Trong chip xử lý Snapdragon của Qualcomm, CPU và GPU Adreno đóng một phần quan trọng quyết định sức mạnh và tốc độ của hiệu năng smartphone khi chạy ứng dụng 3D và chơi game. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xem Adreno 600 series có gì nổi bật nhé!
1 Chip xử lý đồ họa GPU là gì?
Bộ vi xử lý GPU là thành phần thuộc hệ thống xử lý (SoC) bên trong smartphone. GPU (viết tắt từ Graphics Processing Unit) là bộ vi xử lý đồ họa, tăng tốc độ cho CPU. Trong tất cả các hệ điều hành, GPU có nhiệm vụ xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, và CPU chỉ góp phần hỗ trợ tính toán trong các tác vụ đồ họa như hình ảnh, game 3D.
GPU được dùng để xử lý các game và ứng dụng 3D, xử lý hình ảnh 2D với chức năng phóng to, thu nhỏ, xử lý đồ họa máy tính, video có độ nét cao.
2 GPU Adreno là gì?
Adreno là dòng vi xử lý đồ họa được phát triển bởi Qualcomm, được tích hợp trong CPU SoCs. Được mua lại bởi Qualcomm vào năm 2008 và có cái tên xuất phát từ Radeon đảo chữ lại.
Adreno được Qualcomm sử dụng như một công nghệ đồ họa nội bộ trong các chip di động dành cho smartphone hiện đại. Dòng chip đồ họa Adreno 600 series là sản phẩm mới và phổ biến hiện nay của Qualcomm.
3 Tìm hiểu Adreno 600 series
Adreno 660
Qualcomm Adreno 660 là chip đồ họa cho smartphone và máy tính bảng trang bị Qualcomm Snapdragon 888, với cải thiện tốc độ hơn khoảng 30%, hiệu năng hơn 20% so với Adreno 650.
Adreno 650
Qualcomm Adreno 650 là GPU tích hợp trong các SoC Qualcomm Snapdragon 865, 865+ và 870. Được dùng trên các thiết bị Android cao cấp. Qualcomm công bố rằng Adreno 650 cải thiện 25% hiệu suất, có nhiều đơn vị tính toán hơn 50 % và tốc độ xung nhịp tạo bóng điểm ảnh hơn 50% so với Adreno 640.
Adreno 642
Qualcomm Adreno 642 là GPU dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng được tích hợp trong SoC Qualcomm Snapdragon 780G với hiệu suất cải thiện 50% so với Andreno 620 và mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng tốt.
Adreno 640
Qualcomm Adreno 640 được đánh giá là một trong những GPU mạnh nhất đến từ hãng Qualcomm, với hiệu suất tăng lên 15% so với thế hệ trước và lõi CPU Kryo 485 tăng hơn 4% hiệu năng xung nhịp lên 2.98 GHz. GPU này nâng cao trải nghiệm thực tế ảo AR VR và trí tuệ nhân tạo AI giúp hình ảnh trong game có độ chi tiết cao, chính xác và mượt mà.
Adreno 620
Qualcomm Adreno 620 là một card đồ họa di động dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng tầm trung trở lên, có mặt trong Qualcomm Snapdragon 765G và 765 SoC. Theo Qualcomm công bố thì Adreno có tốc độ nhanh hơn 20% so với Adreno 618 trong việc xử lý các đồ họa trên thiết bị thông minh, giúp trải nghiệm ổn định hơn.
Adreno 619
Qualcomm Adreno 619 là một phần của Snapdragon 750G với hiệu suất xử lý đồ họa tốt hơn 60% so với Adreno 612. Qualcomm Adreno 618 là GPU tích hợp Qualcomm Snapdragon 730 và 730G cho tốc độ xử lý nhanh hơn từ 14% – 30% so với Adreno 616 trong Snapdragon 710. Hiệu suất trong 730G sẽ nhanh hơn 15% do tốc độ xung nhịp cao hơn Adreno 618.
Adreno 618
Qualcomm Adreno 618 là một card đồ họa di động dành cho smartphone và máy tính bảng tầm trung, lắp đặt trong các SoC Qualcomm Snapdragon730 và 730G và dựa trên kiến trúc Adreno 600. Adreno 618 trong Snapdragon 730 nhanh hơn từ 14–30% so với Adreno 616 trong Snapdragon 710. Hiệu suất trong 730G sẽ nhanh hơn 15%, tốc độ xung nhịp cao hơn.
Adreno 616
Qualcomm Adreno 616 trong các SoC Qualcomm Snapdragon 710 dựa trên kiến trúc Adreno 600. Theo Qualcomm, nhanh hơn tới 30% so với thế hệ trước ( Adreno 512 trong Snapdragon 660 ).
Adreno 610
Qualcomm Adreno 610 được tích hợp trong các SoC Qualcomm Snapdragon 665 và dựa trên kiến trúc Adreno. Được định hướng dành cho các smartphone và máy tính bảng Android thuộc phân khúc tầm trung.
Tổng hợp thông số kỹ thuật Adreno Series 600
Thông số | Adreno 610 | Adreno 612 | Adreno 616 | Adreno 618 | Adreno 620 | Adreno 640 | Adreno 650 | Adreno 660 | Adreno 619 |
Bộ nhớ dùng chung | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Có |
DirectX | DirectX 12.1 | DirectX 12.1 | DirectX 12.1 | DirectX 12.1 | DirectX 12 | DirectX 12 | DirectX 12 | DirectX 12 | DirectX 12.1 |
Tiến trình | 11 nm | 14 nm | 14 nm | 14 nm | 14 nm | 10 nm | 7 nm | 7 nm | 8 nm |
Đặc trưng | OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 12_1) | OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 12_1) | OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 12_1) | OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 12_1) | OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 11_1) | OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, DirectX 12, Vulkan 1.1 | OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, DirectX 12, Vulkan 1.1 | OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, DirectX 12, Vulkan 1.1 | OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 12_1) |
Ngày ra mắt | 09/04/2019 | 15/12/2015 | 15/12/2015 | 09/04/2019 | 09/04/2019 | 12/02/2018 | 04/12/2019 | 02/12/2020 | 15/12/2015 |
Xem thêm
>>> Đánh giá sức mạnh của chip xử lý Qualcomm Snapdragon 810
>>> Chip Snapdragon 732G là gì? Hiệu năng mạnh mẽ đến đâu?
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp một thông tin hữu ích cho bạn, nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
14 nm |