Chất tạo màu thực phẩm là gì? Có an toàn cho sức khoẻ không?

Bạn đang xem bài viết: Chất tạo màu thực phẩm là gì? Có an toàn cho sức khoẻ không? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngoài thành phần, giá trị dinh dưỡng thì màu sắc thực phẩm là một trong những nhân tố để người tiêu dùng chọn mua sản phẩm. Trong đó, chất tạo màu chính là phụ gia giúp cho thực phẩm có thêm màu sắc tươi sáng, bắt mắt và hấp dẫn. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu chất tạo màu thực phẩm là gì ngay nhé!

1 Chất tạo màu thực phẩm là gì?

Chất tạo màu thực phẩm hay phụ gia tạo màu là một nhóm những chất hoá học đã qua quá trình điều chế, được dùng làm tăng màu sắc của thực phẩm, giúp món ăn đó trở nên hấp dẫn, màu sắc bắt mắt.

Hiện nay, chỉ có một số chất tạo màu nhân tạo nằm trong danh mục được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế. Tuy nhiên, những chất này chỉ dùng ở mức liều lượng được cho phép để không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Chất tạo màu thực phẩm

Chất tạo màu thực phẩm

2 Phân loại chất tạo màu thực phẩm

2.1 Chất tạo màu thực phẩm nhân tạo

Có 6 chất tạo màu nhân tạo được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trong thực phẩm bằng phương pháp sản xuất hóa học. Đó là các màu: Màu đỏ số 3 (Erythrosine), màu đỏ số 40 (Allura Red), màu vàng số 5 (Tartrazine), màu vàng số 6 (Sunset Yellow), màu xanh số 1 (Brilliant Blue) và màu xanh số 2 (Indigo Blue).

Xem thêm  Mùng 5 Tết 2023 có tốt không? Có nên xuất hành ngày này?

Nhóm màu nhân tạo có độ bền cao và sặc sỡ hơn nên thường được các đầu bếp hay nhà sản xuất thực phẩm phối trộn để tạo nên các màu khác nhau. Tuy nhiên, màu thực phẩm nhân tạo chỉ nên sử dụng lượng nhỏ và hợp lý để không gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Chất tạo màu thực phẩm nhân tạo

Chất tạo màu thực phẩm nhân tạo

2.2 Chất tạo màu thực phẩm tự nhiên

Chất tạo màu tự nhiên được tinh chế từ thiên nhiên và không gây hại cho sức khỏe. Một số chất tạo màu thực phẩm tự nhiên như: Đường màu caramen, hạt điều màu, bột củ cải đường, bột hạt bông tách béo một phần, nước ép, ớt bột, nghệ tây, củ nghệ vàng,…

Chất tạo màu thực phẩm tự nhiên

Chất tạo màu thực phẩm tự nhiên

2.3 Chất tạo màu thực phẩm nhân tạo bị cấm

Ban đầu, có một vài loại chất tạo màu nhân tạo được FDA cho phép sử dụng trong thực phẩm, nhưng sau các nghiên cứu nhận ra những chất này không an toàn với sức khỏe con người khi tiêu thụ. Các chất tạo màu nhân tạo bị cấm gồm: Màu đỏ số 2, 4 và 32; màu cam số 1 và 2; màu vàng số 1, 2, 3 và 4; màu tím số 1.

Chất tạo màu thực phẩm nhân tạo bị cấm

Chất tạo màu thực phẩm nhân tạo bị cấm

3 Chất tạo màu thực phẩm nhân tạo và sức khỏe

3.1 Chất tạo màu thực phẩm và dị ứng

Một số chất tạo màu thực phẩm có thể gây các phản ứng dị ứng nhưng không đe dọa nhiều đến sức khoẻ và tính mạng. Tuy nhiên, bạn nên loại bỏ những chất tạo màu thực phẩm nhân tạo ra khỏi chế độ ăn nếu có những triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, sưng,…

Theo các nghiên cứu, chất tạo màu vàng số 5 – Tartrazine có thể gây ra các triệu chứng nổi mề đay, hen suyễn và người dị ứng với aspirin cũng thường dị ứng với chất tạo màu này. Ngoài màu vàng số 5 thì màu đỏ số 40, màu vàng số 6 cũng được sử dụng rất phổ biến. Đồng thời, đây cũng là ba chất tạo màu có khả năng gây dị ứng cao nhất.

Chất tạo màu thực phẩm và dị ứng

Chất tạo màu thực phẩm và dị ứng

Xem thêm  Cách làm tháp bánh, tháp bia tài lộc làm quà ngày Tết

3.2 Chất tạo màu thực phẩm và bệnh ung thư

Theo nghiên cứu trên chuột đực, sử dụng chất tạo màu đỏ số 3 cho thấy nguy cơ tăng khối u tuyến giáp, do đó FDA đã cấm một phần đối với màu đỏ số 3 vào năm 1990. Tuy nhiên, sau khi xem xét thì các khối u tuyến giáp không phải trực tiếp gây ra bởi màu đỏ số 3. Ở Mỹ, màu đỏ số 3 hầu hết được thay thế bởi màu đỏ số 40 nhưng màu này vẫn được dùng trong rượu anh đào, kem, kẹo mút và kẹo dẻo.

Ngoài ra, các chất tạo màu đỏ số 40, màu vàng số 5 và màu vàng số 6, benzidine, 4-aminobiphenyl và 4-aminoazobenzene được cho là những chất có nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, những chất tạo màu này vẫn được cho phép sử dụng với liều lượng thấp để an toàn cho sức khỏe. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá các ảnh hưởng của các chất tạo màu thực phẩm đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Chất tạo màu thực phẩm và bệnh ung thư

Chất tạo màu thực phẩm và bệnh ung thư

3.3 Chất tạo màu thực phẩm và chứng hiếu động ở trẻ nhạy cảm

Năm 1973, bác sĩ chuyên ngành dị ứng nhi khoa đã tuyên bố sự hiếu động ở trẻ là do chất tạo màu thực phẩm nhân tạo và chất bảo quản. Theo nghiên cứu lâm sàng, khi loại bỏ chất tạo màu nhân tạo, chất bảo quản ra khỏi chế độ ăn đã giúp giảm đáng kể các triệu chứng hiếu động ở trẻ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu về chất tạo màu vàng số 5 (Tartrazine), chất này cũng liên quan đến những thay đổi hành vi như khó chịu, bồn chồn, trầm cảm,…

Chất tạo màu thực phẩm và chứng hiếu động ở trẻ nhạy cảm

Chất tạo màu thực phẩm và chứng hiếu động ở trẻ nhạy cảm

4 Những thức ăn chế biến sẵn nào thường có chất tạo màu?

Chất tạo màu thường được bổ sung vào các loại thực phẩm không chỉ có tác dụng về mặt hình thức mà còn làm tăng tính hấp dẫn và tăng cảm giác ngon miệng cho người dùng. Trong đó, nhóm thực phẩm chế biến sẵn sử dụng chất tạo màu khá nhiều như:

  • Bánh, mứt, kẹo, các loại kem như kem Merino, Celano,…
  • Nước ngọt.
  • Sản phẩm chế biến từ thịt, thuỷ sản.
  • Đồ hộp.
Kẹo dẻo YumEarth Organic Gummy Bear hương trái cây gói 50g

Kẹo dẻo hữu cơ hình gấu vị trái cây Yumearth gói 50g

Xem thêm  40 KIỂU TÓC HÀN QUỐC ĐẸP NHẤT (Giúp Bạn Trẻ Ra)

5 Một số khuyến cáo về chất tạo màu thực phẩm

Một vài quan điểm cho rằng chất tạo màu thực phẩm nhân tạo là chất gây ung thư nhưng hiện tại vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng. Hơn nữa, một số chất tạo màu thực phẩm có thể gây dị ứng ở một số người nhưng với người khác thì không. Hoặc một nghiên cứu chỉ ra rằng chất tạo màu làm tăng chứng hiếu động ở trẻ nhạy cảm,…

Các chất tạo màu thực phẩm được sử dụng để làm tăng màu sắc hấp dẫn của sản phẩm nhưng không đem lại các lợi ích dinh dưỡng nào. Đồng thời, đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng cụ thể để đề nghị mọi người nên loại bỏ hoàn toàn các chất tạo màu nhân tạo.

Nước giải khát Coca-Cola vị nguyên bản 320 ml

Nước giải khát Coca-Cola vị nguyên bản 320 ml

Thực tế, các nguồn thực phẩm chế biến không lành mạnh lại chứa hàm lượng lớn chất tạo màu và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Do đó, sử dụng các thực phẩm lành mạnh tự nhiên là một biện pháp giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế việc hấp thu chất tạo màu nhân tạo. Một số thực phẩm không chứa chất tạo màu có thể kể đến như:

  • Thịt gia cầm và cá tươi sống.
  • Các loại hạt và đậu.
  • Trái cây và rau quả tươi.
  • Các loại ngũ cốc yến mạch.
Yến mạch trái cây cán mỏng Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)

Yến mạch trái cây cán mỏng Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)

Xem thêm:

  • Kẹo Play More có tốt không? Của nước nào? Có mấy vị?
  • Top 7 loại kẹo bổ sung canxi cho bé an toàn và chất lượng nhất hiện nay
  • Bánh trứng Tipo bao nhiêu calo? Ăn bánh Tipo có béo không?

Trên đây là các thông tin về chất tạo màu và tác dụng của chất tạo màu với sức khỏe. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé!

1. https://www.healthline.com/nutrition/food-dyes

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chất tạo màu thực phẩm là gì? Có an toàn cho sức khoẻ không? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *