Câu tường thuật là gì? Các loại câu tường thuật trong tiếng Anh? Câu tường thuật của câu phát biểu? Câu tường thuật cho câu hỏi? Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh? Câu tường thuật đặc biệt?
Câu tường thuật là một dạng câu dùng để tường thuật hay kể lại những câu chuyện, lời nói của người khác đã xảy ra trong quá khứ, nó thường xuất hiện trong các cuộc trò chuyện hàng ngày trong mối quan hệ giữa người với người; mặc dù như vậy vẫn có nhiều người chưa thể nhận biết chính xác đâu là câu tường thuật trong các cuộc trò chuyện; đặc biệt là trong tiếng anh thì lại càng khó khăn hơn bởi sự phức tạp của ngữ pháp và cấu trúc từ ngữ. Chính vì vậy tại bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về câu tường thuật cũng như các vấn đề về ngữ pháp của nó. Vậy câu tường thuật là gì?
1. Câu tường thuật là gì?
Câu tường thuật là một dạng câu gián tiếp được sử dụng để thuật lại một sự việc hay lời nói, câu chuyện của một người nào đó. Hay hiểu theo một cách đơn giản thì câu tường thuật là việc chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp bằng hình thức tường thuật (kể lại).
Ví dụ:
– He told me to go to work tomorrow. (Anh ấy bảo tôi đi làm vào ngày mai).
– She said she couldn’t join the outing because she was busy, (Cô ấy nói cô ấy không thể tham gia chuyến đi chơi vì cô ấy bận).
– They told me that there will be a meteor tomorrow. (Họ nói với tôi rằng sẽ có sao băng vào ngày mai).
Trong tiếng anh Câu tường thuật có tên gọi là Reported Speech.
Các bạn cùng xem lại kiến thức, bài tập của các dạng câu quan trọng:
– Câu điều kiện là gì?
– Mệnh đề là gì? Tổng hợp các
2. Các loại câu tường thuật trong tiếng Anh:
Trong giao tiếp, sử dụng tiếng anh có ba dạng câu tường thuật cơ bản được sử dụng đó là: Câu tường thuật của câu phát biểu, câu tường thuật dạng câu hỏi và câu tường thuật câu mệnh lệnh.
2.1. Câu tường thuật ở dạng câu kể (Reported statements):
Cấu trúc câu tường thuật của câu phát biểu: S + say(s)/said hoặc tell(s)/told + (that) + S + V.
Đây là loại câu tường thuật được sử dụng phổ biến trong tiếng anh, thường dùng để thuật lại hay kể lại những cuộc nói chuyện, câu chuyện được kể lại trong quá khứ của một người khác. Loại câu tường thuật này có 4 bước để xây dựng. các bước đó bao gồm:
2.2. Câu tường thuật cho câu hỏi:
Về cơ bản câu tường thuật cho một câu hỏi cũng tương tự như câu tường thuật cho một câu thông thường như trên và chỉ số khác biệt như sau:
Ở dạng câu hỏi câu tường thuật bao gồm có 2 loại đó là câu hỏi Yes/No question và Wh-Question.
Đầu tiên là câu tường thuật dạng câu hỏi Yes/No Question
Đây là một dạng câu hỏi khá đơn giản trong tiếng Anh, thường bắt đầu bắt động từ TO BE hoặc trợ động từ.
Các bước làm vẫn tương tự như câu tường thuật dạng câu phát biểu, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:
– Sử dụng động từ giới thiệu “ask” hoặc inquire, wonder, want to know,.. + liên từ.
– Sử dụng “If” hoặc “whether” ngay sau động từ giới thiệu của mệnh đề chính để thể hiện ý nghĩa có hoặc không.
Cấu trúc: S + asked (+object) + if/whether + subject + V.
Ví dụ: He said, “Do you like strawberry?” (Anh ấy nói, “Bạn có thích dâu không?”)
→ He asked me if/whether I like strawberry. (Anh ấy hỏi tôi là tôi có thích dâu không.)
Tiếp theo là câu tường thuật dạng câu hỏi Wh-Question
Ở dạng này sẽ bắt đầu bắt với các từ thông dụng dùng để hỏi trong tiếng anh như: What, Who, When, Where, Why,… câu hỏi dạng này vẫn tương tự như 4 bước chuyển sang câu mệnh lệnh trong tiếng Anh, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:
– Lặp lại từ để hỏi sau động từ giới thiệu
– Đổi trật tự câu thành câu trần thuật
Cấu trúc: S + asked (+Object) + What/When/… + Subject +Verb
Ví dụ: My father said, ‘What time do you go out?’ (Bố tôi nói, ‘Mấy giờ bạn sẽ đi chơi?’)
My mother want to know what time I go to the bed. (Mẹ tôi muốn biết mấy giờ tôi sẽ đi ngủ.)
2.3. Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh:
Câu tường thuật loại câu mệnh lệnh khẳng định cấu trúc như sau: S + told + O + to-infinitive.
Ví dụ: – “Please call me, Mary.” Tom said. (Tom nói: “Hãy gọi tôi nhé Mary”.)
Tom told Mary to call him. (Tom bảo Mary hãy gọi cho anh ấy.)
Câu tường thuật loại câu mệnh lệnh phủ định cấu trúc như sau: S + told + O + not to-infinitive.
Ví dụ: “Don’t eat in bus!” the driver said. (“Không ăn trên xe buýt”, tài xế nói.)
The driver told the passengers not to eat in bus. (Tài xế nói với những người hành khách không ăn trên xe buýt.)
Một số động từ phổ biến khi tường thuật câu mệnh lệnh: tell, ask, order, advise, warn, beg, command, remind, instruct, ….
2.4. Các câu tường thuật đặc biệt:
Trong tiếng anh ngoài những cấu trúc câu tường thuật thông thường đã được nêu ở bên trên thì còn có các dạng câu tường thuật đặc biệt có cách thức sử dụng và cấu khác với câu tường thuật thông thường
Cấu trúc: S + promised + to V
Ví dụ:
– She promised to pay back the money she borrowed (Cô ấy hứa sẽ trả lại số tiền mà cô ấy đã mượn).
– He promised to quit smoking (Anh ấy hứa sẽ bỏ thuốc lá)
Cấu trúc: S + agree + to V
Ví dụ:
– She agrees to leave the house the next day (Cô ấy đồng ý rời khỏi ngôi nhà vào ngày hôm sau).
– She agrees to go to the birthday party (Cô ấy đồng ý đến dự buổi tiệc sinh nhật).
Cấu trúc: S + accuse + sb + of + Ving
Ví dụ:
– They accused him of beating people and causing injuries (Họ buộc tội anh ta đánh người và gây thương tích).
– He accused her of stealing (Anh ta buộc tội cô ấy ăn cắp).
3. Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật:
Bước 1: Chọn động tường thuật say hoặc tell (Quá khứ: Said hoặc told)
Để thuật lại câu chuyện trong tiếng việt chúng ta cần phải xử dụng những từ như anh ấy nói rằng…cô ấy nói rằng…. và trong tiếng anh những từ này thường được dùng bởi 2 động từ là said (quá khứ đơn của say, có nghĩa là nói) và told (quá khứ đơn của tell, có nghĩa là nói với ai đó)
Ví dụ: Max said that he is very busy (Max nói ra rằng anh ấy đang rất là bận).
She told me she liked me (Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy thích tôi).
Ngoài said và told, chúng ta còn có thể sử dụng nhiều từ khác để miêu tả rõ tính chất của lời nói hơn: asked (yêu cầu); denied (phủ nhận); promised (hứa); suggested (gợi ý, đề nghị) và nhiều từ khác. Tuy nhiên, những từ này thường không sử dụng cấu trúc said that hay told somebody that, mà sử dụng cấu trúc V-ing hoặc To + Verb, ví dụ như asked somebody + To Verb hay denied + V-ing.
Lưu ý: Động từ giới thiệu trong câu gián tiếp thường được chia ở thì quá khứ và liên từ “that” có thể được lược bỏ.
Ví dụ: He told her (that) he didn’t love her anymore. (Anh ấy nói với cô ấy (rằng) anh ấy không còn yêu cô ấy nữa).
Bước 2: “lùi thì” động từ trong câu tường thuật
Để có thể tường thuật được một lời nói, câu chuyện ở trong quá khứ và có thể không đúng ở thời điểm hiện tại thì chúng ta khi sử dụng cần phải lùi động từ về quá khứ. Đây được gọi là “lùi thì”.
Thông thường thì được lùi được thể hiện như sau:
– Hiện tại đến quá khứ;
– Tương lai đến tương lai trong quá khứ;
– Quá khứ về quá khứ hoàn thành
Cụ thể ta theo dõi nội dung dưới đây:
Tường thuật trực tiếp – Tường thuật gián tiếp:
Simple present (Hiện tại đơn) – Simple past (Quá khứ đơn).
Present continuous (Hiện tại tiếp diễn) – Past continuous (Quá khứ tiếp diễn).
Simple past (Quá khứ đơn) – Past perfect (Quá khứ hoàn thành).
Present perfect (Hiện tại hoàn thành) – Past perfect (Quá khứ hoàn thành).
Past perfect (Quá khứ hoàn thành) – Past perfect (Quá khứ hoàn thành).
Present perfect continuous (Hiện tại hoàn thành tiếp diễn) – Past perfect continuous (Quá khứ hoàn thành tiếp diễn).
Past continuous (Quá khứ tiếp diễn) – Past perfect continuous (Quá khứ hoàn thành tiếp diễn).
Future (Tương lai đơn) – Present conditional (Điều kiện ở hiện tại).
Future continuous (Tương lai tiếp diễn) – Conditional continuous (Điều kiện tiếp diễn).
Lưu ý: Các từ khiếm khuyết thì sẽ được biến đổi như:
– Can → Could
– May → Might
– Must → Must/Had to
Không lùi thì với các modal verbs: might, could, would, should, ought to.
Không lùi thì khi Động từ tường thuật (say/tell) ở hiện tại hay câu tường thuật chỉ một sự thật hiển nhiên, một chân lý.
Ví dụ: Daniel said: “You can go with him to the university”. → Daniel said I could go with him to the university.
She said: “I have seen that girl”. → She said she had seen that girl.
Bước 3: Đổi các đại từ nhân xưng, đại từ và tính từ sở hữu
Dưới đây là bảng chuyển đổi đại từ trong câu tường thuật
Trong câu trực tiếp | Trong câu tường thuật | |
Đại từ nhân xưng | I We You |
He, She They I, we |
Đại từ sở hữu | Mine Ours Yours |
His, hers Theirs Mine, Ours |
Tính từ sở hữu | My Our Your |
His, her Their My, Our |
Tân ngữ | Me Us You |
Him, her Them Me, us |
Lưu ý: khi tường thuật câu nói của chính mình thì các đại từ, tính từ trên không đổi.
Bước 4: Đổi các từ chỉ về nơi chốn và thời gian cho phù hợp
Chúng ta cũng cần phải đổi các từ chỉ nơi chốn và thời gian. Điều này cũng khá dễ hiểu, vì khi tường thuật lại câu nói của người khác, chúng ta thường không còn ở vị trí và thời điểm khi người đó nói nữa.
Dưới đây là bảng các từ chỉ nơi chốn, thời gian được sử dụng thông dụng trong tiếng Anh:
Câu trực tiếp | Câu tường thuật |
Now
These Here Today This Yesterday The day before yesterday Tomorrow Tonight Ago Last week Next |
Then
Those There That day That The previous day the day before The day after; the next/following day The following day the next day That night Before The week before; the previous week The following month the next month |
Lưu ý: Nếu động từ tường thuật chia ở các thì hiện tại chúng ta giữ nguyên thì của động từ chính, đại từ chỉ định và các trạng từ chỉ nơi chốn cũng như trạng từ chỉ thời gian trong câu trực tiếp khi chuyển sang câu tường thuật.
Ví dụ: He says: “I’m going to Ha Noi next week.”
⇒ He says he is going to Ha Noi next week.
Một số động từ không thay đổi khi chuyển sang lời nói gián tiếp : would => would, could => could, might => might, should => should, ought to => ought to.
4. Những trường hợp không cần “lùi thì”:
Trường hợp 1: Từ tường thuật (ví dụ: say, tell, ask) không ở thì quá khứ
Trong trường từ tường thuật không ở thì quá khứ mà ở các thì hiện tại hay tương lai thì chúng ta không cần phải “lùi thì”.
Các ví dụ tương phản:
Ví dụ 1:
→ Lisa said that she was tired.
→ Lisa is saying that she is tired.
Ví dụ 2:
→ I wondered if they had left.
→ I wonder if they left.
Trường hợp 2: Lời nói được thuật lại diễn tả một chân lý hay một thói quen ở hiện tại
Khi thuật lại một chân lý hay một thói quen ở hiện tại, chúng ta ngầm hiểu rằng lời nói mà chúng ta thuật lại luôn luôn đúng, cho dù thời gian và địa điểm đã thay đổi. Vì vậy, không cần “lùi thì”.
Ví dụ:
The teacher said, ‘The sun rises in the East.’
→ The teacher said that the sun rises in the East.
→ Vì sự việc “Mặt trời mọc ở hướng đông” là một sự thật hiển nhiên, chúng ta vẫn giữ nguyên rises mà không cần phải “lùi thì”.
Trường hợp 3: Lời nói được thuật lại là một việc vẫn đúng ở hiện tại
Như đã nhắc đến ở trên, mục đích của việc “lùi thì” là để cho thấy lời nói được thuật lại có thể không đúng ở hiện tại. Tuy nhiên, nếu bạn biết chắc là nó vẫn đúng thì không cần phải “lùi thì”.
Ví dụ:
Ellen said, ‘I will go to study in France.’
→ Ellen said that she would go to study in France. (nếu bạn không biết chắc rằng Ellen còn ý định đi học ở Pháp hay không)
→ Ellen said that she will go to study in France. (nếu bạn biết chắc chắn rằng Ellen vẫn muốn đi học ở Pháp).
5. Bài tập với câu tường thuật trong tiếng Anh (có đáp án):
Dưới đây là bài tập về câu tường thuật tiếng Anh giúp các bạn luyện tập để sử dụng loại câu này thành thạo hơn.
Bài tập 1: Sử dụng những cách viết câu tường thuật bên trên để chuyển các câu sau về dạng câu tường thuật.
he asked me: “Do you have a red pen?”.
Mom told me, “Cook before your dad comes home.”.
My dad asked me, “Will you come visit me this weekend?”.
Coach told us: “Don’t forget to eat a lot of beef for energy.”.
My mom told us: “Turn off the lights and go to sleep.”
Đáp án
He asked me if I had a red pen.
Mom told me to cook before my dad came back home.
My dad asked me if I would visit him over that weekend.
The coach reminded us to eat beef for energy.
My mom ordered us to turn off the lights and go to sleep.
Bài tập 2: Viết lại những câu sau thành câu tường thuật
- “Please let me borrow your car.” he said to her.
– He asked… ………………………………………………………………
- “Jean, have you seen my gloves?” Thomas asked.
– Thomas asked Jean…..
- Don’t leave the window open, Mary.”, I said.
– I told Mary…. ………………………………………………………….
- “I’ll have a cup of tea with you.” she said.
– She said that…
- “I’ll pay him if I can.” she said.
– She said that… ………………………………………………………….
- “What are you going to do next summer?” she asked.
– She asked us…. ………………………………………………………….
- “I’ll phone you tomorrow.” he told Jack.
– He told Jack that…. …………………………………………………….
- “Can I sit beside you, Jean?” Tom asked.
– Tom asked Jean…. ……………………………………………………..
- “I want a camera for my birthday.” he said.
– He said that…. ………………………………………………………….
- “Don’t keep the door locked.” he said to us.
– He told us…. ………………………………………………………….
- “How long are you going to stay?” I asked him.
– I asked him how long….
- “Are you going by train?” she asked me.
– She wanted to know…. …………………………………………..
- “Don’t use too much hot water.” she said to us.
– She asked us…. ……………………………………………………..
- “Will you come to my party?” she said to me.
– She invited me…. ……………………………………………………
- “Don’t do it again.” she said to them.
She told them…………………………………………………………
- “ Did Mr Brown send the potatoes to you?” she asked.
– She asked……………………………………………………………..
- “Don’t get your shoes dirty, boys.” she said.
– She told………………………………………………………………..
- “What do you want for lunch today, Peter?” Mary asked.
– Mary asked……………………………………………………………..
- “Can I borrow your typewriter, Janet?” asked Peter.
– Peter asked if ……………………………………………………………..
- “Why didn’t I get a computer before?” thought the office manager.
– The office manager wondered……………………………………………………
Đáp án
He asked her to let him borrow her car.
Thomas asked Jean whether/if she had seen his gloves.
I told Mary not to leave the window open.
She said that she would have a cup of tea with me.
She said that she would pay him if she could.
She asked us what we were going to do the following summer.
He told Jack that he would phone him the following day.
Tom asked Jean whether/if he could sit beside her.
He said that he wanted a camera for his birthday.
He told us not to keep the door locked.
I asked him how long he was going to stay.
She wanted to know whether I was going by train.
She asked us not to use too much hot water.
She invited me to come to her party.
She told them not to do it again.
She asked whether/ if Mr. Brown sent the potatoes to me.
She told the boys not to get their shoes dirty.
Mary asked what Peter wanted for lunch that day.
Peter asked Janet whether/ if he could borrow her typewriter.
The office manager wondered why he hadn’t got a computer before.
6. Các dạng nâng cao trong tường thuật gián tiếp:
Dưới đây là một số dạng nâng cao của tường thuật gián tiếp khi chuyển từ tường thuật trực tiếp:
Dạng 1: S+ V+ O + (NOT) + TO- INFINITIVE
Các động từ thường gặp trong dạng này là ASK, TELL, ORDER (ra lệnh), INVITE (mời), BEG (nài nỉ), URGE (hối thúc), ENCOURAGE (khích lệ), ADVISE (khuyên), WARN (cảnh báo), REMIND (nhắc nhở).
Ví dụ:
He said: “Would you like to come to my birthday party?”
➜ He invited me to come to his birthday party. (Anh ấy mời tôi đến dự tiệc sinh nhật của anh ấy.)
Mom said: “Don’t forget to wash your hands.”
➜ Mom reminded me to wash my hands. (Mẹ tôi nhắc tôi nhớ rửa tay.)
Tuỳ thuộc vào nội dung câu trực tiếp mà chúng ta sẽ chọn từ trong câu gián tiếp cho phù hợp.
Dạng 2: S + V + O + V-ing/N
Các động từ thường gặp trong dạng này là:
Apologize/ apologise + (to O) + for V-ing (Xin lỗi ai đó về việc gì)
Ví dụ:
She said: “Sorry I’m late.” ➜ She apologized for being late. (Cô ấy xin lỗi vì đến muộn.)
Accuse + O + of V-ing (Buộc tội ai đó)
Ví dụ:
He said: “Tom stole my pencils.”
➜ He accused Tom of stealing his pencils. (Anh ấy buộc tội Tom ăn trộm bút chì của mình.)
Congratulate + O + on V-ing (Chúc mừng ai đó việc gì đó)
Ví dụ:
Dave said: “Congratulation! You won the prize.” ➜ Dave congratulated me on winning the prize. (Dave chúc mừng tôi vì đã thắng giải.)
Prevent/Stop + O + from V-ing (Ngăn ai đó làm việc gì đó)
Ví dụ:
Mother said to the boy: “I won’t allow you play that game.” ➜ Mother prevented the boy from playing that game. (Người mẹ ngăn chặn thằng bé chơi trò chơi đó.)
She said to her children: “Don’t eat that dishes!” ➜ She stopped her children from eating that dishes. (Cô ấy ngăn chặn các con ăn món đó.)
Thank + O + from V-ing (Cảm ơn ai đó về việc gì đó)
Ví dụ:
May said: “Thank you for your help.” ➜ May thanked me for helping her. (May cảm ơn tôi vì đã giúp cô ấy.)
Warn + O + against V-ing (Cảnh báo ai không nên làm gì)
Ví dụ:
The mother said to her child: “Don’t swim too far!” ➜ The mother warned her child against swimming too far. (Người mẹ cảnh báo đứa con của cô ấy không nên bơi quá xa.)
Criticize/ Reproach + O + for V-ing (Chỉ trích/Phê bình ai việc gì đó)
Ví dụ:
Tom said: “Mary, you are late again!” ➜ Tom criticized Mary for being late again. (Tom chỉ trích Mary vì cô ấy đi trễ.)
Blame someboday for something/ on something (Đổ lỗi cho ai đó)
Ví dụ:
Mary said: “It’s all Terry’s fault for our late report.” ➜ Mary blamed Terry for their late report. (Mary đổ lỗi cho Terry về việc báo cáo chậm của họ.)
Insist + on V-ing (Nhận làm việc gì đó)
Ví dụ:
The boy said: “Let me clean the house.” ➜ The boy insisted on cleaning the house. (Thằng bé muốn dọn dẹp nhà cửa.)
Dạng 3: S + V + V-ing
Các động từ thường gặp trong dạng này là SUGGEST, DENY, ADVISE, ADMIT
Ví dụ:
She said: “I didn’t do that.” ➜ She denied doing that. (Cô ấy chối rằng mình không làm việc đó.)
Mary said: “Let’s go to a Japan restaurant.” ➜ Mary suggest going to a Japan restaurant. (Mary đề nghị đến một nhà hàng Nhật Bản.)
He said: “I am wrong.” ➜ He admitted being wrong. (Anh ấy thừa nhận mình sai.)
My Mom said: “You should talk to him.” ➜ My Mom advised me talking to him. (Mẹ tôi khuyên tôi nên nói chuyện với anh ta.)
LƯU Ý:
Các mẫu câu sau khi chuyển qua tường thuật gián tiếp dùng từ động tự ADVISE:
HAD BETTER:
“You had better move out”, my Mom said. ➜ My Mom advised me to move out. (Mẹ tôi khuyên tôi nên dọn ra riêng.)
SHOULD:
“You should be back to your hometown”, May said. ➜ May advised me to be back to my hometown. (May khuyên tôi nên về quê.)
WHY DON’T YOU….
“Why don’t you talk to him first?, John said. ➜ John advised me to talk to him first. (John khuyên tôi nên nói chuyện với anh ta trước.)
IF I WERE YOU,….
“If I were you, I wouldn’t buy that bag.”, Mary said. ➜ Mary advised me not to buy that bag. (Mary khuyên tôi không nên mua cái túi đó.)
Các mẫu câu sau khi chuyển qua tường thuật gián tiếp dùng động từ SUGGEST:
LET’S:
“Let’s go for a movie.”, Henry said. ➜ Henry suggested going for a movie. (Henry đề nghị đi xem phim.)
HOW/ WHAT ABOUT
“How about we go to restaurant first?, Anna said. ➜ Anna suggested going to restaurant first. (Anna đề nghị đi đến nhà hàng trước.)
Dạng 4: S + V + to-infinitive
Các động từ thường gặp trong dạng này là PROMISE (hứa), THREATEN (đe doạ), AGREE (đồng ý), OFFER (đề nghị), REFUSE (từ chối), PROPOSE (có ý định)
Ví dụ:
The robber said: “I’ll kill you if you call the police.” ➜ The robber threatened to kill me if I called the police. (Tên cướp doạ sẽ giết tôi nếu tôi gọi cảnh sát.)
Henry said: “I will be back early.” ➜ Henry promised to be back early. (Henry hứa rằng anh ấy sẽ về sớm.)