Bạn đang xem bài viết: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nghiện điện thoại? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trẻ nghiện điện thoại là một vấn đề nhức nhối trong quá trình nuôi dạy con của cha mẹ. Điều này có thể gây nhiều hệ lụy và tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất, trí tuệ của trẻ. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu tác hại của việc chơi điện thoại quá nhiều trong bài viết dưới đây.
1Nguyên nhân trẻ nghiện điện thoại
Theo Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Đinh Hồng Phúc, nguyên nhân trẻ nghiện điện thoại trước hết là do cha mẹ không có nhiều thời gian ở cạnh và vui chơi cùng trẻ. Ngoài ra, điện thoại thông minh thường gây nên sự tò mò rất lớn, sau đó, trẻ dần tiếp xúc nhiều hơn dẫn đến trường hợp nghiện điện thoại.
2Dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại
Trẻ nghiện điện thoại thường xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:
- Thường xuyên nhắc đến hoặc nghĩ đến khi không được sử dụng điện thoại.
- Sử dụng không có mục đích cụ thể như học tập, gọi điện cho người thân, vui chơi giải trí,…
- Bất đồng quan điểm với cha mẹ về việc sử dụng điện thoại quá nhiều.
- Bất cứ khi nào có tín hiệu điện thoại, trẻ dễ dàng bị thu hút và bỏ dở việc đang làm hiện tại.
- Thời gian dùng điện thoại quá nhiều, vượt ngoài tầm kiểm soát.
- Bất ổn cảm xúc khi điện thoại hết pin hoặc bị hỏng, không thể sử dụng.
- Không thỏa hiệp với bố mẹ về việc giảm thời gian sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác.
Dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại
3Tác hại khi trẻ em dùng điện thoại quá nhiều
Trẻ chậm phát triển tư duy
Trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ và tư duy sáng tạo. Theo các chuyên gia, lượng bức xạ từ điện thoại nếu tiếp xúc trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến trí não, quá trình vận động và hoạt động của các giác quan.
Các bệnh về mắt
Bức xạ HEV hay còn gọi là ánh sáng xanh có thể gây ảnh hưởng đến thị lực non nớt của trẻ, gây một số tình trạng như nhức mỏi mắt, đỏ, đau mắt, suy giảm thị lực hay thậm chí là tăng nguy cơ nhiễm bệnh ung thư mắt. Ngoài ra, đèn flash từ điện thoại cũng dễ tổn thương đến giác mạc của trẻ nhỏ.
Tác hại khi trẻ nghiện điện thoại
Các vấn đề về xương khớp
Việc ngồi sai tư thế trong khi sử dụng điện thoại hoặc vận động quá ít cũng dễ khiến trẻ gặp một số vấn đề về xương khớp. Trong đó, dấu hiệu dễ dàng bắt gặp nhất là đau mỏi cổ do phải cúi xuống và nhìn điện thoại trong thời gian dài. Ngoài ra xương bàn tay, ngón tay của trẻ cũng dễ bị tổn thương do phải sử dụng liên tục trong quá trình sử dụng.
Hạn chế phát triển kỹ năng mềm
Trẻ nghiện điện thoại sẽ không còn hứng thú với những hoạt động thể chất và các mối quan hệ xã hội, thậm chí là cha mẹ và người thân. Ngoài ra, kết quả học tập của trẻ cũng có nguy cơ giảm sút do sự kém tập trung và không còn kỹ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
Dễ rơi vào trầm cảm
Sử dụng điện thoại quá nhiều là một trong những nguyên nhân gia tăng bệnh trầm cảm ở trẻ em. Sóng từ và bức xạ từ điện thoại tác động khiến trẻ căng thẳng thần kinh não, thường xuyên có cảm giác hồi hộp, lo âu. Ngoài ra, việc thu mình lại cũng khiến trẻ cảm thấy cô đơn hơn, một số còn xuất hiện hội chứng bạo lực mạng nặng nề.
Rối loạn đồng hồ sinh học
Đôi khi, trẻ nghiện điện thoại quá mức sẽ dẫn đến mất ngủ hoặc quên đi giờ giấc, gây rối loạn đồng hồ sinh học. Ngoài ra, hormone melatonin trong cơ thể cũng dễ dàng bị ức chế khi sử dụng điện thoại thường xuyên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý và trí tuệ.
4Cách giúp trẻ dứt “cơn nghiện” điện thoại hiệu quả
Cha mẹ cần làm gương cho con
Cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu tính cách và thói quen thường ngày của trẻ. Khi thấy trẻ nghiện điện thoại, hãy kiểm tra và điều chỉnh lại mức độ sử dụng điện thoại của bản thân để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.
Trẻ nghiện điện thoại phải làm sao?
Trò chuyện với con
Việc trò chuyện thường xuyên với con có tác dụng thu hẹp lại khoảng cách thế hệ, đồng thời giúp trẻ hiểu về những tác hại của việc dùng điện thoại quá nhiều. Cha mẹ cần giáo dục trẻ rằng, các thiết bị điện tử khi không được sử dụng đúng cách có khả năng gây hại đến mắt và sự phát triển trí tuệ, tinh thần của trẻ.
Quy định thời gian sử dụng điện thoại
Bên cạnh việc trò chuyện, quy định và thống nhất lại thời gian sử dụng cũng là cách để kiểm soát, hạn chế tình trạng nghiện điện thoại ở trẻ nhỏ. Với phương pháp này, trẻ buộc phải tuân theo nếu muốn sử dụng điện thoại trong thời gian rảnh sau khi đã hoàn thành bài tập trên lớp và các công việc vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động khác
Khuyến khích các hoạt động thể chất và trò chơi vận động là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp cai thiện tình trạng trẻ nghiện điện thoại. Dưới đây là những hoạt động do Thạc sỹ – Chuyên gia tâm lý học Tô Thị Hoan khuyến khích cha mẹ áp dụng giúp trẻ hạn chế sử dụng điện thoại:
- Lời cảm ơn: Dạy trẻ biết ơn những người đã giúp đỡ mình bằng cách nói cảm ơn hoặc viết một bức thư ngắn gửi họ.
- Góc xây dựng: Tạo nên một “công trình” riêng của trẻ bằng lego, đồ chơi hoặc bất kỳ vật dụng sáng tạo nào khác.
- Hoạt động chụp hình: Ghi lại những kỉ niệm đẹp và những khoảnh khắc đáng nhớ của bản thân và gia đình.
- Sáng tạo trò chơi thủ công: Việc tự tay sáng tạo và dành thời gian chơi trò chơi cùng cha mẹ sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình mình nhanh chóng.
- Vẽ ký họa: Vẽ lại những phong cảnh đẹp, đồ vật hoặc chân dung của bất kỳ ai có ý nghĩa đặc biệt với trẻ. Việc vẽ ký họa cũng giúp cha mẹ hiểu hơn phần nào mong muốn, suy nghĩ và cảm nhận của con.
- Phát minh một thứ gì đó mới: Không điều gì vui vẻ, hạnh phúc và hứng khởi khi phát minh ra một thứ gì đó của riêng trẻ.
- Viết một đoạn nhạc ngắn: Sau khi sáng tạo, hát bài hát của riêng trẻ cho mọi người thưởng thức và đón chờ những lời khen.
- Tái chế lại những vật dụng cũ: Việc tái chế lại những chai, lọ, hộp đã cũ thành món đồ hữu ích vừa giúp trẻ kích thích sự sáng tạo, vừa dạy trẻ cách bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Viết cho thầy cô giáo một tấm thiệp: Dạy trẻ bày tỏ lòng biết ơn và yêu thích với thầy, cô giáo của mình.
- Thiết kế một thử thách chướng ngại vật ngay tại nhà: Việc thiết kế thử thách nên có sự hỗ trợ của cha mẹ, kích thích phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Khuyến khích tham gia các hoạt động khác để cải thiện tình trạng trẻ nghiện điện thoại
Khen ngợi và thưởng nếu trẻ giảm thời lượng sử dụng điện thoại
Việc khích lệ trẻ sẽ rất hữu ích trong quá trình giảm thời lượng sử dụng điện thoại, bởi trẻ nhỏ vốn rất yêu thích những lời khen. Cha mẹ hãy thử tặng trẻ một món quà nhỏ khi trẻ chủ động trong việc cắt giảm thời lượng sử dụng để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn.
5Nên cho trẻ dùng điện thoại lúc mấy tuổi?
Theo tiến sĩ Mark L. Goldstein. cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng điện thoại khi bé 13 – 17 tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có trách nhiệm, kỷ luật với bản thân và nghe lời cha mẹ, việc sử dụng điện thoại có thể được bắt đầu từ khoảng 8 – 10 tuổi.
6Thời lượng cho trẻ sử dụng điện thoại hợp lý
Dưới đây là thời lượng sử dụng điện thoại hợp lý do Học viện Nhi Khoa Mỹ khuyến cáo cho trẻ nhỏ:
- Trẻ dưới 2 tuổi không nên được sử dụng và tiếp xúc với các thiết bị công nghệ.
- Trẻ từ 3 – 12 tuổi có thể được sử dụng điện thoại 1 – 2 giờ mỗi ngày.
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên cần được thống nhất về nguyên tắc sử dụng điện thoại cùng cha mẹ để hạn chế tối đa những tác động không tốt sau này.
7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Trên đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng trẻ nghiện điện thoại. Mặc dù điện thoại có khá nhiều chức năng ấn tượng và tiện lợi, tuy nhiên việc sử dụng quá lâu có thể khiến trẻ bị phụ thuộc vào những thiết bị điện tử này. Cùng theo dõi và đón chờ thêm nhiều thông tin hữu ích từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé.
Hằng Vân tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
- 8 Cách phát triển EQ cho trẻ, ba mẹ nào cũng nên biết
- Cẩn thận với những dấu hiệu rối loạn hành vi ở trẻ
- Danh sách các kênh YouTube cho bé bổ ích, thú vị ba mẹ nên lưu lại
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nghiện điện thoại? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.