Cho bé uống sữa không đường, tại sao không?

Cho bé uống sữa không đường, tại sao không?

Nhiều mẹ tin rằng uống sữa có đường mới giúp bé tăng cân, mới cung cấp đủ năng lượng cho bé vận động, vì thế luôn ưu tiên chọn sữa có đường thay vì sữa không đường cho bé. Thế sữa không đường không tốt cho bé bằng loại có đường? Xem nào…

Sữa có đường cung cấp nhiều hơn năng lượng và chất béo cho bé?

Cho bé uống sữa không đường, tại sao không?Sữa có đường cung cấp nhiều hơn năng lượng và chất béo cho bé?

Sữa có đường được thêm vào 1 lượng đường nhất định để giúp sữa ngọt hơn, dễ uống hơn, đặc biệt tạo sự thích thú hơn cho các bé, vì trẻ thường luôn ưa ngọt.

Lượng đường thêm vào sữa ngoài tăng vị ngọt, còn cung cấp thêm 1 lượng năng lượng đáng kể cho bé. Và đây là mấu chốt để các mẹ tin rằng nó sẽ giúp bé tăng cân tốt hơn và năng động hơn.

Thực tế lượng dung nạp chất ngọt, đường của các bé là rất lớn từ nhiều loại thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn dặm hàng ngày, trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa…

Trên cơ bản, thường bé nhận từ đủ đến dư thừa lượng đường cần thiết theo độ tuổi, nên không cần thiết mẹ phải cho bé dùng sữa có đường để tăng cường năng lượng. Và nên biết, bản thân sữa không cần thêm đường đã có lượng đường tự nhiên nhất định tạo nên vị ngọt nhạt đặc trưng.

Việc uống sữa có đường vì thế không chỉ không cần thiết, mà nó còn góp phần tăng lượng đường dung nạp, tăng lượng năng lượng rỗng, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe vận động và phát triển của trẻ.

Cơ thể bé như thế nào nếu dung nạp quá nhiều đường?

Trẻ mắc nhiều nguy cơ sức khỏe khi dung nạp quá nhiều đường

– Thiếu kiểm soát về hành vi: Lượng đường lớn chuyển vào máu quá nhanh khiến bé bị phấn khích, cần vận động nhiều hơn để tiêu hao phần năng lượng đó. Nhưng sau khi tiêu hao hết cơ thể lại mệt mỏi và lại cần thêm đường. Nó giống như chất gây nghiện, và cũng như người lớn, cơ thể bé có thể bị stress khi dung nạp quá nhiều.

– Nguy cơ béo phì: Cơ thể trẻ cũng tích trữ lượng calo dư thừa dưới dạng mỡ. Đường cung cấp nguồn năng lượng rỗng, ăn uống quá nhiều đường là nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ béo phì do thừa quá nhiều calo ở trẻ.

– Nguy cơ tiểu đường: Không chỉ người trưởng thành, cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi ăn uống ngọt, đường hấp thụ vào máu rất nhanh, khiến đường huyết tăng và giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết. Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ khiến tụy suy giảm chức năng, và bệnh tiểu đường có thể xuất hiện.

Đường vì thế không chỉ gây béo phì, gây tress, mà còn cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể.

Nên ưu tiên chọn sữa không đường cho bé?

Sữa không đường sẽ là lựa chọn thông minh cho bé

Hẳn nếu bố mẹ ý thức được những tác hại của việc dung nạp quá nhiều đường cho cơ thể bé, thì việc điều tiết nó là cần thiết, để tạo cho bé thói quen, nếp ăn uống lành mạnh hơn, trong đó sữa không đường là 1 lựa chọn.

Ngay từ sơ sinh, trẻ đã làm quen với loại sữa ít ngọt, vị ngọt nhạt tự nhiên đó là sữa mẹ. Vì vậy, giai đoạn chuyển đổi giữa sữa mẹ với sữa công thức, sữa tươi, bé được làm quen với sữa không đường là hoàn toàn dễ dàng, dễ tiếp nhận.

Việc ba mẹ cho bé tiếp cận sớm với sữa thêm đường, trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy thích thú hơn, và có thái độ không hài lòng với sữa mẹ, thậm chí là từ chối sữa mẹ.

Bé đã làm quen với sữa có đường cũng rất khó để chuyển sang dùng sữa không đường, sữa ít ngọt. Trong khi sữa mẹ, và các loại sữa không thêm đường cho bé khả năng hấp thụ rất tốt, nhờ tác dụng hoạt hóa chức năng ruột.

Bé uống sữa không đường, nhất là với các bé có thói quen uống sữa vào ban đêm, cũng giảm hẳn được nguy cơ sâu răng do đường giữ lại trong vòm miệng.

Tập cho bé làm quen với sữa không đường ngay từ ban đầu sẽ giúp bé làm quen tốt hơn với chế độ ăn uống ít ngọt. Nó rất tốt cho sức khỏe và thói quen sống cả về hiện tại và lâu dài của bé.

Tham khảo: Thùng 48 bịch sữa dinh dưỡng không đường Vinamilk A&D3 220ml

Vì sức khỏe và tương lai của các bé, thiết nghĩ ba mẹ nên thành lập tư tưởng hạn chế cho bé dùng các thực phẩm quá nhiều đường hay được bổ sung đường.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *