Cây hàm ếch là một trong những dược liệu thường được sử dụng trong y dược cổ truyền. Cùng tìm hiểu ngay tác dụng chữa bệnh của cây hàm ếch nhé.
Nếu bạn còn đang thắc mắc không biết cây hàm ếch có điểm gì đặc biệt mà lại được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh vậy. Hôm nay truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chia sẻ cho bạn ngay những kiến thức đó qua bài viết dưới đây.
Mô tả dược liệu cây hàm ếch
Đặc điểm
Cây hàm ếch là loại cây thân thảo, cao trung bình 30 – 50cm. Thân cây mọc đứng, phân đốt và có gờ xung quanh mỗi đốt. Lá cây hàm ếch là lá nguyên, mọc so le, có dạng hình trứng, đầu nhọn, góc tròn hoặc hình tim, dài khoảng 8 – 12cm và rộng 4 – 5 cm. Mỗi lá có 5 gân, tù gốc. Cuống lá dài từ 3 – 6cm, gốc cuống có bẹ.
Cây hàm ếch thường ra hoa từ tháng 4 – tháng 8 và kết quả vào tháng 8 – tháng 9 hằng năm.Hoa của chúng có màu trắng, kết thành bông mọc thõng xuống ở kẽ lá, không có bao hoa. Cây hàm ếch có quả nang, hạt có hình cầu hoặc hình trứng nhọn.
Bộ phận dùng
Cây có thể dùng được toàn bộ thân từ thân cây đến lá cây, được nông dân thu hoạch lúc ra hoa. Thời điểm thu hái tốt nhất là vào vụ Hè – Thu.
Phân bố
Cây hàm ếch có mặt ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp, trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Cây thường mọc gần các khe suối, mương nước, ruộng hoặc những nơi bị ngập không thường xuyên.
Cây có phần thân rễ phát triển nhanh chóng, phân nhánh nhiều. Cây ra hoa và kết quả hằng năm, hạt của chúng có thể phân tán theo gió và dòng nước. Bạn có thể trồng chúng dễ dàng bằng nhánh con hoặc bằng từng đoạn rễ.
Thu hái – Sơ chế
Cây được thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa Hè – Thu. Sau khi hái về có thể dùng tươi hoặc phơi khô và dùng dần.
Bảo quản
Cây hàm ếch sau khi thu hoạch nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học
Trong cây có chứa tinh dầu methyl-n-nonyl ketone và myristicin. Phần trên mặt đất có chứa hyperin, rutin, aristolactam A II, daucosterol, acid ellagic, corilagin. Ngoài ra cây còn có nhiều loại acid như: Acid glutamic và nhiều acid béo như acid palmitic, acid stearic, acid oleic và acid linoleic.
Vị thuốc của cây hàm ếch
Tính vị
Theo đông y, cây có vị ngọt, cay, tính hàn.
Quy kinh
Chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể.
Tác dụng dược lý
Theo khoa học hiện đại: Cây hàm ếch có tác dụng ức chế vi khuẩn thương hàn và vi khuẩn nhóm Staphylococcus.
Theo đông y: Cây có công dụng tiêu thũng, giải độc, lợi niệu, thanh nhiệt. Chủ yếu trị các bệnh viêm thận phù thũng, ung thư gan, thấp khớp tạng khớp, sỏi, viêm hạnh nhân, bạch đới, viêm mạch bạch huyết, rắn cắn, chàm, viêm mủ da, mụn nhọt,…
Cách dùng – liều lượng
Cây được sử dụng dưới dạng đắp ngoài da hoặc sắc thuốc uống. Nếu sử dụng để uống, chỉ nên sử dụng 15 – 30g/ ngày.
Bài thuốc trị bệnh từ cây hàm ếch
Bài thuốc trị bệnh khí hư bạch đới
Nguyên liệu
- 70g thịt lợn nạc
- 60g cây hàm ếch
Cách làm: Rửa sạch dược liệu, thái nhỏ, thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ và thêm gia vị vào ướp. Nấu thành canh, dùng ăn cách ngày. Uống khoảng 10 lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp
Nguyên liệu
- 30g lá hàm ếch
Cách làm: Rửa sạch, cho nguyên liệu vào ấm rồi đổ 500ml nước vào đun sôi dùng uống thay trà. Thực hiện 7 ngày là kết thúc 1 liệu trình, lặp lại liệu trình từ 3 – 5 lần đến khi triệu chứng giảm hẳn.
Bài thuốc điều trị sỏi bàng quang
Nguyên liệu
- 15g kim tiền thảo
- dây tơ hồng xanh
- cỏ tháp bút
- bòng bong mỗi vị
- 20g hàm ếch
Cách làm: Rửa sạch tất cả nguyên liệu, thêm 750ml nước vào sắc đến khi còn 500ml và dùng uống hằng ngày. Liệu trình kéo dài 15 ngày, có thể lặp lại liệu trình cho đến khi sỏi tan hoàn toàn.
Bài thuốc trị chảy máu cam do nóng
Nguyên liệu
- 15g rễ cây đỗ uyên
- 15g cây hàm ếch
Cách làm: Cho 15g rễ cây đỗ quyên, 15g cây hàm ếch nấu cùng 750ml nước cho đến khi còn 250ml nước. Uống mỗi lần 125ml ngày uống 2 lần trong 10 ngày.
Bài thuốc chữa mụn nhọt
Nguyên liệu
- Lá hàm ếch
Cách làm: Rửa sạch lá cây, giã nhuyễn rồi đắp vào vùng da tổn thương và băng lại. Ngày làm 3 lần trong khoảng 2 giờ. Làm liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Phân biệt lá lốt và lá hàm ếch
Vì có ngoại hình khá giống nhau nên nếu không phân biệt kỹ bạn sẽ rất dễ bị nhầm giữa lá lốt và lá hàm ếch. Dưới đây là mẹo để bạn có thể phân biệt chúng dễ dàng hơn:
Lá lốt: Phần lá gần cuống tròn, nhỏ bằng lòng bàn tay và thơm mùi rất đặc trưng.
Lá hàm ếch: Phần lá gần cuống cong, có hình tim, lá to hơn lá lốt và không có mùi đặc trưng.
Vừa rồi là những chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về công dụng thần kỳ của cây hàm ếch mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng mọi người đã có thêm nhiều kiến thức thật bổ ích.
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn