Cảm lạnh gây ra các triệu chứng như sổ mũi, đau họng và mệt mỏi, đôi khi còn kèm theo rối loạn về tiêu hoá ở trẻ em. Vậy tiêu chảy có phải do cảm lạnh gây ra?
Chứng cảm lạnh thông thường sẽ có các triệu chứng như sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Một số trường hợp, khi bị cảm lạnh, trẻ còn kèm theo các rối loạn về tiêu hoá, phổ biến là tiêu chảy. Vây thì cảm lạnh có phải là nguyên nhân gây ra tiêu chảy cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không? Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu ngay!
Cảm lạnh có gây tiêu chảy không?
Đầu tiên, các bậc phụ huynh cần phải hiểu rằng tiêu chảy không phải là triệu chứng phổ biến nhất của cảm lạnh. Các triệu chứng thường thấy khi bị cảm lạnh là:
- Viêm họng
- Sổ mũi
- Ho
- Hắt xì
- Nhức mỏi cơ thể
- Đau người
- Đau đầu
- Sốt nhẹ
- Nhức xoang.
Nhiều loại virus có thể gây cảm lạnh nhưng virus trong họ Rhovirus là thủ phạm phổ biến nhất. Một số virus khác như virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, virus á cúm ở người, adenovirus và virus RSV (virus hợp bào hô hấp) cũng có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh thường gặp.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC thì virus thuộc họ adenovirus có thể gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa như viêm dạ dày hoặc ruột dẫn tới tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn hoặc đau bụng.
Bên cạnh đó thì bị cảm lạnh cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tiêu chảy nếu bạn đang sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng cảm lạnh có tác dụng phụ là rối loạn hệ tiêu hóa.
Cảm lạnh có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không?
Theo một nghiên cứu từ năm 2016 thì virus rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ em. Virus rota không thuộc loại virus trong nhóm cảm lạnh. Ở trẻ em và người lớn thì nhiễm trùng do virus rota thường gọi là cúm dạ dày.
Adenovirus và rhovirus là hai loại virus cảm lạnh có khả năng gây tiêu chảy ở trẻ em. Một đánh giá khác cho thấy adenovirus gây ra từ 1.5 – 5.4% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi.
Tiêu chảy có gây cảm lạnh không?
Tiêu chảy không trực tiếp gây ra cảm lạnh nhưng chúng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn bé dễ nhiễm trùng. Theo một nguyên cứu từ năm 2017, khoảng 70% các tế bào lympho trong cơ thể – tế bào đóng vai trò miễn dịch đều nằm trong hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, hệ tiêu hóa con người cũng chứa tới hơn 1000 loại vi khuẩn – trong số này có rất nhiều loại đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế mà bị tiêu chảy sẽ làm rối loạn sự cân bằng của hệ khuẩn trong ruột từ đó tăng yếu tố nguy cơ bị nhiễm trùng do virus cảm lạnh nói riêng và các nhiễm trùng khác nói chung.
Những bệnh có thể gây ra đồng thời cả tiêu chảy và cảm lạnh
- Bệnh cúm: Cúm có thể gây ra nhiều triệu chứng giống như cảm lạnh chẳng hạn như ho, sổ mũi và đau họng. Không có gì lạ khi bệnh cúm cũng gây ra tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa. Theo CDC thì tiêu chảy là triệu chứng cúm phổ biến ở cả trẻ em và người lớn.
- COVID-19: Một số người mắc COVID-19 có các triệu chứng giống như cúm chẳng hạn như sốt, ho và mệt mỏi. Tiêu chảy và nôn mửa cũng là một trong những triệu chứng COVID-19 khác tương đối phổ biến.
- Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm thường gây ra các triệu chứng tại đường tiêu hóa như nôn mửa hoặc tiêu chảy. Phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ làm bạn mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ thể, sốt và ớn lạnh.
- Cúm dạ dày: Viêm dạ dày ruột do virus còn được gọi là cúm dạ dày có nguyên nhân do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng phổ biến của cúm dạ dày bao gồm: tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, da ẩm, đau bụng và ăn không ngon miệng.
- Sốt cỏ khô: Sốt cỏ khô là một dạng viêm mũi dị ứng phản ứng với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi,… với các triệu chứng giống với cảm lạnh là sổ mũi, mệt mỏi, ho và hắt hơi. Theo một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, một số người bị dị ứng với phấn hoa cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Khi nào cần sự can thiệp của bác sĩ?
Nhìn chung các trường hợp bị cảm lạnh và tiêu chảy đều không cần thăm khám bác sĩ. Đối với người lớn, nếu như tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm sau 2 ngày hoặc bạn bị đau bụng dữ dội thì cần thăm khám sớm.
Tương tự với trẻ em nếu các triệu chứng đau bụng không giảm sau 24 giờ thì cần nhanh chóng cho trẻ tới gặp bác sĩ.
Với cảm lạnh thì các triệu chứng sẽ biến mất sau 3 ngày hoặc hiếm khi kéo dài hơn 5 – 7 ngày. Nhưng nếu bạn không cảm thấy đỡ mà còn nặng hơn sau khoảng 10 ngày bạn cũng cần gặp bác sĩ để được tư vấn.
Tùy từng mức độ bệnh khác nhau mà những chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ khác nhau.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề cảm lạnh có thể gây tiêu chảy ở trẻ hay không? Theo dõi những bài viết tiếp theo từ Bách hoá XANH để có thêm những thông tin hữu ích giúp nuôi dạy bé con của bạn tốt hơn nhé!
Nguồn: Healthline
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn