Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đơn giản, đảm bảo an toàn

Bạn đang xem bài viết: Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đơn giản, đảm bảo an toàn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cha mẹ thường quan tâm vấn đề có nên vệ sinh tai và cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng. Và có nhất thiết phải loại bỏ sạch hoàn hoàn ráy tai cho trẻ.

Trên thực tế, ráy tay hoàn toàn vô hại và thậm chí còn có tác dụng bảo vệ tai. Nhưng khi ráy tai tích tụ quá lâu bên trong gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cha mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh nhé!

1Có nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?

Ống tai của chúng ta tạo ra một chất gọi là cerumen, hay còn được gọi là ráy tai. Nó cung cấp một rào cản không thấm nước để bảo vệ màng nhĩ khỏi nước, bụi, chất bẩn và các mảnh vụn khác. Đồng thời, cũng chứa các enzym bảo vệ tai bằng cách giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

Tuy nhiên, nếu ráy tai dư thừa tích tụ, nó có thể bị ảnh hưởng và cản trở thính giác hoặc gây ra các triệu chứng khó chịu khác. Nếu ráy tai quá nhiều có thể làm tắc ống tai, gây khó nghe, ù tai, chảy mủ, đau, ngứa, có mùi hôi và ho. Thỉnh thoảng, ráy tai quá nhiều có thể gây chóng mặt và các vấn đề về thăng bằng.

Các triệu chứng như thế này thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng chúng có thể được chữa khỏi bằng cách loại bỏ ráy tai dư thừa. Trong trường hợp tắc nghẽn, cha mẹ hãy liên hệ với bác sĩ có chuyên môn để giúp làm sạch tai cho trẻ.

Bài viết liên quan: Top 11 bệnh viện và phòng khám Nhi uy tín, chất lượng ở thành phố Hồ Chí Minh

2Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Nếu ráy tai không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào cho trẻ, nhưng nó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, có một số cách truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã tổng hợp để bạn có thể giúp loại bỏ một cách an toàn tại nhà. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ có chuyên môn.

Sử dụng khăn ẩm

Sử dụng khăn ẩm vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh - Nguồn: istockphoto

Sử dụng khăn ẩm vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh – Nguồn: istockphoto

Sử dụng khăn tắm có thấm một ít nước ấm lau nhẹ phía ngoài tai cho trẻ trong lúc tắm. Cách này giúp ráy tai mềm và loại bỏ dễ dàng hơn.

Dùng dung dịch có hydrogen peroxide hoặc debrox

Đối với những trẻ dễ bị ráy tai, cha mẹ nên mua dung dịch có chứa hydrogen peroxide hoặc debrox có bán tại các hiệu thuốc, nhỏ kèm với vài giọt thuốc nhỏ mắt. Ráy tai sẽ mềm và từ từ di chuyển ra phía ngoài tai.

Sử dụng dung dịch chứa hydrogen hoặc debrox để vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh - Nguồn: istockphoto

Sử dụng dung dịch chứa hydrogen hoặc debrox để vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh – Nguồn: istockphoto

Cha mẹ cũng nên cẩn trọng với việc mua thuốc không kê đơn bên ngoài. Vì có thể sẽ dẫn đến những vấn đề không thể lường trước đối với trẻ. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và sử dụng thuốc được bác sĩ có chuyên môn kê đơn.

Nghiêng đầu sau khi tắm

Để giúp trẻ loại bỏ ráy tai một cách tự nhiên, sau khi tắm, bạn có thể để trẻ nghiêng đầu từ bên này sang bên kia để ráy tai đi kèm với nước chảy ra ngoài. Đây là cách vệ sinh tai cho trẻ khá an toàn.

Vệ sinh tai tại cơ sở y tế

Nếu con bạn đang gặp bất kỳ khó khăn nào khi lấy ráy tai, bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng có thể sử dụng các dụng cụ đặc biệt để hút, hoặc kéo phần ráy tai bị tắc ra. Nếu ráy tai không tích tụ quá nhiều, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để cha mẹ vệ sinh tai cho trẻ tại nhà.

Bài viết liên quan: Mách ba mẹ những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh. Đọc ngay!

3Có nên sử dụng tăm bông khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?

Không nên sử dụng tăm bông khi vệ sinh tai cho bé - Nguồn: istockphoto

Không nên sử dụng tăm bông khi vệ sinh tai cho bé – Nguồn: istockphoto

Mặc dù nhiều người sử dụng tăm bông để làm sạch tai nhưng cách làm này không an toàn cho cả bạn và con bạn. Việc dùng tăm bông có thể khiến ráy tai bị đẩy lên sâu hơn trong ống và còn có thể gây tổn thương ống và màng nhĩ, dẫn đến đau, chảy máu, nhiễm trùng, thủng màng nhĩ và mất thính lực vĩnh viễn.

Xem thêm:

  • Tã cho trẻ sơ sinh – Sự khác nhau giữa tã vải và tã dán, gợi ý cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn
  • Cách sắp xếp tủ quần áo cho bé gọn gàng ngăn nắp, ai nhìn cũng khen
  • Giữ nhà sạch sẽ, tăng cường sức khỏe cho bé yêu của bạn

Cha mẹ không cần phải làm sạch quá kỹ bên trong tai của trẻ. Nếu thấy ráy tai dư thừa khiến con không thoải mái, bạn có thể áp dụng những cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã tổng hợp. Trong trường hợp cha mẹ thấy con có bất kỳ vấn đề gì về thính giác, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Yến Nga tổng hợp từ momjunction.

1. How and When to clean your child’s ear?

2. The best way to clean a child’s earwax

3. Is it really danergous to clean my ear with cotton swabs?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đơn giản, đảm bảo an toàn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *