Bạn đang xem bài viết: Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ an toàn, tránh bị ngộ độc thủy ngân tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Thủy ngân là một chất khá nguy hiểm, loại chất này thường có trong nhiệt kế. Nếu vô tình làm rơi vỡ nhiệt kế để thủy ngân bị rớt ra ngoài thì bạn nên tìm cách xử lý nhanh chóng đến không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ ngay trong bài viết này nhé!
1Thủy ngân là gì?
Thủy ngân là một nguyên tố hóa học có ký hiệu là Hg, đây là một kim loại có màu ánh bạc, có thể nóng chảy ở 38,9 độ C và sôi ở nhiệt độ 357 độ C. Thủy ngân được coi là kim loại duy nhất có thể tồn tại ở nhiệt độ phòng dưới dạng lỏng. Để tạo thành hợp kim thủy ngân có thể kết hợp với các kim loại khác như thiếc, đồng, vàng, bạc.
Loại chất này không màu, không mùi và rất dễ bay hơi, tốc độ bay hơi có thể nhanh gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10 độ C. Khi thủy ngân bị đổ ra ngoài sẽ tự động phân tách thành những giọt nhỏ và phát tán rộng ra bề mặt.
Thủy ngân là gì?
2Sự nguy hiểm khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ
Nhiệt kế thủy ngân là đồ dùng cho bé cần thiết trong quá trình mẹ bỉm chăm sóc con nhỏ. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ sẽ rất nguy hiểm nếu bạn vô tình hít loại không khí đang có chứa thủy ngân vào phổi.
Loại khí này nếu đi vào phổi sẽ lan khắp cơ thể, đi từ màng phế nang vào máu sau đó di chuyển đến các bộ phận khác như thận, gan, hệ thần kinh,… và gây ra các triệu chứng như viêm phổi, co giật, nôn ói,… Ngoài ra, một số trường hợp tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân sẽ gây ngộ độc, suy hô hấp, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Sự nguy hiểm khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ
3Các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân
Khi bị ngộ độc thủy ngân, cơ thể sẽ có các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, lạnh bụng. Còn các triệu chứng ho có đờm, khó thở, ở miệng sẽ bị xuất huyết, lợi viêm sưng đỏ. Tinh thần bạn cũng sẽ bị giảm sút gây mất ngủ, trên da sẽ nổi đỏ gây ngứa.
Các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân
4Những điều cần tránh khi thủy ngân bị chảy ra
- Không dùng máy hút bụi: Vì lực hút của máy rất mạnh sẽ khiến thủy ngân bay ra ngoài không khí nhiều hơn.
- Không dùng chổi: Nếu dùng chổi tác động vào thủy ngân thì các hạt sẽ càng bị phân tán ra môi trường ngoài.
- Không đổ thủy ngân xuống cống: Sau khi thu hồi thủy ngân, lọ thủy tinh chứa thủy ngân phải được bịt kín, bọc nhiều lớp nylon, dán băng dính và ghi chú rõ bằng nhãn ở bên ngoài rồi mới để trong thùng rác phân loại.
- Quần áo, giày dép đã dính thủy ngân nên loại bỏ, nếu muốn sử dụng trở lại phải giặt thật kỹ.
Không dùng máy hút bụi để thu dọn thủy ngân
5Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ
Chuẩn bị vật dụng
Bước 1: Mang găng tay và nhặt mảnh vỡ thủy tinh
Đầu tiên, các bạn cần mang găng tay vào để không tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân. Sau đó, nhặt các mảnh vỡ thủy tinh bỏ vào khăn giấy gói lại rồi cho vào túi zip để không bị rớt ra ngoài.
Mang găng tay và nhặt mảnh vỡ thủy tinh
Bước 2: Thu nhặt các giọt thủy ngân còn vương vãi trên sàn
Dùng chổi có gạt cao su hoặc miếng bìa cứng để thu hết các giọt thủy ngân còn sót lại trên bề mắt bị rơi vỡ. Bạn có thể dùng đèn pin để kiểm tra xem thủy ngân còn sót lại hay không bằng cách soi sát xuống bề mặt.
Dùng đèn pin để kiểm tra xem thủy ngân còn sót lại
Bước 3: Dùng ống hút nhỏ giọt để hút giọt thủy ngân nhỏ
Nếu vẫn còn sót lại thủy ngân ở dạng nhỏ hơn thì các bạn nên dùng ống hút nhỏ giọt để hút lượng thủy ngân còn sót lại này. Sau đó, nhỏ thủy ngân vừa hút được vào khăn giấy ẩm rồi bỏ vào túi zip. Hãy nhớ ghi chú lên túi để mọi người không chạm vào.
Dùng ống hút nhỏ giọt để hút giọt thủy ngân nhỏ
Bước 4: Dọn sạch giọt thủy ngân còn sót lại
Đối với các hạt quá nhỏ khó làm sạch, bạn có thể dùng kem cạo râu bôi lên chổi quét mini hoặc dùng băng keo chấm vào các khu vực còn sót. Dùng xong cho các vật dụng vào túi zip. Ngoài ra, bạn có thể dùng lưu huỳnh để tạo ra phản ứng với thủy ngân, từ đó giúp các bạn dễ phát hiện ra thủy ngân còn sót lại.
Dọn sạch giọt thủy ngân còn sót lại bằng băng keo
Bước 5: Mở thoáng khí khu vực rơi vỡ nhiệt kế
Sau khi đã dọn dẹp xong bạn nên để khu vực này thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hay dùng quạt trong vòng 24 giờ. Hạn chế để mọi người vào khu vực này.
Mở thoáng khí khu vực rơi vỡ nhiệt kế
- Cách sử dụng nhiệt kế hồng ngoại chi tiết, đo nhiệt độ chính xác nhất
- Nhiệt kế là gì? Các loại nhiệt kế, công dụng và cách đo phổ biến hiện nay
- Nhiệt kế thủy ngân là gì? Cấu tạo và công dụng của nhiệt kế thủy ngân
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thể thông tin về cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ. Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để có cách khắc phục nhanh chóng, an toàn nhé. Nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.866.874 để được giải đáp nhanh nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ an toàn, tránh bị ngộ độc thủy ngân của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.