Đối với mẹ và trẻ trong giai đoạn bú bình thì bình sữa là một vật dụng rất quan trọng. Nó được sử dụng hằng ngày và có ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống của trẻ, bình sữa phải luôn sạch và vô trùng là điều cần thiết. Vậy tiệt trùng bình sữa như thế nào là đúng? Hãy theo dõi bài viết sau.
Sau khoảng thời gian bú sữa mẹ, trẻ phải tập dần với việc làm quen với bình sữa. Do đó, Tiệt trùng bình sữa trước khi cho trẻ bú sẽ hạn chế được sự xâm hại của vi khuẩn đến sức khỏe của trẻ. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn vài thông tin để mẹ có thể tiệt trùng bình sữa đúng cách.
Nghiên cứu của các nhà khoa học về việc tiệt trùng bằng nước nóng
Theo một nghiên cứu gần đây nhất của các nhà nghiên cứu từ trường Trinity College Dublin thực hiện rửa và tiệt trùng bằng nước nóng. Kết quả cho thấy nhiều hạt nhựa được giải phóng hơn khi nhiệt độ của nước tráng bình cao hơn. Khi tiệt trùng bình bằng nước 70ºC, hơn 16 triệu hạt nhựa siêu nhỏ được giải phóng. Tăng lên 95ºC, đến 55 triệu hạt được tìm thấy trong nước. Trong khi đó, nước tiệt trùng 25ºC giải phóng khoảng 600.000 hạt nhựa. Và họ nhận ra “nhiệt độ càng cao thì càng nhiều hạt vi nhựa được giải phóng” – Điều này thật đáng lo ngại.
Tuy nhiên, Đại diện Bộ phận Nhựa của Hội đồng Hóa học Mỹ cho biết “nghiên cứu của Đại học Trinity College Dublin không chỉ ra nhựa không an toàn hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe“, và hiện tại tác động sức khỏe của trẻ sơ sinh cần được làm rõ thêm.
Do vậy, để hạn chế việc giải phóng vi nhựa, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra đề xuất dùng nước đun sôi để nguội tráng lại bình ba lần thay vì dùng nước đun sôi.
Thực hiện khử trùng bình sữa trước
Khử trùng là công việc mẹ phải làm trước khi sử dụng bình sữa lần đầu tiên và sau khi cho trẻ bú bình xong.
Cách làm rất đơn giản:
-
Tháo rời các bộ phận của bình, rồi dùng nước lạnh rửa qua, sau đó sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng và cọ thân dài, cọ thật sạch vào từng vị trí quan trọng của bình như: nắp, núm, mặt trong của bình.
-
Tiếp theo, thả bình sữa vào nước lạnh rồi đun sôi khoảng từ 5 – 10 phút thì cho tiếp các bộ phận khác có chất liệu nhựa vào. Lưu ý nước phải đổ ngập bình sữa nhé. Sau đó vớt bình ra bằng đồ kẹp chuyên dụng và đặt vào một nơi thật sạch sẽ cho tới khi khô hẳn.
Trẻ sơ sinh không có hệ miễn dịch so với cơ thể của trẻ trưởng thành nên đòi hỏi việc làm sạch các vật dụng này ở mức độ rất cao “100% vô trùng”, không chỉ có bình sữa mà những vật dụng khác cũng cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn, ví dụ như: ngậm nướu, ti giả, phễu hút sữa mẹ, bát, thìa ăn dặm ….
Cách tiệt trùng bình sữa đúng cách
Giai đoạn “tiệt trùng” sẽ là giai đoạn cuối cùng sau khi chúng đã được “khử trùng” kỹ. Nó cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong việc đảm bảo bình sữa thật sự đã sạch vi khuẩn.
Có 3 phương pháp đáng tin cậy và đã được chứng minh: tiệt trùng bằng hóa chất, tiệt trùng hơi nước bằng điện hoặc bằng nồi hấp lạnh, tiệt trùng bằng nước cốt chanh.
Tiệt trùng bằng hóa chất
Sử dụng viên tiệt trùng thay thế cho việc đun sôi tiệt trùng bình sữa có khả năng khử trùng đến 99,9% vi khuẩn, vi rút, nấm mốc.
Ưu điểm:
Thiết kế nhỏ gọn, an toàn, tiện lợi cho các mẹ khi di chuyển hoặc mang đi, mà không lo về vấn đề tiệt trùng bình sữa.
Nhược điểm:
Nhiều loại viên có mùi clo, sẽ khiến cho mẹ và trẻ khó chịu, làm mất vị thơm ngon của sữa trong bình.
Tuy tiện lợi, nhưng nó lại không phổ biến ở nước ta.
Cách sử thực hiện:
Bước 1 Cho viên nén vào chậu nước ấm với tỷ lệ 1 viên : 5 lít nước
Bước 2 Tháo rời các bộ phận của bình vào ngâm 15 – 30 phút
Bước 3 Sau đó, dùng kẹp chuyên dụng lấy ra để ráo nước sử dụng bình thường, nên để bình tự khô.
Lưu ý: Tùy theo dạng thuốc tiệt trùng, thì sẽ có cách sử dụng và thời gian sử dụng khác nhau.
Tiệt trùng hơi nước bằng điện hoặc bằng nồi hấp lạnh
Đây là cách sử dụng phổ biến và ưu việt nhất. Bình loại bỏ được đến 99% vi khuẩn chỉ trong vài phút.
Ưu điểm:
Có thể được tiệt trùng nhiều bình sữa và các phụ kiện cùng một lúc.
Hệ thống ngắt tự động an toàn, tiết kiệm được thời gian giám sát.
Tuyệt đối an toàn không gây hư hỏng vật dụng cũng như làm phá hủy vật liệu có thể gây độc hại cho bé.
Nhược điểm:
Có thiết kế với dung tích khá to, hạn chế trong việc di chuyển.
Sản phẩm chính hãng chưa phổ biến ở Việt Nam nên rất khó mua
Cách thực hiện:
Bước 1 Tháo rời các bộ phận của bình và rửa thật sạch với nước lạnh, phải đảm bảo không còn sữa thừa còn sót lại ở các vị trí như: thành bình, núm ti, khoen và nắp bình. Có thể sử dụng thêm các loại nước chuyên rửa bình để rửa sạch hơn.
Bước 2 Đặt bình sữa vào giá đỡ, cho núm ti, núm vú giả, nắp bình vào khay phụ kiện.
Bước 3 Đậy nắp lại, cắm điện và bật nút công tắc. Đợi máy hoạt động cho đến khi đèn tắt là xong.
Bước 4 Dùng kẹp chuyên dụng để lấy bình sữa để đảm bảo an toàn.
Tiệt trùng bằng nước cốt chanh
Nếu mẹ lo lắng về việc sử dụng hóa chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng đến trẻ, hoặc sử dụng máy tiệt trùng gây tốn kém, thì đây sẽ là phương pháp dễ dàng, và ít tốn kém nhất. Trong chanh có chứa Axit citric – có tác dụng làm sạch tốt và đóng vai trò của chất chống oxy hóa.
Ưu điểm:
Dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm, an toàn.
Nhược điểm:
Hiệu quả sẽ không cao bằng 2 cách trên. Chỉ có tác dụng làm sạch, và phải sử dụng liên tục.
Cách thực hiện:
Bước 1 Rửa sạch bình sữa
Bước 2 Lấy ½ quả chanh vắt lấy nước cốt, pha với nước đun sôi để nguội.
Bước 3 Đậy chặt nắp và lắc liên tục 2-3 lần.
Lưu ý: Có thể sử dụng dung dịch này để tiệt trùng các đồ dùng khác của trẻ.
Một số lưu ý cho mẹ khi sử dụng bình sữa
Khi cho trẻ bú bình xong, bạn hãy rửa qua bình bằng nước lạnh.
Không cho bình sữa vào lò vi sóng để làm nóng sữa. Tránh lắc sữa trong chai nhựa.
Luôn rửa sạch bình sữa sau khi đã cho trẻ bú tránh tình trạng dưới đáy bình bám một lớp vàng ố trong rất mất vệ sinh và để lâu thì rất khó tẩy rửa.
Tiệt trùng bình mỗi ngày theo số lần trẻ bú, ví dụ trẻ bú 5 lần/ ngày, thì phải tiệt trùng bình sữa 5 lần trước khi tiếp tục sử dụng cho lần sau.
Bình sữa sau khi tiệt trùng phải bảo quản ngay trong tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh.
Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho trẻ bú.
Chọn bình sữa trắng, không in hình. Vì trong quá trình tiệt trùng bình các loại sơn, phẩm màu tiết ra có thể làm nhiễm khuẩn bình sữa của trẻ.
Lưu ý khi chọn bình thủy tinh thay cho bình nhựa, một số bình thủy tinh có chứa chì rất gây hại cho sức khỏe, nên xem kỹ thành phần, nhà sản xuất của bình trước sử dụng.
Sữa công thức nên pha ở cốc không phải bằng nhựa, sau khi nguội mới đổ vào bình của trẻ.
Thay núm ti (khoảng 3 tháng) và bình sữa (khoảng 6 tháng) định kỳ. Thay mới ngay nếu núm ti có dấu hiệu bị nứt, rách, đổi màu,… bình sữa bị trầy xước hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Nắp bình sữa không nên vặn quá chặt, khi nắp chặt không khí không vào được bình, trẻ sẽ rất khó bú.
Trên đây là tất cả những thông tin và lưu ý về cách tiệt trùng bình sữa cho trẻ, hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức cũng như cách để có thể phòng tránh và bảo vệ cho con mình tốt hơn nhé!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn