Cam kỵ gì? 4 điều kỵ và 5 lưu ý cần ghi nhớ nằm lòng

Cam kỵ gì? 4 điều kỵ và 5 lưu ý cần ghi nhớ nằm lòng
Bạn đang xem: Cam kỵ gì? 4 điều kỵ và 5 lưu ý cần ghi nhớ nằm lòng tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Nước cam không chỉ là thức uống giải khát mà còn đem đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Nếu thường xuyên uống nước cam, bạn đã biết cam kỵ gì? Theo khuyến cáo, bạn không nên uống nước cam khi ăn hải sản hay củ cải. Tìm hiểu về các nhóm thực phẩm kỵ với nước cam sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi chế biến thức uống này.

Uống nước cam có công dụng gì?

cam kỵ với gì

1 quả cam bao nhiêu calo? 100 gam cam cung cấp khoảng 47 calo với các thành phần chính như:

• Lipid: 0,1g
• Kali: 181 mg
• Carbohydrate: 12 gam
• Chất xơ: 2,4 gam
• Đường: 9 gam
• Protein: 0,9 gam
• Vitamin C: 53,2 mg
• Canxi: 40 mg
• Sắt: 0,1 mg
• Vitamin B6: 0,1 mg

Nếu biết cam kỵ gì, bạn sẽ tận dụng tối đa lợi ích khi uống nước cam. Một số công dụng của nước cam có thể kể đến như:

1. Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch

Cholesterol cao, huyết áp cao và hút thuốc là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim. Theo nghiên cứu, uống nước cam thường xuyên có khả năng cải thiện huyết áp và cholesterol. Nước cam giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Hai chất này giúp bảo vệ thành mạch và giảm viêm.

2. Tăng đề kháng

Tìm hiểu cam kỵ gì, bạn sẽ thấy rất nhiều chia sẻ về việc uống nước cam giúp tăng sức đề kháng. Nước cam chứa lượng lớn chất xơ, vitamin, folate và một loạt chất chống oxy hóa mạnh. Các thành phần này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và nhanh làm lành vết thương. Vitamin C còn duy trì, bảo vệ giúp làn da khỏe mạnh, căng bóng.

Một số nghiên cứu còn khẳng định vitamin C có tác động đến virus cảm lạnh. Điều này không có nghĩa là uống nước cam giúp bạn không bị cảm lạnh. Khi bổ sung vitamin C, bạn vượt qua các căn bệnh thông thường nhanh chóng hơn. Ngoài ra, các triệu chứng để lại cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.

>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa

3. Có thể ngăn ngừa sỏi thận

Có thể ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận hình thành khi bạn có lượng lớn khoáng chất hoặc muối trong nước tiểu. Sỏi thận có kích thước khác nhau, có thể nhỏ như hạt muối hoặc lớn như hạt đậu. Nước cam có thể làm tăng nồng độ citrat và độ pH trong nước tiểu. Từ đó, nước tiểu có nhiều tính kiềm hơn, giúp ngăn ngừa sỏi thận.

4. Hỗ trợ giảm cân

Nước cam là thức uống được mệnh danh giúp đẹp da đẹp dáng. Quả cam chứa nhiều chất xơ, tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn. Theo nghiên cứu, với cùng trọng lượng, việc ăn quả cam sẽ giúp bạn no gấp 4 lần chiếc bánh sừng bò. Bạn lưu ý, nếu muốn giảm cân, bạn nên ăn cam thay vì uống nước ép. Nước cam ép có lượng chất xơ ít hơn so với thịt cam.

5. Cải thiện khả năng hấp thụ sắt

Một số nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa việc bổ sung vitamin C và khả năng hấp thụ sắt. Theo đó, uống 100 mg vitamin C trong bữa ăn làm tăng khả năng hấp thụ sắt lên 67%. Nhìn chung, vitamin C và sắt là hai nhóm chất thường được khuyến cáo nên bổ sung cùng nhau. Vì vậy, uống nước cam giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt, đặc biệt là sắt từ thực vật. Từ đó, tình trạng thiếu máu được cải thiện.

>>> Đọc thêm: Củ cải trắng kỵ với gì? 8 thực phẩm kỵ cần biết

Cam kỵ gì?

cam kỵ sữa, hải sản...

Ảnh: Barry thYP/Unsplash

Nước cam thơm ngon, dễ uống, dễ chế biến nhưng không nên chủ quan. Bạn nên tìm hiểu nước cam kỵ với cái gì để tránh kết hợp sai cách. Một số thực phẩm dưới đây được khuyến cáo không dùng chung với nước cam.

1. Nước cam kỵ với gì? Sữa

Đứng đầu danh sách cam kỵ gì là sữa. Nhiều người có sở thích hòa nước cam chung với sữa để ra món uống lạ miệng. Sự kết hợp này có thể gây hại cho đường tiêu hóa. Sữa chứa nhiều protein, còn nước cam có lượng vitamin C cao. Hai chất này khi tương tác sẽ có khả năng kết tủa, dẫn đến đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Tốt nhất, bạn nên uống hai món này cách nhau ít nhất 30 phút.

2. Nước cam kỵ món gì? Hải sản

Quả cam kỵ với gì thì câu trả lời là hải sản. Cam và hải sản là hai thực phẩm kỵ nhau và không nên ăn chung. Khi ăn hải sản và uống nước cam cùng lúc, bạn có thể thấy khó chịu ở dạ dày. Nếu có cơ địa nhạy cảm, bạn dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc.

3. Cam kỵ gì? Củ cải

Củ cải

Cam chứa flavonoid và trong củ cải có thiosulfate. Hai chất này khi tương tác sẽ sản xuất một lượng lớn thiocyanate. Chất này có thể làm giảm chức năng tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc bướu cổ. Vì vậy, nếu ăn các món ăn có củ cải, bạn đừng uống nước cam ngay nhé. Tìm hiểu củ cải kỵ gì.

4. Thuốc

Thuốc thường có vị đắng, nên nhiều người uống cùng nước cam để thấy dễ chịu. Tuy nhiên, điều này có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Cam chứa axit nên có thể ảnh hưởng đến cấu trúc hóa học của một số loại thuốc. Bạn nên uống nước cam cách thời điểm uống thuốc khoảng 1 giờ đồng hồ.

>>> Đọc thêm: Mướp hương kỵ với gì? 6 lưu ý để tránh ngộ độc khi ăn

Uống nước cam như thế nào để có lợi?

Uống nước cam như thế nào để có lợi?

Để hấp thu dưỡng chất trong nước cam, bạn nên tránh kết hợp các thực phẩm trong danh sách cam kỵ gì. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý dưới đây.

1. Nên ăn/ uống bao nhiêu cam mỗi ngày?

Theo khuyến cáo, người lớn chỉ nên uống tối đa 200ml nước cam mỗi ngày. Với liều lượng này, bạn đã nạp khoảng 60mg vitamin C. Con số này xấp xỉ 90% nhu cầu vitamin C của người lớn trong một ngày.

Trẻ nhỏ chỉ nên bổ sung nửa quả cam mỗi ngày là được. Với phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin C tối thiểu mỗi ngày khoảng 80mg. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước cam quá nhiều trong một lần. Tốt nhất, bạn nên chia nhỏ để uống nhiều bữa trong ngày.

2. Uống nước cam thời điểm nào là tốt nhất?

Tìm hiểu thời điểm tốt để uống nước cam cũng quan trọng không kém thông tin cam kỵ gì. Bạn nên uống nước cam sau bữa sáng, bữa trưa khoảng 1 giờ đồng hồ. Nước cam nên uống ngay sau khi vừa vắt xong. Nước cam để ngoài không khí nên uống trong vòng 1 giờ. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, bạn chỉ giữ tối đa được 24 giờ. Nước cam càng để lâu càng mất dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C.

>>> Đọc thêm: Lá hẹ kỵ với gì? Ai không nên ăn lá hẹ?

3. Thời điểm nào không nên uống nước cam?

Thời điểm không nên uống nước cam là buổi tối trước giờ đi ngủ. Nước cam có tính lợi tiểu, dễ gây tiểu đêm, mất ngủ. Nếu uống nước cam xong đi ngủ ngay, axit trong cam có thể làm hỏng men răng.

Ngoài ra, bạn cũng không uống nước cam khi bụng đói. Axit có trong cam sẽ khiến bụng cồn cào, dạ dày khó chịu.

4. Ai nên hạn chế uống nước cam?

Những người đau dạ dày, đau thận hay đang dùng thuốc đặc trị không nên uống nhiều nước cam. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác lượng nước cam được phép uống mỗi ngày.

>>> Đọc thêm: Củ dền đỏ kỵ với gì? Những ai không nên ăn củ dền?

5. Uống nước cam có tác hại gì không?

Bạn muốn biết cam kỵ gì và uống nhiều nước cam có tác hại gì không? Nước cam là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, cam có hàm lượng đường và calo nhất định. Nếu uống quá nhiều nước cam, bạn có thể bị phản ứng ngược. Theo một số nghiên cứu, việc thường xuyên uống nước ép trái cây có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường.

Để tránh gặp tình trạng này, bạn nên tăng cường ăn cam thay vì uống nước ép. Quả cam có lượng chất xơ cao hơn so với nước ép. Ăn cam nguyên quả sẽ giúp bạn giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nếu thích uống nước, bạn nên uống nước ép cam nguyên chất. Bạn cũng có thể pha loãng cam với nước để giảm lượng đường hấp thụ. Điều quan trọng là bạn cần hạn chế lượng đường khi pha cùng nước cam.

Nước cam kỵ uống chung với sữa, kỵ kết hợp với hải sản, củ cải và một số loại thuốc đặc trị. Ngoài ra, bạn nên lưu ý đến thời điểm uống nước cam cũng như cách uống nước cam để hạn chế bị tiểu đường. Hy vọng các thông tin về cam kỵ gì sẽ hữu ích cho bạn.

>>> Đọc thêm: Cải bó xôi kỵ với gì? 6 thực phẩm không nên kết hợp

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar