nhổ răng sữa?
Răng sữa của trẻ tốt nhất là không nên bị nhổ bỏ trước thời kỳ bé thay răng. Chúng có vai trò “giữ chỗ” và định hình cho hàm răng vĩnh viễn cùng với việc đảm bảo chức năng nhai và khả năng học/phát âm của trẻ.
Các nha sĩ khuyên chỉ nên nhổ bỏ răng sữa cho bé trong 1 vài trường hợp:
-
Răng sữa nhiều lần đau chữa hoài không dứt, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, cần nhổ bỏ để tránh tác động tới các răng khác.
-
Răng bị nhiễm trùng ở chân hoặc kẽ chân răng.
-
Răng sữa bị hư tủy, cần nhổ bỏ nếu không lâu ngày sẽ nhiễm trùng xuống vùng răng vĩnh viễn.
-
Răng sữa đến tuổi thay, lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.
Cách nhổ răng sữa cho bé không đau mà an toàn
Khi bố mẹ muốn tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà thì chỉ nên áp dụng cho những răng sữa đã tiêu hết chân và dễ nhổ. Khi muốn tự nhổ tại nhà, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
-
Đầu tiên, bạn cần đẩy thử răng cần nhổ để xem xét tình trạng răng và cũng làm tăng quá trình rụng răng.
-
Tiếp theo, bạn dùng băng gạc đã sát khuẩn quấn quanh ngón trỏ, lung lay nhẹ chiếc răng để chúng chín muỗi, đến khi răng đã lung lay mạnh thì nhổ bỏ nhẹ nhàng.
-
Việc nhổ răng cho bé phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ về không gian và dụng cụ, tránh nhiễm trùng.
-
Thực hiện nhổ răng một cách dứt khoát để răng dễ nhổ hơn và cũng đỡ đau hơn.
-
Không nên dùng chỉ để nhổ răng vì có thể khiến phần thân răng bị gãy nhưng chân răng vẫn còn kẹt lại trong xương ổ răng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên đưa bé đến nha sĩ để nhổ răng sữa nhé.
Cách chăm sóc răng bé sau khi nổi răng
Sau khi nhổ răng, bé nên được uống thuốc chống viêm theo kê toa của bác sĩ nha khoa và được tái khám theo lịch hẹn sau đó.
Nhắc nhở và theo dõi để tránh bé gây tác động lên vùng răng vừa nhổ như chọc ngoáy, nhai… sẽ gây đau, chảy máu hay nhiễm trùng.
Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm ngọt, quá lạnh, quá nóng hay thức ăn cứng… Nên cho bé ăn các thực phẩm mềm, lỏng như cháo, soup,… cho bé uống nhiều nước.
Lưu ý vẫn cần vệ sinh răng miệng cho bé. Nên dùng bàn chải lông mềm, tránh chải răng lên vùng bị thương trong vòng 24 giờ đầu. Có thể cho bé súc miệng với nước muối sinh lý.
Nghiêm túc theo lời dặn của bác sỹ sau quá trình nhổ răng cho bé để giúp bé mau lành lặn, hồi phục chức năng nhai nói.
Cách giữ gìn sức khỏe răng miệng cho bé
Tập cho bé vệ sinh răng miệng càng sớm càng tốt, có thể bắt đầu khi bé mọc đủ 8 răng cửa.
Cần dùng kem và bàn chải đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
Hạn chế cho trẻ ăn uống nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều acid, thức uống có gas…
Định kỳ thăm khám sức khỏe răng miệng là cách để bé làm quen với phòng khám và bác sỹ nha khoa, giúp bé nâng cao kiến thức chăm sóc cá nhân và giải tỏa lo lắng khi cần thiết phải nhổ răng sữa.
Chăm sóc răng miệng bé thật tốt để hạn chế tối đa tổn thương là việc ba mẹ nên làm. Nhưng trong trường hợp bất đắc dĩ phải nhổ bỏ răng cho bé, ba mẹ hãy học cách chăm sóc và giữ gìn hàm răng cho bé sau đó và về lâu dài.
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn