Cảm nhận bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất

Cảm nhận bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất
Bạn đang xem: Cảm nhận bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Sơ đồ về cảm nhận bài thơ Đất nước:

1.1. Sơ đồ về cảm nhận bài thơ Đất nước ngắn gọn nhất:

1.2. Sơ đồ về cảm nhận bài thơ Đất nước dễ hiểu nhất:

2. Cảm nhận về bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm hay nhất:

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ những năm 1970, 1971,… nhà Thơ Nguyễn Khoa Điểm sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên và đây cũng là khoảng thời gian ông sáng tác ra tập thơ trường ca “Mặt đường khát vọng” và Bài thơ Đất nước thuộc Chương V của tập thơ này.

Phần đầu bao gồm 42 câu tác giả nhận diện Đất Nước có nguồn gốc lịch sử rất là lâu đời qua việc sử dụng Tục ăn trầu, cổ tích Trầu – Cau, truyền thuyết Thánh Gióng dùng gốc tre đánh đuổi giặc Ân mà “mẹ thường hay kể” để minh chứng:

“Đất Nước bắt dầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

Nhà thơ cảm nhận Đất Nước qua dòng chảy của thời gian hình thành lên đất nước dài “đằng đẵng” trên một không gian địa lí “mênh mông”, qua sự tích “Trăm trứng” cho đến những đời Hùng Vương xa xưa. Với việc sử dụng giọng thơ tâm tình nhà thơ đã dẫn hồn ta ngược thời gian bốn nghìn nãm lịch sử để trở về cội nguồn của Đất Nước:

“Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

(…) Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày Tổ”.

Tục “bới tóc xăm mình” của người Lạc Việt, câu ca dao “gừng cay muối mặn” nói về đạo vợ chồng, ngôn ngữ dân tộc hình thành, phát triển, nên “cái kèo, cái cột thành tên”, công việc cấy cày làm ăn “xay giã, giần, sàng” được chỉ rõ. Cội nguồn “Đất Nước có từ ngày đó”.

Đất Nước trong quá khứ mang vẻ đẹp kì diệu, huyền thoại:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”.

Đất Nước hiện tại gắn bó yêu thương với mọi người, “trong anh và em hôm nay – Đều có một phần Đất Nước”. Mai này Đất Nước nhiều “mơ mộng”. Yêu nước là nghĩa vụ thiêng liêng.

“Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”.

Phần thứ hai bao gồm 68 câu (trong ngữ văn 12 chỉ trích ra 47 câu thơ) để nói về tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. Nhân Dân là những người tạo ra Đất Nước. Các danh lam thắng cảnh hùng vĩ trên khắp mọi miền đất nước đều biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp, “lối sống” của ông cha như tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình yêu lứa đôi thắm thiết, sức mạnh quật khởi, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, truyển thống hiếu học của Nhân Dân ta từ ngàn đời nay:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm dể lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”.

Núi Bút non Nghiên, vịnh Hạ Long, ông Đốc ông Trang… đều do Nhân Dân ta “góp cho”, “cùng góp cho”,”góp tên”- mà Đất Nước đẹp tươi, hùng vĩ.

“Bốn nghìn lớp người” đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ Đất Nước khỏi những thế lực ngoại xâm và nội phản: “Khi có giặc người con trai ra trận – Người con gái trở về nuôi cái cùng con – Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” thể hiện sự kiên cường và không ngại hi sinh tất cả để bảo vệ đất nước mà không có sự phân biết. Nhân Dân đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Họ là những con người vô danh mà vĩ đại:

“Họ đã sổng và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.

Nhân Dân là người sản xuất “giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”. Nhân Dân đã sáng tạo ra ngôn ngữ “truyền giọng điệu của mình cho con tập nói”. Nhân Dân đã diệt thù trong giặc ngoài để giữ gìn Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp.

“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.

Tóm lại, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo qua các câu tục ngữ, câu ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục, ngôn ngữ để nói lên tình yêu que hương đất nước và cảm nhận về nguồn gốc lâu đời cả ngìn năm lịch sử, khẳng định sức mạnh vĩ đại của Nhân Dân đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Chương “Đất Nước” chứa chan tình yêu và niềm tự hào dân tộc. Bài thơ Đất nước đã để lại cho người đọc những hình ảnh về đất nước Việt Nam tươi dẹp cùng với dòng lịch sử đầy hào hùng của ông cha ta, đọc bài thơ đất nước qua từng câu thơ và cách vận dụng sáng tạo nét đẹp truyền thống của văn học Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm giúp ta ngày càng yêu thêm mảnh đất nước hình chữ S mang tên hai chữ Việt Nam vĩ đại.

3. Cảm nhận về bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm điểm cao:

Đề tài đất nước là một trong những đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam nói chung và trong các lĩnh vực khác nói riêng. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh đất nước rất nhiều không chỉ trong văn học, thơ ca mà cả trong những lời ca, câu hát của bà và mẹ. Hình ảnh đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất vẫn là qua bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu sóng gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm.

Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất nước là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của cảm xúc chính tác giả.

Bài thơ được mở đầu bằng những vần thơ nhẹ nhàng, tinh tế đưa người đọc trở về với những ngày đầu mới khai sinh:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa
Ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc.

Đất nước được thể hiện qua bài thơ thật giản dị và gần gũi. Đó không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà là một khái niệm hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Tác giả đã sử dụng từ “khi” để đánh dấu sự ra đời của khai niềm “ đất nước”. Đất nước đã hình thành và tồn tại từ khi mỗi chúng ta chưa được sinh ra “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi” . Sau câu thơ ngày tác giã đã bắt đầu lý giải về nguồn gốc, sự ra đời của đất nước mà người đọc luôn tò mò muốn biết. Ngày từ đầu của câu thơ là giọng điệu nhẹ nhàng đầy ngọt ngào giúp lôi cuốn người đọc về những ngày xửa “ngày xưa”. Nó giống như một nốt nhạc từ quá khứ quay trở lại tâm trí của mọi người. Từ “ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi” hàm ý một điều gì đó đã cũ, rất xưa, không xác định thời gian cụ thể, chỉ có thể biết một điều là nó đã tồn tại từ rất lâu rồi. Đất nước này được thành lập vào thời điểm mà người dân biết cách chiến đấu với kẻ thù của mình. Đó là những con người đã làm nên đất nước này… một đất nước cũng gắn liền với cuộc sống bình dị, thân thuộc của người nông dân Việt Nam.

Tác giả không chỉ dừng lại ở đó, đất nước còn được lý giải chính là thành quả của công cuộc lao động để xây dựng và phát triển:

Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng
Đất nước có từ ngày đó

Một một dụng cụ được tạo ra để phục vụ cho đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của con người như “kèo, cột” đều gắn bó với lịch sử ra đời của đất nước. Rất bình dị, rất chân thực nhưng nó như là một sự giải thích đúng đắn.

Nguyễn Khoa Điềm như dẫn người đọc đi vào những cung bậc tình cảm khác của đất nước, đó là chuyện tình yêu lứa đôi e ấp nhưng tha thiết và mặn nồng:

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước không chỉ hiển hiện trong không gian văn hóa, phong tục tập quán của con người mà còn hiện lên trong những tình yêu lứa đôi mặn nồng, tha thiết nhất. Tác giả đã cắt nghĩa “đất nước” thành hai từ “đất” và “nước” để lí giải cụ thể ý nghĩa của từng từ. Đây có thể coi là sự tinh tế và đầy thi vị của Nguyễn Khoa Điềm. Nhưng dù được tách ra thì đất nước vẫn là một khái niệm trọn vẹn và đầy ý nghĩa nhất.

Đất nước còn được thể hiện qua chiều dài của dòng lịch sử và truyền thống văn hóa cả ngàn năm của những con người vẫn còn mận nồng tha thiết đi tìm nỗi nhớ và tình yêu quê hương. Đất nước được hình thành từ những câu chuyện cổ tích dân gian đến việc ẩn hiện trong các câu ca dao, tục ngữ từ xa xưa mà người đời sau vẫn luôn nhắc nhở nhau. Hình ảnh “con chim phượng hoàng”, “núi Bà Đen, Bà Điểm”, “Lạc Long Quân Âu Cơ” chính là minh chứng cho sự phát triển nhiều thăng trầm nhưng đáng tự hào của chúng ta. Nhớ về cội nguồn, nhớ về những ngày xưa vất vả chính là đạo lí, truyền thống uống nước nhớ nguồn mãnh liệt của nhân dân ta. Đất nước trong ý niệm của Nguyễn Khoa Điềm còn là sự tiếp nối truyền thống:

Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Trong sự hình thành và phát triển, bề dày văn hóa lịch sử ngày càng được khẳng định. Những con người đã ngã xuống vì đất nước, những con người thế hệ mai sau cần phải cố gắng gìn giữ và phát huy được truyền thống tốt đẹp đó.

Nguyễn Khoa Điềm đã có cái nhìn đa chiều về đất nước từ khía cạnh đời thường, khía cạnh lịch sử, khía cạnh không gian và thời gian mang đến cho người đọc nhận thức đúng đắn nhất về đất nước mà chúng ta đang sống và cống hiến.

Hơn hết tác giả còn khẳng định:

Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước

Có thể nói đất nước đã đi vào và in hằn vào máu thịt của mỗi người, nhắc nhở trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta về công cuộc xây dựng và bảo vệ sự vững mạnh của đất nước này.

Đất nước còn được Nguyễn Khoa Điềm tích lũy thành một khái niệm sâu sắc:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Một quan niệm sâu sắc, giàu giá trị nhân sinh quan khiến cho người đọc không thể phủ nhận sự tồn tại của đất nước là một thực tế.

Đất nước còn biểu tượng cho lòng thành kính, sự biết ơn đến những người đã ngã xuống vì hòa bình, tự do cho hôm nay:

Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước

Tại những câu thơ này đã thêm lí giải đúng đắn cho định nghĩa về “đất nước”, những con người đó dù họ có chết đi nhưng trái tim của họ vẫn còn sống mãi trong cuộc sống của những người còn ở lại.

Nhưng ở hai câu thơ cuối có thể nói Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ra định nghĩa đúng đắn và sâu sắc nhất về đất nước:

Đất nước này là đất nước của nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.

Thật vậy, nhân dân chính là chủ nhân của đất nước. Bởi vậy đất nước này phải thuộc về nhân dân. Tư tưởng của tác giả rất tiến bộ, rất đời thường và rất sâu sắc.

Như vậy bằng những lý lẽ và dẫn chứng đầy thuyết phục của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định vị trí và vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của mỗi con người Việt Nam. Gấp lại những dòng thơ của bài “Đất Nước” thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có những bồi hồi, xao xuyến nơi sâu thẳm đáy lòng bởi những vần thơ sâu lắng đi vào lòng người nghe và người đọc.

THAM KHẢO THÊM: