Bạn thích mê những vườn treo nhỏ xinh ngoài ban công, và cả giàn khổ qua xanh mướt của nhà bên, nhưng nhà lại quá hẹp để trồng vườn. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách trồng khổ qua trong chậu để đỡ tốn diện tích nhất có thể.
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là loại quả có tình hàn theo y học cổ truyền. Đây cũng là vị thuốc quý mà y học phương Đông hay dùng để điều trị các bệnh về gan, hỗ trợ chức năng giải độc và để điều hoà đường huyết với các bệnh nhân bị tiểu đường. Vì vậy, việc ăn khổ qua 2 lần/ tuần rất được các bác sĩ khuyến khích.
>> Công dụng của nước ép khổ qua
>> Những người không nên ăn khổ qua
>> Ăn khổ qua nhiều có tốt không?
Nhưng bạn lại cảm thấy việc mua loại quả này ngoài chợ không an toàn, có thể chứa nhiều thuốc trừ sâu, bảo quản hoá học, thì bạn hoàn toàn có thể tự trồng nó tại nhà.
Khổ qua là một loại cây leo, phát triển tốt nhất ở những khu vực có nhiệt độ trung bình cao trên 20 độ C. Vì vậy, khí hậu Việt Nam rất thích hợp để trồng loại cây này. Việc trồng loại cây leo thường có hai yếu tố chính là diện tích rộng để dây cuốn phát triển và ánh sáng tốt để cây quang hợp. Nhưng nếu nhà bạn không đủ diện tích để có vườn thì bạn hoàn toàn có thể trồng khổ qua trong chậu theo cách đơn giản dưới đây.
Bước 1: Bạn có thể chọn mua hạt giống tại các cửa hàng bán cây giống uy tín hoặc lấy trực tiếp hạt từ các quả khổ qua già, mập mạp cũng đều được.
Bước 2:Ngâm hạt khổ qua trong nước ấm khoảng 50 độ C (pha theo tỉ lệ 2 nước lạnh 3 nước nóng) từ 3-4 tiếng để hạt bong lớp vỏ ngoài. Sau đó, vớt hạt ra và dùng khăn ẩm bọc hạt lại để ủ tiếp trong vòng 24 tiếng để hạt nứt vỏ lanh.
Khi hạt nứt vỏ lanh (lớp vỏ cứng bao bên ngoài hạt), thì chồi non bên trong có thể dễ dàng phá vỡ lớp vỏ còn lại và chui ra ngoài để nảy mầm thành công. Vì vậy, đây là bước quyết định việc cây có thể lên chồi hay không, nên bạn phải cẩn thận nhé.
Bước 3: Chuẩn bị chậu có độ sâu khoảng 25cm đủ để cây đâm rễ. Sau đó thêm hỗn hợp đất ươm gồm xơ dừa đã qua xử lý, phân bò ủ mục, đây chính là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho hạt nảy mầm, và đất thường, là chỗ bám của rễ con, vào chậu.
Bước 4: Sau khi hạt đã nứt lanh thì bạn gieo hạt vào đất ươm. Bạn nên gieo hạt sâu tầm 2cm để đất có thể che phủ hoàn toàn hạt, bảo vệ nó khỏi tác động bên ngoài.
Trong giai đoạn này, bạn nên tưới nước mỗi ngày một lần. Nhưng đừng sử dụng bình tưới thông thường có lực nước mạnh, có thể rửa trôi hạt, bạn chỉ nên dùng vòi phun sương nhẹ nhàng để cung cấp nước thôi.
Sau khoảng từ 5 – 7 ngày, hạt sẽ nảy mầm và ra những lá con, nên bạn đừng sốt ruột nhé.
Bước 5:Khi cây đã bắt đầu phát triển tốt, cao khoảng 25-30cm và có dây cuốn, thì bạn nên chuẩn bị một giàn leo bằng tre hoặc lưới để dây cuốn bám vào đó và phát triển thành các nhánh dây leo.
Ở giai đoạn cây phát triển chiều dài thì bạn nên tưới nước 2 lần/ ngày và có thể sử dụng vòi xịt để cung cấp đủ độ ẩm cho cây, lá xanh tốt.
Một lưu ý nhỏ là nếu muốn cây ra nhiều quả, thì bạn nên tỉa bớt các cành chỉ để lại 5-6 nhánh chính, để cây tập trung hết dinh dưỡng vào việc nuôi hoa và quả.
Bước 6: Sau khoảng 2 tháng thì cây khổ qua đã có thể thụ phấn và cho ra những lứa quả đầu tiên. Ở giai đoạn này, bạn chỉ cần duy trì tưới nước cho cây 1 lần/ ngày là đủ, để cây không bị úng.
Sau khi có quả lứa đầu tiên, thì sau đó cứ 2-3 ngày, bạn lại có thể thu hoạch tiếp một lứa nữa và không còn lo về việc thiếu khổ qua trong bữa ăn gia đình nữa.
>> Tham khảo thêm: Cách trồng măng tây cho người mới bắt đầu hiệu quả, năng suất
Kết lại, việc trồng khổ qua trong chậu thật sự không mất quá nhiều thời gian của bạn, cũng như diện tích trong căn nhà nhưng lợi ích nó mang lại thì rất nhiều. Vì vậy, bạn không nên chần chừ nữa mà hãy bắt tay ngay vào việc trồng cây và chờ đợi kết quả xứng đáng nhé.
Có thể bạn quan tâm:
>> Mẹo trồng cây cherry đơn giản tại nhà, cho trái cực nhiều
>> Công dụng bất ngờ của bã cà phê với cây trồng
>> Các loại cây có thể trồng bằng nước (thuỷ canh) ngay tại trong bếp
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH