Phỏng vấn tuyển dụng bước quan trọng để quyết định bạn có được công việc hay không. Kinh nghiệm để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và trở nên nổi bật giữa đám đông là điều mà mọi ứng viên cần quan tâm.Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi để kiểm tra năng lực và sự linh hoạt của ứng viên. Chỉ trong vài phút phỏng vấn ngăn ngủi, mỗi lời nói, hành động của ứng viên đều thể hiện năng lực, con người của họ. Nhà tuyển dụng sẽ xác định ấn tượng về ứng viên và quyết định xem họ có được vào công ty hay không.
Thùy Linh là một sinh viên đại học vừa mới tốt nghiệp. Cô gửi hồ sơ đến nhiều công ty khác nhau và nhận được lời mời phỏng vấn từ công ty mà cô mong ước. Đây là một công ty có thương hiệu mạnh, lương cạnh tranh và triển vọng phát triển. Vì vậy, cô chuẩn bị rất kỹ lưỡng, hạ quyết tâm được tuyển dụng vào công ty này.
Cuộc phỏng vấn được chia thành 3 vòng. Trong hai vòng phỏng vấn đầu tiên, Thùy Linh đã rất may mắn vượt qua, bởi vì nội dung phỏng vấn chính là một số câu hỏi chuyên môn và một số thông tin cá nhân, những điều này cô đã trả lời rất trôi chảy, thể hiện bản thân cũng tốt.
Tuy nhiên, ở vòng cuối cùng, chỉ những người giỏi nhất trong số những ứng viên mới có thể được tuyển dụng. Nhà tuyển dụng đã hỏi một số câu hỏi, bao gồm quan điểm của các ứng viên về tương lai của công ty và những kỳ vọng trong tương lai của chính họ. Mỗi ứng viên đều có một ý kiến riêng, thể hiện năng lực và bản lĩnh. Nhà tuyển dụng băn khoăn không biết chọn ai vì cả 3 ứng viên đều xuất sắc nhưng công ty chỉ cần một người. Vì vậy nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem tư duy của họ có linh hoạt hay bằng 1 câu hỏi: Cái gì chỉ có thể cầm được bằng tay phải mà không thể cầm bằng tay trái?
Các ứng viên có 3 phút suy nghĩ. Một phút sau, 1 ứng viên đứng lên trả lời trước. Nhưng hóa ra, anh ta quá căng thẳng, không hiểu được câu hỏi nên đã đứng dậy và nói: “Tôi không nghĩ câu hỏi này liên quan đến công việc, nên tôi chọn không trả lời”. Nhà tuyển dụng không hề tức giận mà chỉ ra hiệu cho anh ngồi xuống.
Ứng viên thứ hai cũng không nghĩ ra câu trả lời, nhưng nhà tuyển dụng đã gọi tới tên cô rồi. Vì thế cô chỉ có thể đứng lên nói: “Đó là cái bút”.
Nhà tuyển dụng mỉm cười: “Có nhiều người thuận tay trái và cũng có nhiều người có thể viết bằng cả 2 tay.” Kỳ thật cô cũng biết đáp án của mình là sai, nhưng cô thực sự không thể trả lời được. Người phỏng vấn yêu cầu Thùy Linh đứng dậy trả lời, cô đứng dậy nói: “Đó là tay trái? Tay phải có thể nắm được tay trái, nhưng tay trái không thể tự cầm, nắm nó được”.
Câu trả lời của Thùy Linh đúng ý của nhà tuyển dụng. Cô chính là ứng viên được lựa chọn trong kỳ tuyển dụng lần này của công ty.
Thực tế, câu hỏi của nhà tuyển dụng chỉ là một bài kiểm tra tâm lý nhỏ. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá năng lực xử lý tình huống cũng như cách tư duy của các ứng viên như thế nào. Qua cách ứng xử, họ cũng có thể nhận định được khả năng thích ứng và xử lý công việc của ứng viên. Điều này có thể thấy, trong quá trình tìm việc, người lao động không chỉ cần có kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc mà còn cần trau đổi năng lực xử lý tình huống, khả năng thích ứng với môi trường. Cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều là những thức mà nhà tuyển dụng đánh giá rất kỹ càng khi lựa chọn nhân sự.
Nguồn: https://cafef.vn/sep-hoi-cai-gi-chi-tay-phai-cam-duoc-ma-tay-trai-thi-khong-nguoi-tra-loi-cay-but-bi-loai-ngay-188230828105139807.chn