Phanh xe là một bộ phận không thể thiếu của một chiếc xe đạp, nhưng hiểu được nguyên lý hoạt động cũng như nắm bắt được kỹ thuật sử dụng của phanh xe là điều mà không phải người dùng nào cũng biết. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bài viết để trang bị cho mình cách sử dụng phanh xe đạp đúng cách, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông nhé!
Xem thêm Bộ dụng cụ sửa chữa xe đạp giảm SỐC
1 Vai trò của phanh xe đạp
Phanh xe (hay còn gọi là thắng xe) là một bộ phận quan trọng được trang bị ở bất kì loại xe đạp nào với chức năng quan trọng nhất là để kiểm soát tốc độ di chuyển cho người sử dụng. Bạn có thể sử dụng phanh xe để giảm tốc độ hoặc ngừng di chuyển trong các trường hợp cần thiết.
2 Nguyên lý hoạt động của phanh xe đạp
Việc hiểu được nguyên lý hoạt động của phanh xe đạp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn kiểm soát được tốt hơn hệ thống phanh của mình.
Dù được phân loại thành nhiều loại phanh xe đạp khác nhau nhưng điểm chung của các loại phanh này là đều được thiết kế để đẩy má phanh tạo ma sát lên bề mặt phanh trên bánh xe đang quay. Khi ta điều chỉnh bằng cách tăng áp suất tại cần phanh, lực ma sát sẽ tăng lên, kết hợp với kẹp của phanh để giảm tốc độ di chuyển của xe đạp.
3 Cách sử dụng phanh xe đạp đúng cách
Thiết lập vị trí tay phanh
Trước khi sử dụng xe đạp, bạn nên lưu ý điều chỉnh vị trí tay phanh cho phù hợp và thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng. Vì mỗi tay phanh đều được cố định bằng ốc vít nên bạn có thể dễ dàng căn chỉnh lại để quá trình sử dụng phanh xe trở nên dễ dàng nhất.
Cách phổ biến nhất để thiết lập vị trí đó là căn chỉnh tay phanh nghiêng góc 45 độ so với bề ngang của mặt đất.
Phanh xe đúng nguyên tắc với từng loại xe
– Đối với xe đạp địa hình, xe đạp đường phố, xe đạp gấp… (xe sử dụng hệ thống phanh đĩa và phanh chữ V): bạn nên kết hợp sử dụng cả phanh trước và phanh sau.
– Đối với xe đạp đua: sử dụng phanh sau rồi đến phanh trước để tránh tình trạng thân người bị lao về phía trước do quan tính khi phanh gấp.
Sử dụng phanh bằng ngón tay trỏ
Việc sử dụng phanh bằng ngón trỏ sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong khi điều khiển xe đạp ở những địa hình xấu, gồ ghề, không bằng phẳng. Bởi tại những địa hình như vậy đòi hỏi bạn phải vững tay lái để giữ cân bằng, nên việc sử dụng phanh xe bằng ngón trỏ sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong những đoạn đường “khó nhằn” này đấy!
Hạ thấp và giữ vững tay phanh tại chỗ rẽ
Tại những đoạn đường có ngã rẽ hay khúc cua, bạn cần đặc biệt lưu ý về kỹ thuật sử dụng phanh để đảm bảo an toàn cho bản thân. Một lời khuyên dành cho bạn đó là nên hạ thấp và giữ vững tay phanh ngay tại chỗ rẽ để dễ dàng kiểm soát được tốc độ của mình.
Khi khoảng cách đến các khúc cua không còn quá lớn, bạn nên đặt tay của mình tại phần bẻ cong xuống của tay lái để hãm cần gạt và giữ được cân bằng trong khi di chuyển. Sau đó, bạn chuyển trọng lượng lại như cũ và đặt áp lực vào phanh xe rồi thả phanh và giữ nguyên tốc độ di chuyển ở mức mà bản thân dễ dàng điều khiển nhất.
Đẩy trọng lượng cơ thể trở lại ngay sau khi phanh
Việc phanh xe sẽ làm cho trọng lượng của bạn tạo áp lực lên bánh xe trước, điều này làm cho toàn bộ sức phanh của họ bị đẩy về phanh trước, gây khó khăn cho việc kiểm soát tốc độ cũng như dừng xe một cách an toàn, hiệu quả nhất. Vì vậy, bạn có thể năng tốc độ và giữ thẳng hai tay và đặt vào phần tay lái cong xuống phía dưới và đẩy trọng lượng của bạn về phía sau của yên xe trong khi phanh cứng bằng cả hai tay trên xe đạp.
4 Những lưu ý khi sử dụng phanh xe đạp
Trường hợp phanh nhẹ
Phanh nhẹ thường được áp dụng cho người lái trong trường hợp đạp xe theo nhóm để dễ dàng kiểm soát được tốc độ và tránh va chạm với những người đi phía trước. Trong trường hợp này, bạn đưa người về trước kết hợp với việc điều khiển phanh xe một cách vừa phải để tốc độ đạp không bị chậm lại quá nhiều.
Trường hợp phanh gấp
Phanh gấp thường được áp dụng trong trường hợp bất ngờ gặp phải chướng ngại vật và đây cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng để giúp bạn tránh được những tai nạn nguy hiểm. Khi phanh gấp, áp lực dồn vào bánh trước là rất lớn nên để hạn chế điều này, bạn nên cúi thấp và đưa trọng lượng dồn về phía sau kết hợp với phanh xe để dừng lại một cách thật an toàn.
Trường hợp phanh trên bề mặt ẩm ướt
Khi bề mặt địa hình ẩm ướt có thể cản trở rất lớn cho bạn trong quá trình phanh xe vì nó có thể gây trơn trượt và giảm tốc độ ma sát của bánh xe. Vì vậy, bạn nên giữ xe đạp ở thế cân bằng, tiến hành phanh sớm và mềm lực hơn để dễ dàng kiểm soát được tốc độ của mình.
Chú ý tránh phanh trượt bánh
Việc phanh xe không đúng cách rất dễ dẫn đến tình trạng trượt bánh và mất thăng bằng. Vì vậy, bạn nên sử dụng kĩ thuật phanh xe đạp phù hợp với đúng trường hợp và đúng địa hình để kiểm soát tay lái của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý kiểm tra đến lốp xe của mình thường xuyên, vì lốp xe bị mòn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phanh trượt bánh.
- 8 sai lầm cần tránh khi sửa chữa xe đạp tại nhà
- Tổng hợp 12 phụ kiện xe đạp không thể thiếu cho dân đạp xe
- Hướng dẫn cách chỉnh phanh xe đạp đơn giản và hiệu quả
Trên đây là cách sử dụng phanh xe đạp đúng cách mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn gửi đến bạn. Chúc bạn có được lộ trình đạp xe thú vị và an toàn!