Là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu tại Nha Trang, nhà thờ Đá thu hút du khách với vẻ đẹp xưa cũ mang đậm phong cách Pháp. Đây là một công trình văn hoá lịch sử hơn 80 năm tuổi và toạ lạc tại trung tâm thành phố. Để hiểu hơn về nhà thờ Đá Nha Trang và bỏ túi kinh nghiệm du lịch nơi đây, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn.
Đôi nét về nhà thờ đá Nha Trang
Nhà thờ Đá là nhà thờ công giáo, được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên có kiến trúc mang đậm phong cách Pháp. Trong suốt hàng chục năm qua, nhà thờ vẫn là điểm tham quan nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách trong, ngoài nước.
Xem thêm: Nhà Thờ Domaine De Marie – Kiệt tác kiến trúc Châu Âu Giữa Lòng Đà Lạt
Nhà thờ đá Nha Trang ở đâu?
Tên gọi chính thức của Nhà thờ Đá Nha Trang là Nhà thờ chính tòa Kitô Vua. Còn tên gọi Nhà thờ Đá là tên gọi bắt nguồn từ việc nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Ngoài ra, nhà thờ còn được biết đến với tên gọi là Nhà thờ Núi Nha Trang (do nhà thờ nằm trên đỉnh đồi Hoàng Lân) hay nhà thờ Ngã Sáu (do nằm trên ngã 6 đường Thái Nguyên).
Nhà thờ là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Nha Trang và cũng là niềm tự hào của những tín đồ Công giáo khi nằm trong danh sách thắng cảnh và di tích của tỉnh Khánh Hoà. Địa chỉ nhà thờ Đá Nha Trang tại số 1 đường Thái Nguyên, phường Phước Tân, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Xem thêm: Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam – Biểu Tượng Của Sự Thanh Tịnh Và An Lạc
Giờ lễ nhà thờ Đá Nha Trang như thế nào?
Nhà thờ Đá Nha Trang mở cửa từ 5h30 đến 17h00 đối với các ngày trong tuần và từ 11h00 – 16h30 đối với hai ngày cuối tuần. Đồng thời, lịch lễ nhà thờ Đá Nha Trang cũng vào hai ngày cuối tuần này.
Những du khách lần đầu tới đây thường thắc mắc giá vé nhà thờ Đá Nha Trang là bao nhiêu hay tham quan nhà thờ Đá có mất phí không thì câu trả lời là không và nhà thờ Đá là địa điểm tham quan hoàn toàn miễn phí.
Lịch sử nhà thờ Đá Nha Trang
Vào những năm 1885, vì mật độ dân cư còn thưa thớt nên rất có ít giáo dân tại Nha Trang và họ thường sinh hoạt tôn giáo nhỏ lẻ tại Giáo Xứ Chợ Mới. Sau đó đến năm 1886 thì chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng nên Viện Pasteur và Viện Hải dương học Nha Trang.
Đồng thời, chính quyền Pháp cũng nhận thấy nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người Pháp sinh sống tại đây cũng như cho giáo dân Nha Trang nên đã cho xây dựng một nhà nguyện nhỏ ven biển.
Xem thêm: Tổng Hợp Những Cảnh Đẹp Phú Yên Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
Sau này, giáo sĩ Louis Vallet vì muốn truyền bá lối sống cao đẹp của Công giáo nên đã lên ý tưởng xây dựng Nhà thờ Đá Nha Trang. Đến ngày 3/9/1928 nhà thờ Đá Nha Trang bắt được được xây dựng với lối kiến trúc như các Nhà thờ Công giáo phương Tây. Nhà thờ được xây dựng ở độ cao 12m trên đỉnh đồi Hoàng Lân với chiều dài 36m và chiều rộng 20m.
Cùng chính vì tâm huyết và công lao của giáo sĩ Louis Vallet nên sau khi ông mất đi, người dân đã đặt mộ ông bên dưới chân núi nhà thờ tọa lạc như một sự tưởng niệm những cống hiến của ông.
Xem thêm: Tháp Nhạn Phú Yên biểu tượng lịch sử không thể bỏ qua
Cách di chuyển đến nhà thờ Đá
TP. Nha Trang cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 430km và cách Hà Nội 1300km. Vì thế nếu bạn muốn di chuyển đến Nha Trang từ hai thành phố này thì phương tiện di chuyển nhanh và tiện nhất là máy bay. Hoặc nếu bạn ở các tỉnh thành lân cận, bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe khách, ô tô hay đi phượt bằng xe máy.
Trong đó, xe máy là phương tiện di chuyển đến nhà thờ Đá Nha Trang phổ biến nhất. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn xe taxi, ô tô hay xe buýt đều được.
Những nét kiến trúc Gothic cổ điển tại nhà thờ Đá
Mang đậm kiến trúc Gothic cổ điển, nhà thờ Đá Nha Trang có dáng dấp của những thành quách uy nghiêm và cuốn hút thời La Mã Cổ Đại.
Cổng ra vào và cổng chính
Tại cổng ra vào, bên cạnh bậc thang bằng đá chính là nơi an nghỉ cuối cùng của “cha đẻ” nhà thờ Đá Nha Trang – linh mục Louis Vallet. Cổng chính của nhà thờ được tạo thành hình vòng cung bằng bốn khối đá vững chắc. Cánh cổng lớn được sơn màu đỏ cũng những bức tường đá đã tạo nên tổng thể tráng lệ cho không gian nhà thờ.
Xem thêm: Du Lịch Tam Đảo: Tất Tần Tật Chốn Ăn Chơi Cực Hot, Tiết Kiệm Chi Phí
Khu vực thánh đường uy nghi
Điểm thu hút nhất của nhà thờ Đá Nha Trang chính là khu thánh đường uy nghi mang phong cách châu Âu. Đằng sau cánh cửa là một con đường chính điện ở giữa hướng thẳng đến Chúa Giê-su và hai hàng ghế được sắp xếp thẳng tắp hai bên.
Bên trong thánh đường rất rộng và thoáng, với các vòm cuốn được thiết kế như mũi tên hướng thẳng lên trời đẹp mắt và hài hoà. Đồng thời, các du khách cũng có thể dễ dàng nhận ra các bức bích họa mô phỏng lại cuộc sống khổ nạn của Chúa một cách tỉ mỉ trên các bức tường.
Bên cạnh đó, một điểm cộng tuyệt đẹp nữa của khu thánh đường chính là sự điều phối giữa ánh sáng và màu sắc. Các gam màu xanh, đỏ, hồng trong thánh điện khi được ánh sáng chiếu vào sẽ tạo nên không gian đầy màu sắc, thể hiện sự uy nghi, huyền bí của nhà thờ.
Dãy tường đá khắc lời Chúa
Sườn bên của nhà thờ Đá Nha Trang là một dãy tường đá khắc Lời của Chúa với những câu nói nổi tiếng như “Ai tin vào ta thì dẫu chết cũng sẽ sống”, hay “Ta là sự sống lại và là sự sống”,… mang đến cảm giác hết sức linh thiêng. Bạn có thể vừa tham quan vừa tìm hiểu về văn hoá Công giáo cũng như lưu giữ những bức hình thật đặc biệt.
Xem thêm: Những Vườn Hoa Cẩm Tú Cầu “Thơ” Nhất Đà Lạt Mà Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
Tháp chuông đẹp lung linh
Kiến trúc nhà thờ Đá Nha Trang được chia làm ba phần, bao gồm: Khu vực trên là hành lang và hai tháp chuông, khu vực dưới là cửa, khu vực trung tâm là những ô cửa kính đầy màu sắc.
Điểm ấn tượng của nhà thờ Núi Nha Trang đó là khu vực tháp chuông với hai quả chuông bằng đồng do hãng chuông nổi tiếng của Pháp – Bourdon Carillond chế tác. Trong đó là một quả âm đô và la, còn một quả là âm mi giáng, khi gióng lên sẽ tạo nên âm thanh hào hùng, khí thế, vang vọng khắp vùng.
Đặc biệt, trên tháp chuông có gắn một chiếc đồng hồ lớn với 4 mặt hướng về 4 phía và người dân sinh sống gần khu vực nhà thờ có thể nhìn lên đó để xem thời gian.
Xem thêm: Vẻ Đẹp Của Tháp Chàm Poshanư – Biểu Tượng Của Văn Hóa Chămpa
Một số lưu ý khi tham quan nhà thờ Núi
Nếu du khách chỉ đến tham quan và chụp ảnh thì nên lưu ý thời gian hành lễ của nhà thờ để giữ im lặng và tránh làm phiền đến không khí trang nghiêm của buổi hành lễ. Đặc biệt, là không nên làm ồn hay chụp ảnh trong Thánh đường vào thời gian này. Mặc dù nhà thờ Núi Nha Trang cho phép du khách tự do ra vào nhưng du khách chỉ nên tham quan ở những nơi công cộng được cho phép.
Ngoài ra, đây cũng là một công trình tôn giáo linh thiêng nên du khách nên cũng cần chú ý tới cách ăn mặc. Du khách nên mặc quần áo lịch sự, váy hoặc quần qua đầu gối nhé.
Xem thêm: Chùa Munir Ansay: Điểm Đến Tâm Linh Độc Đáo Tại Việt Nam
Bên cạnh đó, một điểm cần ghi nhớ nữa là ở khu vực cổng chính và cổng sau của nhà thờ thường có nhóm người chuyên lừa đảo du khách, đặc biệt là người nước ngoài để thu tiền vé tham quan với 50.000 đồng/người. Bạn đừng quên nhà thờ Đá Nha Trang là điểm đến hoàn toàn miễn phí để tránh bị lừa nhé.
Trên đây là tất cả những thông tin về nhà thờ Đá Nha Trang mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn. Với vẻ đẹp bình yên ẩn trong kiến trúc cổ điển, ghé thăm nhà Núi Nha Trang chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và cảm xúc đặc biệt trong hành trình “du hí” Nha Trang. Đồng thời, bạn đọc cũng đừng quên tiếp tục theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để cập nhật những bài viết mới nhất nhé.
Tham khảo thêm: