Chlorhexidine là gì? Tác dụng và cách dùng đúng cách

Chlorhexidine là gì? Tác dụng và cách dùng đúng cách

Thực chất Chlorhexidine là gì, công dụng như thế nào? Có điều gì cần lưu ý khi sử dụng hay không? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Chlorhexidine là chất được ứng dụng nhiều trong y học và ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm,… Hãy đọc bài viết dưới đây để biết chlorhexidine là gì và những lưu ý khi sử dụng chất này bạn nhé!

Chlorhexidine là gì?

Chlorhexidine là gì? Tác dụng và cách dùng đúng cáchChlorhexidine là gì?

Chlorhexidine còn có tên gọi là chlorhexidine gluconate và chlorhexidine digluconate. Đây là một chất có tác dụng khử trùng. Trong lĩnh vực y tế, chất này được bác sĩ sử dụng để khử trùng các dụng cụ phẫu thuật và khử trùng da trước khi phẫu thuật. Chlorhexidine được bào chế dưới các dạng như: Gel, kem, dung dịch súc miệng, siro.

Tác dụng của chlorhexidine

Tác dụng của chlorhexidineTác dụng của chlorhexidine

Chlorhexidine có khả năng chống lại vi khuẩn có hại. Chlorhexidine điều chế ở dạng bôi dành cho da được sử dụng để làm sạch da, tránh nguy cơ nhiễm trùng gây ra bởi các vết thương trên da, do phẫu thuật hoặc tiêm. Ngoài ra, chlorhexidine gluconate còn được dùng như một loại nước súc miệng giúp điều trị bệnh viêm nướu.

Liều dùng, cách dùng chlorhexidine

Liều dùng, cách dùng chlorhexidineLiều dùng, cách dùng chlorhexidine

Liều dùng chlorhexidine

  • Điều trị viêm nướu và viêm niêm mạc: Súc miệng 2 lần mỗi ngày bằng 15ml chlorhexidine sau khi đánh răng. Nên súc miệng lại với nước trong khoảng 30 giây.
  • Sát khuẩn trước khi phẫu thuật: Bôi dung dịch lên vị trí rạch, dùng gạc lau tối thiểu 2 phút. Sau đó lau khô bằng khăn vô khuẩn. Quy trình này có thể lặp lại.
  • Sát khuẩn tay cho bác sĩ phẫu thuật: Rửa tay bằng dung dịch trong 3 phút với lưu lượng khoảng 5ml. Cọ rửa tay sau đó rửa sạch lại với nước. Sau đó lặp lại quy trình thêm 1 lần.
  • Liều dành cho trẻ em vẫn chưa có nghiên cứu và quyết định chính xác. Có một số trường hợp chlorhexidine gluconate có thể dùng cho trẻ. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên hỏi kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng chlorhexidine

Đối với dạng kem hoặc gel bôi trên da, bạn sử dụng thuốc theo các bước sau:

Bước 1 Rửa sạch da trước khi bôi thuốc.

Bước 2 Sử dụng bông y tế, giấy thấm hoặc dụng cụ bôi để lấy thuốc, không để đầu lọ thuốc chạm vào tay bạn.

Bước 3 Bôi một lượng thuốc vừa đủ lên các vùng bạn đang điều trị. Không bôi thuốc lên vết thương hở.

Dùng thuốc chlorhexidine dạng xà phòng:

Bước 1 Thoa sản phẩm lên vùng đang được điều trị.

Bước 2 Vệ sinh nhẹ nhàng các vùng này.

Bước 3 Rửa sạch lại bằng nước sạch.

Những lưu ý khi dùng chlorhexidine

Những lưu ý khi dùng chlorhexidineNhững lưu ý khi dùng chlorhexidine

Khi sử dụng chlorhexidine bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Thuốc không dùng cho người quá mẫn cảm với chlorhexidine và các thành phần khác của thuốc. Ngưng sử dụng ngay lập tức nếu có dấu hiệu bị dị ứng.
  • Thuốc chỉ dùng ngoài da, không bôi lên vết thương hở. Đặc biệt lưu ý, chlorhexidine có thể gây điếc nếu nhỏ vào tai giữa.
  • Hãy thận trọng khi sử dụng chlorhexidine cho trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.
  • Khi dùng dung dịch súc miệng có chứa chlorhexidine, chất này có thể làm răng và lưỡi bắt màu, hoặc vị giác bị thay đổi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều này là bình thường và không gây hại đến sức khỏe.
  • Không nên sử dụng dung dịch chlorhexidine 2% và 4% để sát trùng da trước khi phẫu thuật ở mặt và đầu.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Tác dụng phụ của chlorhexidine

Tác dụng phụ của chlorhexidineTác dụng phụ của chlorhexidine

Đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp bạn gặp phải các triệu chứng dị ứng như: Khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn bị tác dụng phụ nguy hiểm như: Sưng hoặc mẩn ngứa trên da, bỏng nặng, da phồng rộp, bong tróc hoặc bất kỳ các kích ứng bất thường xuất hiện trên vùng da đang được điều trị.

Ngoài ra còn có các tác dụng phụ khác tùy vào cơ địa của mỗi người. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ của thuốc, bạn hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

Cách bảo quản chlorhexidine

Cách bảo quản chlorhexidineCách bảo quản chlorhexidine

  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Không bảo quản trong phòng tắm hoặc ngăn đá.
  • Để xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Không để sản phẩm ở nơi có lửa hoặc điện.
  • Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đơn vị xử lý rác thải địa phương về cách thu gom loại rác thải này một cách an toàn.

Những câu hỏi thường gặp

Chlorhexidine có thể tương tác với thuốc nào?

Chlorhexidine có thể tương tác với thuốc nào?Chlorhexidine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có khả năng làm thay đổi chức năng của thuốc hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này và trao đổi với họ về những thuốc bạn đang dùng, bao gồm các loại thuốc được kê toa, không kê toa và cả thực phẩm chức năng.

Bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới chlorhexidine không?

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới chlorhexidine không?Thức ăn và rượu bia có tương tác tới chlorhexidine không?

Có một số loại thuốc chống chỉ định dùng trong bữa ăn hoặc sử dụng cùng lúc với những loại thức ăn nhất định, vì có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Rượu, bia và thuốc lá cũng có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe về việc uống thuốc cùng thức ăn và rượu bia.

Trên đây là những thông tin được truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp về chlorhexidine và những lưu ý khi sử dụng chất này. Hi vọng chúng hữu ích với bạn!

Nguồn: hellobacsi.com

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *