Bạn đang xem bài viết: Cách tập xe đạp 2 bánh cho bé chi tiết và an toàn tại nhà tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Sử dụng xe đạp trẻ em có thể giúp bé thư giãn, rèn luyện sức khỏe và tự lập hơn. Tuy nhiên, việc dạy bé đi xe đạp cần có phương pháp đúng để hạn chế những trường hợp té, ngã. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây để biết cách tập xe đạp 2 bánh cho bé chi tiết nhất nhé!
1Lợi ích của việc tập xe đạp
Nhiều ba mẹ lo lắng bé bị chấn thương, té ngã khi tập xe đạp 2 bánh mà không dám cho con trải nghiệm. Thế nhưng, các trò chơi vận động nói chung và việc tập xe đạp nói riêng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như:
- Rèn luyện sức khỏe giúp khung xương chắc khỏe hơn, phát triển về chiều cao.
- Giảm tỷ lệ béo phì ở bé.
- Tăng sự bền bỉ, tạo hệ miễn dịch cho bé.
- Tăng khả năng quan sát, giúp mắt bé khỏe hơn.
- Giúp bé thư giãn và vui vẻ hơn.
- Giúp bé tự lập hơn.
2Độ tuổi thích hợp để tập xe đạp
- Trên 1 tuổi rưỡi: Ba mẹ có thể sử dụng xe thăng bằng cho bé, xe chòi chân hoặc xe bé tập đi để tăng khả năng vận động trong độ tuổi này. Tuy nhiên, không cho trẻ tập đi xe 2 bánh vì lúc này con còn quá nhỏ chưa thể giữ thăng bằng.
- Từ 3 – 5 tuổi: Ba mẹ nên cho bé tập xe đạp có gắn bánh phụ trong giai đoạn này để con học cách giữ thăng bằng trước khi tập xe đạp 2 bánh.
- Trên 5 tuổi: Ba mẹ nên cho bé tập xe đạp 2 bánh vì đây là thời điểm bé đã có thể tự giữ được thăng bằng và phản xạ của bé đã đủ để tự điều khiển phương tiện một cách an toàn.
3Những việc cần thực hiện trước khi tập xe đạp cho bé
Trước khi tập xe, ba mẹ cần chọn xe đạp phù hợp với chiều cao cơ thể của bé. Một chiếc xe quá thấp sẽ khiến bé không thoải mái và dễ bị mỏi chân trong quá trình tập luyện. Ngược lại, một chiếc xe quá cao bé sẽ khó có thể điều khiển và giữ thăng bằng.
Sau khi đã chọn được một chiếc xe phù hợp việc tiếp theo cần làm là trang bị phụ kiện xe đạp cho bé. Khi tập xe đạp, té ngã là chuyện không thể tránh khỏi, việc trang bị mũ bảo hiểm, đồ bảo hộ tay, chân, gối sẽ đảm bảo hơn cho bé khi có sự cố xảy ra.
Điều chỉnh yên xe đạp phù hợp với chiều cao của bé cũng không kém phần quan trọng. Ba mẹ cần điều chỉnh độ cao của yên sao cho bé có thể chống chân mà không phải với. Điều này giúp bé dễ dàng làm chủ phương tiện cũng như giúp bé an tâm hơn trong quá trình luyện tập.
Để đảm bảo an toàn, ba mẹ cần lựa chọn khu vực bằng phẳng để tập xe cho bé. Khi tập cần tránh những nơi xe cộ đông đúc, mặt đường dốc, gồ ghề để đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập.
4Cách tập xe đạp 2 bánh cho bé an toàn, hiệu quả
Bước 1: Tập cho bé giữ thăng bằng
Ba mẹ nên điều chỉnh yên xe phù hợp với chiều cao của bé, giữ xe giúp bé thăng bằng trên xe bằng cách nắm giữ yên sau hoặc đỡ người bé, lúc này nhắc nhở bé tập trung và mắt luôn quan sát phía trước. Hướng dẫn bé dùng 2 chân đẩy về phía trước để bé quen hơn với xe.
Bước 2: Hướng dẫn bé đạp bàn đạp
Ba mẹ cần xoay bàn đạp về góc 90 độ hoặc phù hợp với chân bé. Sau đó, lần lượt đặt chân bé lên bàn đạp, hướng dẫn bé đạp nhẹ nhàng để di chuyển về phía trước. Lúc này, ba mẹ nên giữ nhẹ phía sau đuôi xe để giúp bé an tâm hơn.
Bước 3: Dạy bé cách dùng thắng
Ba mẹ nên hướng dẫn bé bóp thắng từ từ cho đến khi xe dừng hẳn để tránh thắng đột ngột dẫn đến tai nạn. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách giải quyết tình huống như khi thấy chướng ngại vật từ xa cần giảm tốc độ và phanh thắng từ từ.
Bước 4: Hướng dẫn bé cách bẻ lái, ôm cua
Khi bé chạy đến các cua quẹo, ba mẹ cần hướng dẫn con từ từ điều chỉnh cổ xe theo hướng cần rẽ và giảm tốc độ để xe cua an toàn . Trong thời gian đầu, ba mẹ nên tập cho các bé đi đường thẳng sau đó bắt đầu đến các cua quẹo đơn giản và từ từ nâng độ khó để bé có thể quen dần.
Bước 5: Hướng dẫn bé xuống dốc
Đối với đoạn đường dốc, ba mẹ cần hướng dẫn bé cách phanh xe an toàn, giảm tốc độ, ngừng đạp, tránh tình trạng phanh gấp gây tai nạn, té ngã khi đạp xe.
Bước 6: Để bé tự đạp một mình dưới sự quan sát của bạn
Ba mẹ nên đi sau xe đến khi bé đủ tự tin để tự đạp xe một mình lúc này bạn hãy để bé tự đạp xe dưới sự quan sát của người lớn.
5Những lưu ý khi tập xe đạp cho bé
- Thường xuyên kiểm tra khung xe, bàn đạp, bánh xe và thắng xe có bị hư hỏng không, có còn hoạt động tốt không.
- Không nên cho bé đi xe đạp 1 mình khi chưa vững, kể cả lúc bé đạp xe vững vàng thì những hoạt động ngoài trời của bé cũng cần có sự quan sát của người lớn.
- Nên tập cho bé ở những mặt đường bằng phẳng tránh các vật cản, xe cộ, dốc cao,…
- Luôn luôn động viên, khích lệ bé tập xe. Thời gian đầu khi mới mua xe bé sẽ rất hứng khởi nhưng cũng sẽ nhanh chán sau một thời gian tập luyện. Vì vậy, việc động viên và khích lệ tinh thần là một việc không thể thiếu.
- Đừng ép bé tập lái xe khi không muốn, hãy hỏi xem bé có muốn tập xe tiếp tục hay không. Nếu bé chưa sẵn sàng để tiếp tục, đừng ép mà hãy kết thúc buổi tập ngày hôm đó.
- Ba mẹ hãy động viên và khích lệ nếu bé chán nản do việc tập xe quá khó. Trường hợp bé thật sự không thích môn thể thao này đừng ép bé, hãy tạo điều kiện cho bé tham gia các môn thể thao, các hoạt động khác mà bé thích.
- Tư vấn chọn mua xe đạp trẻ em – Top 5 thương hiệu tốt, uy tín
- Xe đạp Stitch của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?
- Xe đạp Phoenix của nước nào? Có tốt không?
Việc tập xe đạp 2 bánh cho bé tại nhà vừa an toàn, vừa có thể giúp bé được phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Hy vọng qua những chia sẻ trên, ba mẹ sẽ biết cách tập xe cho bé hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách tập xe đạp 2 bánh cho bé chi tiết và an toàn tại nhà của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.