Cẩn thận với “giun lửa” gây ngứa khi tắm biển Vũng Tàu

Cẩn thận với “giun lửa” gây ngứa khi tắm biển Vũng Tàu

Mấy ngày gần đây du khách tắm biển Vũng Tàu khi đụng phải “giun lửa” gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Cùng tìm hiểu đây là sinh vật gì nhé!

Những ngày gần đây, du khách khi cởi trần tắm biển tại Vũng Tàu, sau một lúc thì có cảm giác ngứa ngáy nên phải lên bờ. Xem lại chỗ ngứa không có vết đỏ, cảm giác ngứa mỗi lúc mối tăng lên. Khi xem lại dưới nước thì thấy có các con sâu biển đang bơi vật vờ trong nước biển.

Quan sát kỹ thì thấy sâu biển có thân mềm, chi chít lông, dài khoảng 5cm, to bằng ngón tay trỏ người lớn, bơi lơ lửng trong nước hoặc nằm trên cát.

Bị ngứa khi tắm biển Vũng Tàu do đâu

Cẩn thận với “giun lửa” gây ngứa khi tắm biển Vũng TàuBị ngứa khi tắm biển Vũng Tàu do đâu

Theo Viện Tài nguyên Môi trường Biển thì đây có thể là loài thuộc lớp giun nhiều tơ, có tên khoa học Chloeia parva thuộc họ Amphinomidae, thường biết đến với cái tên “giun lửa”, “giun biển” hoặc “sâu róm biển”.

Đặc điểm của lớp giun này là lớp lông tơ canxi phủ mặt ngoài cơ thể rất giòn và chứa độc tố. “Khi tiếp xúc với chúng, những chiếc lông tơ có vai trò như chiếc kim độc sẽ cắm vào phần thịt và giải phóng độc tố, gây đau nhức và ngứa rất khó chịu.

giun lửa ở vũng tàu

Loài giun lửa này phân bố chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam sống trong vùng triều đáy bùn, cát hay rạn san hô. Chúng chủ yếu ăn thịt các loài động vật không có khả năng di chuyển hay di chuyển chậm như san hô, bọt biển, ốc, ngao… Từ tháng 4 đến hết tháng 5 là mùa sinh sản của chúng nên chúng thường chui ra khỏi bùn và bị sóng biển đánh dạt vào bơ.

Được biết đây cũng chính là loại giun biển đã ăn/cắn chết hàng chục hecta ngao giống ven biển Kim Sơn (Ninh Bình) hồi tháng 3/2019.

Xử lý thế nào khi chạm phải giun biển

Xử lý thế nào khi bị giun biển chích

Để giảm mức độ tổn thương khi tiếp xúc bạn nên:

– Khi phát hiện bị ngứa, nên lên bờ ngay, dùng nước sạch rửa sạch nơi bị ngứa.

– Sử dụng băng dính phủ lên phần da bị đốt rồi gỡ ra, khi đó lông tơ của giun cũng sẽ bị kéo theo.

– Dùng rượu hay giấm hoặc chanh rửa vết thương cũng có thể giúp giảm đau và sưng.

– Nếu cảm giác ngứa vẫn còn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi giảm ngứa có bán tại hiệu thuốc.

Lưu ý khi tắm biển mùa hè

Lưu ý khi tắm biển mùa hè

– Nhớ bôi kem chống nắng & bôi lại sau khoảng 1-2h

– Không nên tắm biển sau 10 giờ sáng và trước 14 giờ chiều, tốt nhất nên tắm sáng từ 5h – 8h, chiều từ 16h – 18h

– Không nên tắm quá 1 giờ với người khỏe và không nên quá 20-30 phút với người yếu.

– Khi có cảm giác chóng mặt, chòng chành cần lên bờ ngay.

– Tuân thủ nội quy bãi biển.

Xem thêm:

>> Cách xử lý khi bị sứa cắn, thích tắm biển phải biết điều này

>> Cộng đồng mạng chỉ nhau cách trị cháy nắng sau khi tắm biển ngày hè

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *