Bạn đang xem bài viết: Cách sơ chế cá chép không bị tanh mẹ nên nhớ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Nếu đang loay hoay chưa biết cách sơ chế cá chép như thế nào thì mẹ đừng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho mẹ mẹo sơ chế cá chép hiệu quả. Cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu nhé!
1Cách chọn cá chép ngon
Đối với cá chép tươi
Cá chép ngon sẽ có mắt cá trong suốt và nhìn rõ con ngươi bên trong. Phần thân của cá sẽ dài và cân đối hơn. Vảy của cá chép cũng sẽ cứng, có màu sáng và không có vết thâm. Thịt cá cũng săn chắc và có độ đàn hồi nhất định. Đặc biệt, cá chép ngon sẽ có mùi tanh nhẹ hơn.
Mẹ nên ưu tiên chọn cá chép sông vì loại cá này thân dài và thon hơn so với cá chép nuô
Bên cạnh đó, để việc mua cá chép được nhanh chóng mẹ có thể chọn mua cá ở điểm bán thủy sản tin cậy như Bách hóa Xanh, vựa hải sản, chợ đầu mối, …
Chọn cá chép tươi giúp món ăn của bé thơm ngon hơn
Đối với cá chép làm sẵn
Nên chọn cá vừa được người bán cắt từ cá còn sống, cá đang bơi. Ưu tiên chọn phần cá có thân gắn liền với đầu cá. Cá chép tươi sẽ có phần đầu cá còn đọng máu tươi, không hôi, không có dịch nhầy, thịt cá có độ đàn hồi tốt, không mềm, không bị màu.
2Cách sơ chế cá chép mẹ cần nhớ
Cá chép không chỉ là loại thực phẩm giàu protein cho con mà còn chứa nhiều dưỡng chất khác như: Chất béo tốt, kali, canxi, phốt pho,… Thực hiện sơ chế đúng cách sẽ giúp giữ được các vitamin và khoáng chất có trong cá. Dưới đây là cách sơ chế cá chép không bị tanh:
- Bước 1: Sơ chế bằng cách cắt bỏ túi mật và mang cá chép để thịt cá không bị đắng. Nếu mật cá bị vỡ, mẹ dùng rượu trắng chà lên thịt cá rồi và rửa lại bằng nước sạch
- Bước 2: Đánh vảy cá chép sạch sẽ và bỏ phần nội tạng bên trong. Cạo sạch màng đen trong bụng cá và rửa sạch với nước để cá không bị tanh
- Bước 3: Cắt ngang thân cá chép cách đầu cá khoảng 1 cm và kéo sợi gân trắng ở dọc sống lưng cá bằng tay hoặc nhíp để sơ chế an toàn.
- Bước 4: Ngâm thịt cá chép với nước muối khoảng 15 phút và rửa lại với nước sạch. Cuối cùng, mẹ cắt cá từng khúc nhỏ để nấu ăn cho con dễ hơn.
Thực hiện cách sơ chế cá chép đúng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
3Cách khử mùi tanh của cá chép hiệu quả
Dùng nước vo gạo: Mẹ ngâm cá chép trong nước vo gạo khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch là có thể chế biến. Chỉ với thao tác đơn giản như vậy là cá chép hết sạch mùi tanh.
Dùng hỗn hợp muối và rượu: Để khử mùi tanh của cá chép, mẹ vào bếp hòa tan muối và rượu rồi cho cá đã sơ chế vào ngâm trong 10 phút. Hoặc mẹ có thể dùng muối chà lên thân cá rồi đánh vảy. Sau đó, rửa sạch cá với nước trước khi chế biến là hoàn thành.
Sử dụng gừng: Hòa tan gừng và nước rồi cho cá vào ngâm cá khoảng 5 phút thì vớt ra rửa sạch lại. Chờ cho cá ráo nước là mẹ có thể chế biến món ăn ngon để thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng được rồi.
Dùng chanh hoặc giấm: Mẹ hòa ít chanh hoặc giấm với nước rồi cho cá chép đã sơ chế vào ngâm, để vài phút rồi làm sạch như bình thường. Đây là cách sơ chế cá chép không những khử sạch mùi tanh mà còn rất hữu ích trong việc loại bỏ nhớt cá. Không nên ngâm cá quá lâu vì axit trong chanh sẽ làm da cá bị bong tróc.
4Cách bảo quản cá chép hiệu quả dành cho mẹ
Bảo quản cá chép tươi như lúc mới mua giúp món ăn hấp dẫn và đậm đà hơn, từ đó tập cho bé ăn dặm nhiều hơn. Mẹ có thể tham khảo cách lưu trữ cá chép sau đây.
Cách 1: Chọn mua cá tươi sẽ để được lâu hơn
Việc đơn giản nhất để bảo quản cá chép tươi lâu là ngay từ khâu chọn mua, mẹ nên chọn cá thật tươi. Quá trình vi khuẩn tấn công cá tươi sẽ diễn ra lâu hơn cá ươn, do đó độ tươi ngon của cá cũng kéo dài hơn.
Cách 2: Bảo quản lạnh cá chép
Sau khi áp dụng cách sơ chế cá chép sạch, đặc biệt là phần ruột và bụng cá, mẹ cho cá vào hộp kín hoặc dùng túi zip để bọc cá. Tiếp theo, đặt cá vào ngăn đông tủ lạnh. Chia cá thành từng phần vừa đủ chế biến cho một lần ăn của bé. Tránh việc rã đông rồi lại cấp đông cá lần hai sẽ làm mất dưỡng chất trong cá.
Cách 3: Dùng chanh hoặc giấm
Chanh và giấm là những gia vị quen thuộc nhưng có công dụng bảo quản cá hiệu quả. Khi mua cá tươi về, mẹ cho một ít giấm hoặc nước cốt chanh lên cá, đặc biệt là phần bụng cá để khử mùi tanh. Với cách làm này có thể bảo quản cá tươi tối đa từ 3 – 5 giờ.
Cách 4: Sử dụng rượu trắng
Rượu trắng là nguyên liệu phổ biến trong việc bảo quản cá chép. Sau khi sơ chế cá chép, mẹ đổ ít rượu trắng vào miệng cá. Đặt cá ở nơi thoáng mát, sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Với cách sơ chế cá chép này, mẹ có thể bảo quản cá tươi khoảng 3 ngày.
Cách 5: Bảo quản cá chép tươi bằng muối
Nếu khi mua cá chép về mà mẹ chưa kịp chế biến thì có thể ướp cá với một ít muối. Vị mặn của muối sẽ làm hỏng các enzyme của vi khuẩn, đồng thời khử nước trong cá chép để vi khuẩn không có môi trường thuận lợi sinh sôi. Cách bảo quản cá này sẽ giữ cho cá không ươn trong 1 ngày.
Cách 6: Bảo quản cá chép với giấy ướt
Cách sơ chế cá chép này được nhiều mẹ áp dụng. Do mắt cá luôn tiếp xúc với nước giúp cho các dây thần kinh tuyến trạng trên mắt cá không bị đứt. Khi dây thần kinh này bị đứt, cá sẽ chết nhanh hơn dẫn đến bị ươn. Do đó, mẹ nên phủ giấy ướt lên mắt cá sẽ giúp cá tươi lâu hơn.
5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Trên đây là những mẹo chọn mua, cách bảo quản và cách sơ chế cá chép đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ biết cách khử sạch mùi tanh và giữ cá chép tươi lâu nhất để nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm.
Thúy Ngọc tổng hợp
Nhật Quang đã kiểm duyệt
- Cách sơ chế cá diêu hồng vô cùng an toàn cho các mẹ tại nhà
- Gợi ý cách làm cháo cá ngừ cho bé ăn mãi không thôi
- Mẹo xử trí nhanh khi trẻ bị hóc xương cá mà ba mẹ cần nhớ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách sơ chế cá chép không bị tanh mẹ nên nhớ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.