Chỉ số BPM trong điện tim là gì? Khi nào cần thực hiện đo chỉ số BPM?

Chỉ số BPM trong điện tim là gì? Khi nào cần thực hiện đo chỉ số BPM?

Chỉ số BPM trong điện tim là gì? Khi nào cần đo chỉ số BPM? Đây là những câu hỏi thường gặp khi khám sức khỏe của nhiều người. Cùng tìm hiểu chỉ số BPM là gì qua bài viết nhé!

Chỉ số BPM thường được thấy mỗi khi bạn khám sức khỏe. Vậy chỉ số BPM có ý nghĩa gì đối với sức khỏe chúng ta? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chỉ số BPM là gì?

Chỉ số BPM là từ viết tắt của “beats per minute” trong tiếng Anh, đây là một chỉ số dùng trong đo điện tim. Theo đó, chỉ số này phản ánh số nhịp tim của bạn đập trong thời gian 1 phút.

Ví dụ, nếu kết quả đo điện tim hiển thị 80 BPM thì có nghĩa là tim bạn đang đập 80 nhịp trong thời gian 1 phút.

Chỉ số BPM trong điện tim là gì? Khi nào cần thực hiện đo chỉ số BPM?chỉ số BPM phản ánh số nhịp tim của bạn đập trong thời gian 1 phút

Chỉ số BPM bao nhiêu là bình thường?

Đối với những người khỏe mạnh bình thường, chỉ số BPM sẽ nằm trong khoảng từ 60-90 BPM. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ có thể thay đổi khi bạn vận động mạnh như tập thể dục, lao động nặng nhọc hay dùng các chất kích thích, uống thuốc,… khiến nhịp tim có thể tăng lên 100 BPM hay thậm chí là trên 150 BPM.

Khi chỉ số BPM tăng cao đồng nghĩa với việc tim của bạn đang hoạt động mạnh, vượt quá mức bình thường nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu kéo dài trong thời gian dài, áp lực lên tim càng lớn và nguy cơ mắc suy tim càng cao.

Chỉ số BPM bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 60-90 BPMChỉ số BPM bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 60-90 BPM

Phân biệt chỉ số BPM và huyết áp

Chỉ số huyết áp trong tiếng Anh được gọi là blood pressure, đây là chỉ số phản ánh áp lực của máu lên thành mạch trong một chu kỳ, bao gồm huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thất.

Ví dụ, khi bạn đo huyết áp và có kết quả là 120/80 mmHg thì đồng nghĩa với huyết áp tâm thu là 120 mmHg, còn huyết áp tâm trương là 80 mmHg.

Phân biệt chỉ số BPM và huyết ápPhân biệt chỉ số BPM và huyết áp

120/80 mmHg cũng là chỉ số huyết áp bình thường ở người khỏe mạnh. Đối với người có huyết áp tâm trương trên 90 mmHg hay huyết áp tâm thu trên 140 mmHg là người có dấu hiệu cao huyết áp.

Trong khi đó, chỉ số BPM chỉ được dùng trong đo điện tim, phản ánh số nhịp tim của bạn trong thời gian 1 phút, dao động từ 60-90 BPM là bình thường. Do đó, một số người có thể mắc bệnh huyết áp cao nhưng nhịp tim thì vẫn bình thường.

Khi nào cần thực hiện đo chỉ số BPM?

Mỗi khi khám sức khỏe định kỳ thì bạn sẽ được đo chỉ số BPM, tuy nhiên bạn cũng nên đi thăm khám tim mạch, đo chỉ số BPM nếu có những biểu hiện dưới đây:

  • Cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh hay chậm, chóng mặt và có thể ngất xỉu.
  • Tim đập loạn xạ, khó thở, đau tức ngực hay ở cánh tay, lưng.
  • Sau khi dùng thuốc điều trị bệnh thì tim bị loạn nhịp.
  • Khi bị rối loạn nhịp tim sẽ kèm các triệu chứng sụt cân, mệt mỏi, đau đầu, vã mồ hôi.

Khi nào cần thực hiện đo chỉ số BPM?Khi nào cần thực hiện đo chỉ số BPM?

Tóm lại, BPM là chỉ số phản ánh số nhịp tim trong một phút, thường dùng trong điện tim. Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này!

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *