Chiều xuân của Anh Thơ là một bản nhạc đầy thương yêu và tự hào dành cho quê hương mà thi sĩ gửi đến cho chúng ta, bồi đắp và nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi người những tình cảm đẹp đẽ cho cảnh vật bình dị của làng quê Việt. Bài viết dưới đây cung cấp cho độc giả bài cảm nhận về tác phẩm Chiều xuân hay nhất.
1. Dàn ý cảm nhận Chiều xuân:
1.1. Dàn ý mẫu 1:
Mở bài:
– Khái quát chung về tác giả Anh Thơ và bài thơ Chiều xuân
– Nêu khái quát cảm nhận chung về nội dung,
Thân bài: Triển khai hệ thống các luận điểm đã xây dựng.
– Cảm nhận khung cảnh bến vắng chiều xuân: mưa lạnh, đìu hiu, vắng lặng, thiếu màu sắc và sức sống
– Cảm nhận đường đê chiều xuân: có sự chuyển biến từ tĩnh sang động, từ gam màu ảm đạm sang gam màu xanh tươi “biếc” của cây cỏ, của sự sống. Cảnh vật hết sức thân quen và bình dị, trữ tình, thơ mộng, làm dịu bớt sự cô đơn của bến vắng.
– Cảm nhận cuộc sống con người chiều xuân: Nhịp thở nơi đồng quê khoan thai đánh thức niềm hy vọng của con người vào một tương lai tươi sáng.
Kết bài: Nêu đánh giá, cảm nhận riêng của em về bài thơ.
1.2. Dàn ý mẫu 2:
Mở bài
Bài thơ “Chiều xuân” trích trong tập thơ “Bức tranh quê” là một thi phẩm đầy yên bình và dịu ngọt vị xuân quê nhà.
Thân bài
– Làn mưa bụi bay bay “êm êm” trong làn gió nhẹ.
– Con thuyền hình như cũng mệt mỏi, đành để bản thân “biếng lười” một chút, buông mình dưới làn nước mênh mông, cho dù sông ấy có gợn sóng nhỏ.
– Quán tranh mỗi ngày sớm mai vốn dĩ đông vui thì khi ngày gần tàn lại càng vắng vẻ, tĩnh mịch, u buồn.
– Cánh hoa xoan tím rụng “tơi bời” theo cơn mưa xuân nhẹ, sắc tím sẫm hơn của bông hoa càng làm tôn lên nét hoang tàn của cảnh vật.
– Bờ đê xanh biếc cỏ non tiếng chim hót vu vơ khiến khung cảnh thật thanh bình, yên ả
– Từng cánh cò trắng trốn mình nơi những đám cỏ non, “chốc chốc” bay ra hưởng thụ tiết trời xuân ấm áp.
– Hình ảnh cô gái yếm thắm miệt mài với công việc thật đẹp đẽ, thơ mộng.
Kết bài
Chiều xuân của Anh Thơ là một bản nhạc đầy thương yêu và tự hào dành tặng quê hương được thi sĩ gởi tặng tất cả chúng ta, bồi đắp và
2. Cảm nhận về bài thơ Chiều Xuân của Anh Thơ hay nhất:
Nhắc đến nhà thơ Anh Thơ người độc giả sẽ liên tưởng đến hình ảnh một nữ thi sĩ tiêu biểu của phong trào thơ Việt Nam hiện đại. Tuổi thơ bà đã từng gắn liền với đồng ruộng cánh cò quê hương sớm chiều mưa hay nắng, chính điều này là nền tảng khơi nguồn cho dòng mạch cảm xúc thơ ca trong bà với giọng thơ bình dị mà sâu lắng trong từng câu chữ, thông qua các hình ảnh của cảnh làng quê dịu dàng được diễn tả vô cùng sống động. Càng ấn tượng hơn nữa khi bà đến với thơ ca qua con đường thoát ly khỏi sự chật hẹp, gò bó và tự đề cao vai trò của mình trong xã hội đương thời. Tập thơ “bức tranh quê” đầu tiên ra đời chứa đựng bao điều mộc mạc và bình dị, đặc trưng là khổ thơ “chiều xuân”, một bức tranh thiên nhiên cảnh vật mây trời tắt nắng trong chiều xuân rực rỡ.
Những cơn mưa xuân đặc trưng nơi miền Bắc là những hạt mưa bụi li ti rơi nhè nhẹ tưới mát những mầm non ngọn cỏ thêm xanh, mưa xuất hiện trong dòng thơ đầu quá đỗi tĩnh lặng trên bến sông vắng vẻ, cảnh vật đượm buồn và một chút vắng lặng, pha thêm cái lạnh của tâm hồn bởi sự tĩnh lặng:
“Mưa bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”
Từng giọt mưa vẫn rơi nhẹ nhàng và “êm êm” trước mắt nhà thơ. Từ láy gợi tả hình ảnh từng hạt mưa rơi nhẹ nhàng tô điểm cho cảnh vật, không ồn ã vội vã hay nặng trĩu hạt mà lại có phần nhẹ nhàng và chậm rãi theo từng khoảnh khắc thời gian. Bến sông vắng thưa khách đi đò chiều, vắng vẻ mênh mang, không gian rộng lớn bao la và cảm giác trống vắng len lỏi vào lòng. Con đò bé nhỏ sau một ngày vất vả đưa khách ngược xuôi trên con sông quê giờ nằm đấy và chìm vào phút giây tĩnh lặng, mạn đò chao đảo theo sóng nước, hờ hững trôi bồng bềnh theo dòng sông. Như thế đấy ta có cảm nhận nhịp mưa rơi nhịp sóng gợn nhẹ nhịp đò qua lại hoà quyện theo nhau vẽ nên bức tranh đơn sơ nhưng lắng đọng biết bao xúc cảm. Ánh mắt thi nhân chuyển hướng và cũng thấy không khí tĩnh lặng đang hiện hữu:
“Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
Quán tranh được nhà thơ nhân hoá thông qua động từ “đứng”. Không chỉ là “đứng” mà lại là “đứng im lìm” và “trong vắng lặng”, từ láy nối liền động từ làm tăng lên nỗi trống trải không chỉ riêng bến sông tạo hiệu ứng mạnh trong đoạn thơ. Nơi quán tranh chính là trung tâm của hoang vắng và xơ xác khi ngày gần tàn. Hoa tím rụng “tơi bời” ở những giây phút cuối cùng của chiều dài. Dường như không những con người mệt mỏi mà vạn vật cũng rệu rã, trút bỏ tàn dư cuối cùng. Thời gian thì cứ mỗi phút trôi đi mang theo cái ồn ào vội vã của ban ngày và thay là cái áo hơi lạnh lẽo của cô độc cùng vắng vẻ xung quanh. Khổ thơ thứ hai hiện lên với những cảnh vật như thu gọn vào tầm mắt nhà thơ:
“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ”
Đường đê rộng đôi bờ trải dài xanh mướt những vạt cỏ xanh, màu sắc của nhà thơ cũng là màu “biếc” của cỏ. Ngòi bút tác giả tạo nên nét chấm phá màu sắc rất đẹp mắt, cảnh thoáng buồn của khổ một giờ đây đã được hài hoà hơn bởi những màu sắc của sự sống dẫu chỉ là cọng cỏ. Đến đây không gian bớt dần màu tàn phai nhường chỗ là màu xanh mơn mởn, cái tĩnh mịch cũng tan biến theo nhịp đập cánh của bầy chim sáo đen đang sà cánh. Chúng vô tư như những đứa bé chơi trên đồng với sự mô tả nhẹ nhàng “mổ vu vơ”. Không phải “mổ vu vơ” vì thật ra chúng đang mổ từng con vật nhỏ bé nhưng trong lòng tác giả hình ảnh ấy rất là đẹp vì có cảm giác bình yên thoải mái bởi sự hồn nhiên và trong trẻo. Không dừng lại ở đấy, hình ảnh còn đem tới cho chúng ta góc nhìn khá thú vị về những thứ nhỏ bé dường như không mấy người thấy được:
“Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”
Gió lướt qua thổi mát cảnh vật đã không ít lần làm nghiêng ngả cánh bướm, khả năng sử dụng từ rất là linh hoạt “rập rờn”, nhà thơ tả cách chú bướm nhỏ bé cố gắng bay lượn nhưng không làm sao thoát khỏi áp lực của ngọn gió mà đôi cánh nó cứ phải chao qua chao lại theo cơn gió thổi. Động từ “trôi” như tô đậm hơn hình ảnh cánh bướm nhỏ bé bị cơn gió ấy hờ hững cuốn đi. Từng đợt gió đến lại đi và liên tục thổi khiến cánh bướm nhỏ “rập rờn” chao đi. Thấp hơn cánh bướm là mấy chú trâu đang thong thả nhai cỏ non một cách “thong thả”, từ tốn như thể hưởng thụ hạnh phúc. Mưa hãy đang rơi và vương vãi giọt mưa lên đám cỏ làm ta cảm thấy trâu bò đang tận hưởng tiếng “mưa”. Nhịp thơ không nhanh mà lại theo nhịp vận động của loài vật. Đây là quãng thời gian mọi thứ trở nên lắng đọng và chậm trôi xoá đi mệt mỏi từ từ tan biến. Đến khổ thơ cuối của đoạn thơ, không gian mở rộng mọi phía đã góp phần hoàn thiện bức hoạ “chiều xuân” thơ mộng của thi sĩ Anh thơ:
“Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.”
Quê hương tươi đẹp bởi từng cánh đồng xanh ngọn lúa đung đưa xào xạc theo cơn gió chiều về, mà còn bởi từng giọt mưa phùn lất phất. Lũ cò lông trắng là hình ảnh gắn liền với cánh đồng, với bầu trời quê, với cơn gió mát chiều về, chúng tản ra vội vã như làm lay động cả góc trời, chúng sải cánh tự do bay lượn và vô ý làm giật mình một cô gái nông thôn đang cặm cụi làm việc bằng âm thanh vút lên của từng đôi cánh. Cô gái trong câu thơ đang chăm chỉ làm nốt những công việc cuối của ngày gần tàn và cũng là những hình ảnh hiện lên trước mắt tác giả sau cuối. Khung cảnh yên bình tràn ngập sức sống, hoạt động của muôn vật đã xây dựng nên nhịp sống tươi vui nơi đây mặc dù thời gian đã sắp hết ngày.
Nghệ thuật lựa chọn hình ảnh, khéo sử dụng ngôn từ của nhà thơ tạo nên những cảnh vật giản dị nhưng lại sinh động và tràn ngập nét đẹp thiên nhiên, bên cạnh đó theo nhịp thơ mạch xúc cảm của người đọc càng tăng thêm và nhờ vậy ta hiểu sâu sắc nhất tình cảm tâm trạng của tác giả, đây cũng là
Đôi lúc nhịp thơ chầm chậm nhẹ nhàng sâu lắng đôi lúc cũng mang đến sự rộn rã và vui tươi, khiến bài thơ tựa bài nhạc muôn giai điệu phong phú làm lay động trái tim suy nghĩ của người thưởng thức bài thơ. Tấm lòng yêu thơ ca và yêu những điều thân quen bình dị của quê hương và con người là nhân tố
3. Cảm nhận về bài thơ Chiều Xuân của Anh Thơ ý nghĩa:
Anh Thơ là một nữ thi sĩ nổi tiếng của văn học Việt Nam, bà để lại cho đời nhiều
Đến với thơ Anh Thơ, ta chợt lắng lòng mình xuống để thưởng thức nét đẹp của cảnh vật, của quê hương qua những điều bình dị, thân quen. Bài thơ “Chiều xuân” in trong tập thơ “Bức tranh quê” là một thi phẩm đầy yên bình và dịu ngọt vị quê nhà như sau:
“Mưa bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”
Một chiều mùa xuân có chút gì đấy đượm buồn, tuy thanh bình yên ả vậy thôi nhưng bầu không khí có chút nét vui tươi như những chiều xuân qua thơ Xuân Diệu hay Nguyễn Bính. Làn mưa bụi bay đi “êm êm” theo làn gió nhè nhẹ, mưa cũng lặng lẽ mà đầy nhẹ nhàng, không hề nặng hạt cũng không hề có giông bão, mưa đang lặng lẽ trôi nơi bến đỗ của dòng sông.
Và có lẽ mưa cũng đang dừng chân nơi bến vắng nhìn ngắm dòng sông thơ, nơi có con đò nằm “im lìm” tĩnh lặng, sau một ngày dài lao động, con đò hình như cũng mỏi mệt, đành cho phép nó “biếng lười” một chút, buông mình dưới dòng nước mênh mông, dẫu sông ấy có bồng bềnh sóng vỗ. Không gian có núi, có sông, cao rộng lớn mà lại thoáng sầu vì sự trống vắng, tĩnh lặng lạ kỳ.
“Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
Cảnh vật xa dần lại gần thêm, quán tranh vào ngày sớm mai vốn dĩ đông vui thì khi ngày gần tàn trở nên vô cùng vắng vẻ, đìu hiu, quán tranh đang “im lìm trong vắng lặng” gợi cảm giác bơ vơ, vắng lặng, man mác buồn. Đó phải chăng cũng là hình ảnh người lữ khách đang một mình ngắm cảnh quê giữa không gian mênh mông.
Cánh hoa xoan tím rụng “tơi bời” theo cơn gió xuân nhẹ, sắc tím nhạt dần của bông hoa càng làm tôn lên nét hoang tàn của khung cảnh. Chiều cuối ngày, thiên nhiên dường như đã mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, chứ không còn ồn ào, náo nức, sức sống tràn trề như những buổi sớm bình minh hay những ngày trưa sống động.
Bức tranh xuân trong bốn câu thơ đầu có buồn nhưng không phải là nét buồn của đổ nát, hoang tàn mà lại là cái buồn trữ tình, thơ mộng, cái buồn ngấm vào cảnh vật, vào con thuyền, vào bức tranh hay bông hoa đều chứa đựng tất cả nỗi bâng khuâng, thương nhớ.
“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”
Làng quê Việt Nam tự bao đời gắn với cánh đồng bao la bát ngát, với triền đê xanh mát mỗi chiều về. Triền đê bước vào thơ Anh Thơ cũng đẹp đến nao lòng, từng áng cỏ non “biếc” dường như đang đua nhau vươn mình tắm nắng, phủ đầy khắp triền đê xanh mướt, tươi non mơn mởn.
Đàn sáo đen cũng bị thu hút trước sự tươi non mà sà mình xuống hót vang. Sáo đen đang đi săn mồi, đang bay lượn, đang làm việc đấy thôi mà sao nghe bình yên đến vậy, chúng giống như các em nhỏ đang đùa nghịch với đám cỏ non xanh tươi dưới chân mình, vui tươi đi tìm các con mồi bé nhỏ. Cảnh tượng thật bình yên và thư thái biết bao nhiêu!
Những chú chim dang đôi cánh của mình bay lượn “rập rờn” giữa khung trời yên ả, trong những làn gió nhẹ. Những đôi cánh mỏng manh kia lượn lờ lướt đi rất nhẹ nhàng và dịu dàng.
Nơi triền đê là hình ảnh chú trâu, chú ngựa “thong thả cúi ăn mưa”, cuối chiều, khi từng hạt mưa nhè nhẹ thả mình dưới mặt cỏ, trên những cây cối vẫn đọng đầy từng hạt mưa, trâu bò gặm cỏ mà cứ như thể đang tận hưởng từng giọt mưa tinh hoa của trời đất. Sự tĩnh lặng của cảnh đã được thay mới bởi bao vận động của vạn vật, thế nên cảnh cũng đẹp hơn bao giờ hết.
“Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.”
Đồng lúa quê hương như được đắm mình trong từng giọt mưa xuân, lúa tĩnh lặng hưởng thụ vị mát của từng giọt sương mát lành do ông trời ban phát, thấm đẫm trên lá. Những cánh cò trắng trốn mình nơi các ruộng lúa xanh tươi, “chốc chốc” bay ra hưởng thụ khí trời xuân tuyệt diệu.
Đẹp nhất là hình ảnh những người nông dân chất phác, cần cù cúi cuốc cày, chắc rằng “cô nàng yếm thắm” cũng đang miệt mài với công việc của mình mà bỗng cò bay ngang qua làm nàng không khỏi ngỡ ngàng. Thửa “ruộng sắp ra hoa” cũng chính là những thành quả lao động của người sẽ gặt hái được sau bao tháng ngày miệt mài cuốc cày chăm bón.
Còn điều gì đẹp hơn khi một bức tranh có hoa, có người. Một bức tranh nghệ thuật chiều xuân đầy hài hoà và xinh đẹp của quê hương đất Việt, hình ảnh của tình quê hương, hồn đất nước. “Chiều xuân” của Anh Thơ là một bản nhạc đầy thương yêu và tự hào dành tặng quê hương được thi sĩ gửi gắm đến tất cả chúng ta, bồi đắp và nuôi dưỡng trong lòng từng người những cảm xúc tốt đẹp về cảnh sắc mộc mạc của làng quê Việt.