Cách trị môi khô nứt nẻ khi ngồi phòng máy lạnh

Cách trị môi khô nứt nẻ khi ngồi phòng máy lạnh

Việc sử dụng máy lạnh nhiều trong thời tiết nắng nóng có thể làm cho không khí trong phòng trở nên hanh khô, làm cho môi mất nước và dễ bị khô môi. Trong bài viết sau đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ gợi ý một số cách trị khô môi hiệu quả và thực hiện dễ dàng.

1Uống nhiều nước

Đây là cách thức luôn được nhắc đến nhiều nhất. Uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cho làn da và môi của bạn được cung cấp độ ẩm tốt hơn, hạn chế tình trạng khô môi gây nứt nẻ. Bạn cũng có thể gián tiếp cung cấp nước cho cơ thể bằng cách ăn nhiều hoa quả có nhiều vitamin C như cam, quýt, và các loại trái cây khác.

Cách trị môi khô nứt nẻ khi ngồi phòng máy lạnh

2Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B2

Cơ thể thiếu vitamin B2 là một trong những nguyên nhân khiến môi dễ khô và bong tróc hơn. Do đó, bạn nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm như rau màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng… để cung cấp vitamin B2 cho cơ thể, hạn chế đôi môi không còn bong tróc và nứt nẻ.

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B2

3Hạn chế thức ăn gây khô môi

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm cung cấp vitamin giúp môi căng bóng, mềm mại thì bạn cũng nên hạn chế những loại thực phẩm có thể gây khô, nứt môi như hạt tiêu, ớt và những loại thức ăn cay nóng.

Hạn chế dùng thức ăn cay nóng

4Dùng son dưỡng hoặc mặt nạ dưỡng môi

Bạn có thể sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dưa chuột, nha đam và mật ong,… để đắp lên môi nhằm dưỡng ẩm cho môi của mình. Ngoài tác dụng làm ẩm đôi môi, các loại trái cây này còn giúp cho môi bạn thêm phần căng bóng và mịn màng. Ngoài ra, các bạn có thể áp dụng bước tẩy tế bào chết cho da môi trước khi dưỡng ẩm. Việc này giúp cho tinh chất dưỡng ẩm được hấp thụ hiệu quả hơn vào môi của mình.

Dùng son dưỡng hoặc mặt nạ dưỡng môi

5Không chạm tay hoặc liếm môi

Bàn tay của chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều vật dụng như điện thoại hoặc đồ dùng sinh hoạt, vì thế nên khả năng trên tay chứa nhiều vi khuẩn là điều dễ xảy ra. Chính vì thế, việc chạm tay vào môi nhiều sẽ làm cho môi bạn dễ khô, vi khuẩn bám vào môi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đặc biệt, thói quen liếm môi khi cảm thấy môi bị khô còn là thói quen xấu của nhiều người, khiến môi khô hơn và bong tróc tế bào da.

Không chạm tay hoặc liếm môi

6Hạn chế thở bằng miệng

Việc thở bằng miệng sẽ khiến môi khô nhanh vì hơi thở làm mất đi độ ẩm trên đôi môi của mình. Ngoài ra, việc này còn làm cho miệng bị khô nước bọt, không thể rửa trôi vi khuẩn trong miệng dẫn đến hôi miệng và viêm nướu răng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ cho việc trị khô môi hiệu quả, các bạn nên hạn chế thở bằng miệng

Hạn chế thở bằng miệng

7Mang khẩu trang khi đi ra ngoài

Khi đi ra ngoài, bạn cũng cần nhớ bảo vệ cho môi mình khỏi tác động của khói bụi, ánh nắng mặt trời bằng cách đeo khẩu trang. Nếu có thể hãy dùng thêm kem dưỡng môi. Có như vậy, khi bước vào phòng điều hòa môi bạn mới đỡ bị khô hơn.

Mang khẩu trang khi đi ra ngoài

Xem thêm:

  • Cách bảo vệ mắt an toàn khỏi ánh nắng trong những ngày chơi lễ
  • Tác hại của tia cực tím (UV) lên mắt, da quanh mắt, cách chọn mắt kính bảo vệ
  • Cách bảo vệ mắt khỏi tác hại từ ánh sáng xanh trên tivi và laptop

Với những thói quen giữ ẩm đôi môi hàng ngày, bạn sẽ không còn cảm thấy bất tiện khi ngồi phòng lạnh nữa. Hãy chia sẻ thêm những mẹo hay mà bạn biết để trị bệnh khô môi khi ngồi phòng máy lạnh.

DienmayXANH.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *