Chẩn đoán và phân độ khó thở thanh quản ở trẻ em

Chẩn đoán và phân độ khó thở thanh quản ở trẻ em

Khó thở là triệu chứng nguy hiểm ở trẻ, bệnh có thể diễn biến nhanh và gây nguy hiểm cho tính mạng. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu các cấp độ khó thở thanh quản và cách xử lý nhé!

Trẻ bị khó thở, đặc biệt là khó thở thanh quản là một triệu chứng hô hấp nguy hiểm ở trẻ. Vì thế ba mẹ cần lưu ý và quan sát tình trạng của bé để có thể có hướng xử lý kịp thời.

Chẩn đoán khó thở thanh quản ở trẻ

Khó thở thanh quản ở trẻ sẽ được đánh giá lâm sàng với các triệu chứng cơ bản như sau:

  • Khó thở khi hít vào, khó thở chậm.
  • Tiếng rít thanh quản.
  • Co kéo cơ hô hấp, đặc biệt là co kéo hõm ức và rút lõm lồng ngực.

Bên cạnh đó, trẻ bị khó thở thanh quản có thể kèm theo các triệu chứng phụ sau:

  • Khàn tiếng, mất tiếng.
  • Đầu gật gù khi thở (thường ngửa đầu ra sau khi hít vào).
  • Sụn thanh quản nhô lên trong khi hít vào.
  • Cánh mũi phận phồng, hay nhăn mặt.

Chẩn đoán và phân độ khó thở thanh quản ở trẻ em

Phân độ khó thở thanh quản ở trẻ em

Việc phân độ khó thở thanh quản ở trẻ sẽ giúp kịp thời xử trí và tiên lượng bệnh. Các cấp độ khó thở thanh quản ở trẻ được phân độ như sau:

Khó thở thanh quản độ I

  • Khàn tiếng, rè tiếng khi nói/ khóc.
  • Tiếng ho còn trong hoặc hơi rè.
  • Triệu chứng khó thở thanh quản thì hít vào chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ/ chưa rõ, co kéo cơ hô hấp phụ ít.
  • Chưa ảnh hưởng toàn thân.

Khó thở thanh quản độ II:

  • Mất tiếng hoặc nói không rõ từ.
  • Ho ông ổng.
  • Biểu hiện khó thở thanh quản điển hình với tiếng rít thanh quản rõ, co kéo các cơ hô hấp mạnh.
  • Biểu hiện toàn thân: Kích thích, vật vã hoặc hốt hoảng, lo sợ.

Khó thở thanh quản độ III:

  • Mất tiếng hoàn toàn.
  • Không ho được hoặc ho không thành tiếng.
  • Khó thở dữ dội, rối loạn nhịp thở, có biểu hiện thiếu oxy nặng, có thể tím tái.
  • Ảnh hưởng toàn thân: Biểu hiện thần kinh như hôn mê, lờ đờ hay vật vã, rối loạn tim mạch, da tái nhợt, vã mồ hôi,…

Phân độ khó thở thanh quản ở trẻ emPhân độ khó thở thanh quản ở trẻ em

Nguyên nhân khó thở thanh quản ở trẻ em

Nguyên nhân khó thở thanh quản cấp tính ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây khó thở thanh quản cấp tính ở trẻ:

  • Dị vật đường thở: Khi trẻ bị hóc dị vật và có dị vật đi vào đường thở sẽ dẫn đến hội chứng xâm nhập làm trẻ khó thở thanh quản.
  • Viêm thanh quản cấp: Thanh quản của trẻ bị viêm nhiễm do các vi khuẩn (Haemophilus influenzae, Streptococcus, Staphylococcus,…) hoặc do virus như cúm, họ myxovirus,…
  • Bạch hầu thanh quản: Sau khi trẻ bị bạch cầu họng có thể dẫn đến viêm thanh quản bạch hầu, triệu chứng khó thở tăng dần.
  • Tétanie: Cơn Tétanie thường gặp ở trẻ còi xương có thể là nguyên nhân co thắt thanh quản cấp tính ở trẻ.
  • Viêm thanh quản do sởi: Trẻ bị sởi sẽ dễ gặp phải tình trạng khó thở thanh quản.
  • Áp xe sau họng.

Nguyên nhân khó thở thanh quản cấp tính ở trẻNguyên nhân khó thở thanh quản cấp tính ở trẻ

Nguyên nhân khó thở thanh quản mạn tính ở trẻ

Bên cạnh đó, khó thở thanh quản mạn tính ở trẻ do các nguyên nhân sau:

  • Thở rít thanh quản bẩm sinh
  • Hẹp thanh quản mạn tính
  • U nhú thanh quản.

Nguyên nhân khó thở thanh quản mạn tính ở trẻNguyên nhân khó thở thanh quản mạn tính ở trẻ

Cách xử trí khó thở thanh quản ở trẻ em

Xử trí khó thở thanh quản ở trẻ không kịp thời có thể gây suy hô hấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vì thế, ba mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:

  • Đánh giá mức độ khó thở thanh quản.
  • Kiểm tra trẻ có bị sốt không.
  • Đánh giá lại tình trạng khó thở của trẻ sau 10 – 15 phút điều trị.

Khi được điều trị tại bệnh viện, tùy từng mức độ khó thở của trẻ mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.

Cách xử trí khó thở thanh quản ở trẻ emCách xử trí khó thở thanh quản ở trẻ em

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Trên đây là chẩn đoán và phân độ khó thở thanh quản ở trẻ em mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *