Lắp đặt dàn karaoke đúng chuẩn, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn hát nhẹ nhàng, âm thanh phát ra hay và cảm giác thích hát hơn. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn bỏ túi ngay cho mình những lưu ý lắp đặt dàn karaoke gia đình trong bài viết này nhé!
1Bố trí dàn âm thanh gia đình
Để âm thanh không bị giật, ù tai và chất lượng âm thanh cao hơn thì bạn cần lưu ý bố trí dàn âm thanh như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn bố trí khoảng cách giữa 2 loa karaoke từ 2.5 – 3m, tương tự mặt sàn đến đáy của của loa vậy. Bạn nên đặt loa tránh góc tường ít nhất 50cm và hơi nghiêng xuống dưới khoảng 15 độ.
- Bước 2: Đấu cực dương và cực âm của amply trùng với cực dương và cực âm của loa. Nếu đấu sai cực thì âm thanh phát ra sẽ không có âm bass.
- Bước 3: Kế tiếp, đặt amply và đầu hát karaoke ra bên ngoài, không nên đặt vào tủ kín vì thiết bị sẽ dễ bị nóng và nhanh hỏng hóc.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn đặt loa sub trên một tấm lót dưới sàn nhà, loa sub nên được đặt giữa hai loa phát âm thanh giúp loa lấy tín hiệu truyền tải âm thanh hay hơn.
2Đọc hướng dẫn sử dụng
Trước khi lắp đặt dàn karaoke nên đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng để thực hiện theo đúng quy trình của nhà sản xuất cung cấp. Mặc dù bạn có kinh nghiệm lắp đặt dàn karaoke nhưng vẫn đọc để đảm bảo tất cả kết nối hay các tính năng của bộ dàn karaoke không bị bỏ qua.
3Tránh cộng hưởng âm
Lắp đặt sai cách sẽ làm cho âm thanh bị cộng hưởng âm với những chiếc loa khác trong cùng hệ thống gây nhiễu âm, thậm chí là không phát ra âm thanh. Để tránh cộng hưởng âm thanh, bạn hãy đặt loa song song với cạnh tường và tạo một góc khoảng 15 độ.
Đồng thời, bạn hướng mặt loa vào vị trí ngồi hát để tạo thành hình tam giác với một góc 15 độ. Nếu dàn karaoke của bạn có nhiều âm bass thì bạn nên tăng số đo góc này lên thành 20 độ để tránh hiện tượng bị dội bass.
Sau khi lắp đặt, bạn dễ dàng kiểm tra xem âm thanh có bị cộng hưởng hay không bằng tiếng vỗ tay vào micro. Bạn nghe tiếng vỗ tay kéo dài thì âm thanh vẫn còn bị cộng hưởng. Khi đó, bạn nên tiếp tục thay đổi cài đặt vị trí loa karaoke và vị trí ngồi nghe cho đến khi hết cộng hưởng.
4Sắp xếp cáp kết nối
Sau khi đã lắp đặt bộ dàn karaoke thành công, bạn nên sắp xếp lại các cáp kết nối theo trật tự, đảm bảo cáp kết nối không quá dài và chỉ nên vừa để tới thiết bị. Để thuận tiện cho việc kết nối và sửa chữa về sau, bạn hãy đánh dấu cáp kết nối bằng những đoạn nhãn tên dây.
5Căn chỉnh amply karaoke
Trong quá trình hát, bạn nghe giọng hát quá nặng thì hãy tăng nút mid, còn nghe quá mỏng thì tăng một chút nút echo trên đường mic và nút low trên đường echo tổng. Bạn muốn tiếng hát nhuyễn thì hãy tăng nhẹ ở nút hi trên đường micro và đường echo tổng.
Nếu dàn karaoke phát ra tiếng hú thì bạn giảm nhẹ nút vol trên đường micro hoặc nút echo trên đường micro. Bạn đã thực hiện các căn chỉnh amply nhưng vẫn phát ra tiếng rú rít, âm thanh không hay thì bạn cần điều chỉnh vị trí đặt loa, điểm cộng hưởng dội âm và tiêu âm.
6Vị trí ngồi nghe trong phòng hát
Khi lắp đặt, đầu tiên bạn nên xác định trước vị trí ngồi hát để lắp đặt dàn karaoke thích hợp. Đồng thời, bạn cũng nên hiểu rõ các đặc tính âm thanh để sắp xếp chỗ ngồi sao cho lý tưởng và hoàn hảo nhất.
Vị trí ngồi nghe trong phòng hát tốt là nơi có cường độ âm thanh từ loa đến tai lớn hơn cường độ sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn nhà. Vì thế, bạn hãy di chuyển chỗ ngồi đến gần loa để cảm nhận trọn vẹn chất âm từ loa phát ra.
- Nên mua dàn karaoke gia đình loại nào? Tư vấn chọn mua dàn karaoke gia đình theo không gian, diện tích phòng
- Kinh nghiệm mua dàn âm thanh gia đình chất lượng, hát karaoke thỏa thích
- Nên chọn amply hay cục đẩy công suất cho cho dàn karaoke? Loại nào phù hợp với bạn
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích khi lắp đặt dàn karaoke gia đình. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé!