Cảnh giác với nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn của chất tạo ngọt

Cảnh giác với nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn của chất tạo ngọt
Bạn đang xem: Cảnh giác với nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn của chất tạo ngọt tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trong bài viết này, mời bạn cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu những tác hại của chất tạo ngọt và cách phòng tránh nhé!

Chất tạo ngọt là gì?

Chất tạo ngọt là gì?

Chất tạo ngọt tổng hợp (hay còn gọi là đường hóa học) là chất không có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu được tổng hợp từ các chất hữu cơ và vô cơ trong nhà máy. Chúng có vị ngọt hơn đường rất nhiều và chứa rất ít (hoặc không có) calo. Đường hóa học được dùng để thay thế đường trong đồ uống, món tráng miệng và các sản phẩm thực phẩm khác.

Chất tạo ngọt có nhiều trong:

• Kem đánh răng và nước súc miệng.
• Vitamin nhai cho trẻ em.
• Thuốc ho dạng lỏng.
• Nước và đồ uống không calo.
• Nước sốt salad.
• Sữa chua.
• Ngũ cốc ăn sáng.
• Thực phẩm đã qua chế biến.

>>> Đọc thêm: Amazake: Chất tạo ngọt thay thế đường ít calorie từ Nhật

Có những loại chất làm ngọt nào?

Có 6 chất tạo ngọt tổng hợp được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là phụ gia thực phẩm bao gồm:

1. Saccharin – E954

2. Aspartame – E951

3. Sucralose – E955

4. Acesulfame potassium – E950

5. Neotame – E961

6. Advantame

Ngoài ra còn có nhiều loại rượu đường mà các nhà sản xuất sử dụng để làm ngọt thực phẩm. Chúng bao gồm xylitol (E967), erythritol, sorbitol và maltitol. FDA xem chất tạo ngọt nhân tạo là an toàn cho con người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên từng loại để xác định các tác dụng độc hại của đường hóa học đến sức khỏe con người là gì?

>>> Đọc thêm: 10 tác hại của lá ổi bạn nên thận trọng khi uống

Tác hại của chất tạo ngọt tổng hợp là gì?

Tác hại của đường gây tăng cân

Tác dụng phụ của chất làm ngọt có thể bao gồm: các vấn đề về tiêu hóa, tăng lượng đường trong máu, nguy cơ ung thư cao hơn, tăng huyết áp và tác dụng phụ đối với những người mắc chứng rối loạn tâm trạng từ trước. Chất làm ngọt nhân tạo cũng có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của một số người.

1. Chất tạo ngọt aspartame

Aspartame (hoặc E951) là chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp, gần giống với hương vị của đường nhất. Aspartame ngọt hơn đường khoảng 200 lần và vị ngọt kéo dài lâu hơn. Vì aspartame không bền nhiệt nên thường có trong đồ uống và thực phẩm chưa được đun nóng.

Theo một nghiên cứu trên động vật được công bố trên Tạp chí Y học Công nghiệp Hoa Kỳ, aspartame có thể làm giảm khả năng ghi nhớ và làm tăng căng thẳng oxy hóa trong não. Tác dụng phụ thường gặp của aspartame bao gồm đau đầu, đau nửa đầu, rối loạn tâm trạng và chóng mặt.

Ngoài ra, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tránh xa chất tạo ngọt aspartame. Bởi vì chúng có thể khiến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mắc chứng rối loạn hội chứng chuyển hóa và béo phì sau này.

2. Tác hại của chất tạo ngọt tổng hợp 955 là gì?

Sucralose còn được biết đến dưới tên gọi chất tạo ngọt tổng hợp E955, có độ ngọt gấp 600 lần đường. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chất độc và Sức khỏe Môi trường cho thấy nấu ăn bằng sucralose ở nhiệt độ cao có thể tạo ra chloropropanol nguy hiểm – một loại hợp chất độc hại có khả năng gây ung thư. Các nghiên cứu trên người và động vật gặm nhấm chứng minh rằng sucralose có nguy cơ làm thay đổi nồng độ glucose, insulin và peptide. Nghĩa là chúng làm tăng lượng đường trong máu và insulin.

Ngoài ra, sucralose không trơ về mặt sinh học. Vậy nên nó có thể được chuyển hóa và gây độc cho cơ thể bạn.

>>> Đọc thêm: 7 lợi ích và 4 tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới

3. Đường hóa học saccharin

Đường hóa học saccharin

Nghiên cứu vào những năm 1970 cho thấy mối liên hệ giữa saccharin với ung thư bàng quang. Mặc dù xét nghiệm trên chuột cho kết quả đường saccharin không gây ung thư nhưng nhiều người vẫn lo ngại về tác hại của chất tạo ngọt này.

Saccharin cũng là chất làm ngọt chính trong các loại thuốc dành cho trẻ em, bao gồm cả aspirin nhai, siro ho và các loại thuốc kê đơn và không kê đơn khác. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy saccharin góp phần gây nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa và nhịp tim nhanh.

4. Chất làm ngọt acesulfame potassium – E950

Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là chất tạo ngọt 950 – tên khác là acesulfame potassium (acesulfame K). Acesulfame K thường được tìm thấy trong kẹo cao su không đường, đồ uống có cồn, kẹo và thậm chí cả sữa chua có đường. Nó thường được sử dụng kết hợp với aspartame và các chất làm ngọt không chứa calo khác.

Các nhà khoa học cho rằng E950 ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, nguy cơ gây ung thư cũng như rối loạn nội tiết tố. Cơ thể bạn không thể phân hủy E950 nên chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất.

>>> Đọc thêm: Công dụng và tác hại của lá mơ lông nhiều người chưa biết

5. Tác hại của xylitol là gì?

Bản chất xylitol là chất tạo ngọt thiên nhiên, một loại carbohydrate có trong các loại thực phẩm như súp lơ, cà tím, rau diếp, nấm, rau bina, mận, quả mâm xôi và dâu tây. Tuy nhiên, lượng xylitol tìm thấy trong các nguồn tự nhiên như vậy là rất nhỏ.

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng xylitol nhân tạo (gồm có erythritol, maltitol, mannitol, sorbitol và các loại rượu đường khác có đuôi –itol) có thể làm tăng gần gấp đôi nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong ở những người tiêu thụ nhiều chất tạo ngọt này nhất.
Các loại rượu đường như xylitol không được cơ thể hấp thụ tốt và gây ra phản ứng dị ứng cho những người nhạy cảm với chúng. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng phụ về đường tiêu hóa bao gồm đầy hơi, chuột rút và tiêu chảy.

6. Các tác hại khác của chất tạo ngọt là gì?

Nguy cơ tăng cân: Chất làm ngọt nhân tạo có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh lượng calo tự nhiên của cơ thể, dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.

Tăng cảm giác thèm đồ ngọt: Đường hóa học có thể làm tăng cảm giác thèm đồ ăn có đường và khiến bạn thích hương vị ngọt ngào. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng lượng calo của bạn.

Thay đổi cảm nhận về mùi vị: Việc tiêu thụ thường xuyên chất làm ngọt nhân tạo có thể làm thay đổi sở thích và nhận thức về mùi vị, khiến thực phẩm có vị ngọt tự nhiên dường như kém hấp dẫn hơn. Bạn sẽ không muốn ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây và rau quả.

>>> Đọc thêm: 4 tác hại của gạo lứt ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Làm cách nào để tránh chất tạo ngọt tổng hợp?

1. Thay thế bằng chất tạo ngọt tự nhiên lành mạnh

chà là, bella hadid

Ảnh: Sublime House of Tea

Nhiều chất tạo ngọt trên đây có liên quan đến việc gây tổn hại cho sức khỏe của bạn nếu tiêu thụ quá giới hạn cho phép. Vậy nên, bạn có thể thay thế bằng các loại đường tự nhiên để thỏa mãn cơn thèm ngọt mà vẫn đảm bảo an toàn như:

Mật ong: Có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Dùng mật ong đúng cách sẽ không gây tăng đột biến lượng đường trong máu.

Đường dừa: Là chất làm ngọt tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp hơn đường nên là lựa chọn lý tưởng cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Stevia: Là chất làm ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ lá của cây stevia rebaudiana. Nó ngọt hơn đường tới 300 lần và không chứa calo.

Chà là: Là chất tạo ngọt tự nhiên có nhiều vitamin và khoáng chất. Bạn có thể dùng chà là thay thế đường trong làm bánh và nấu ăn.

Ngoài ra, hãy dùng nước lọc hoặc trà và cà phê không đường. Chúng lành mạnh hơn bất kỳ loại đồ uống “ăn kiêng” nào. Đừng quên tăng lượng trái cây bạn ăn vào. Ngoài việc chứa đường tự nhiên giúp thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt, trái cây còn chứa nhiều vitamin C, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.

>>> Đọc thêm: 5 tác hại của quả lê ki ma dễ sinh bệnh nếu ăn không kiểm soát

2. Đọc kỹ nhãn thực phẩm

Thực phẩm được dán nhãn “ít calo”, “không calo”, “ít đường” và “không thêm đường” có thể chứa chất tạo ngọt tổng hợp. Ngay cả những thực phẩm mà bạn nghĩ là không ngọt cũng có thể chứa nhiều đường hoặc đường thay thế. Chúng bao gồm: nước sốt salad, nước sốt mì ống, phô mai, bánh quy giòn. Vậy nên bạn hãy luôn đọc kỹ nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm nhé.

3. Ai nên cẩn trọng với chất này?

• Phụ nữ có thai và cho con bú.
• Người bị tiểu đường.
• Bất kỳ ai bị rối loạn đường ruột hoặc có vấn đề hấp thụ thực phẩm.
• Những người đã hoặc sắp phẫu thuật giảm cân.
• Những người bị đau nửa đầu và động kinh.
• Trẻ em.

Các chất tạo ngọt nhân tạo được xem là một chất thay thế an toàn cho đường. Thế nhưng các bằng chứng trên thực tế cho thấy việc sử dụng quá mức lại liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bạn hãy có lựa chọn an toàn để đảm bảo sức khỏe nhé!

>>> Đọc thêm: 10 tác hại của cà phê bạn nên biết nếu không muốn nguy hiểm

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar